Vay vốn doanh nghiệp không thế chấp là giải pháp tài chính tối ưu giúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn mà không cần tài sản đảm bảo. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về vay không thế chấp doanh nghiệp và giải đáp một số câu hỏi thường gặp về hình thức vay này.

1. Thông tin cơ bản về vay vốn doanh nghiệp không thế chấp

1.1. Định nghĩa vay doanh nghiệp không thế chấp

Vay doanh nghiệp không thế chấp được hiểu là hình thức vay tín chấp, không yêu cầu tài sản đảm bảo. Thay vào đó, khoản vay được ngân hàng và các tổ chức tín dụng cấp dựa trên uy tín và năng lực tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố được xem xét gồm lịch sử tín dụng, doanh thu, lợi nhuận và khả năng thanh toán của doanh nghiệp để quyết định phê duyệt khoản vay.

Hình thức vay này cho phép doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn lưu động mà không cần thế chấp tài sản, sử dụng khoản vay cho các hoạt động kinh doanh như mở rộng sản xuất, chi trả chi phí vận hành, thanh toán tiền lương, hàng hoá…

1.2. Đặc điểm của vay không thế chấp

Vay tín chấp doanh nghiệp là giải pháp tín dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều doanh nghiệp với các ưu điểm:

  • Không yêu cầu tài sản đảm bảo: Vay tín chấp giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài sản thế chấp hạn chế tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn kinh doanh.
  • Thủ tục vay đơn giản: Quy trình vay vốn được tối ưu hóa, tiết kiệm thời gian.
  • Thời gian vay linh hoạt: Doanh nghiệp có thể lựa chọn thời gian vay phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.
  • Thời gian duyệt vay nhanh chóng: Thời gian phê duyệt hồ sơ vay nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời.

Vay tín chấp với nhiều ưu điểm vượt trội phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Vay tín chấp với nhiều ưu điểm vượt trội phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Với các đặc điểm trên, vay vốn doanh nghiệp không thế chấp phù hợp với doanh nghiệp gặp hạn chế về tài sản bảo đảm, có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động cho các hoạt động kinh doanh hằng ngày.

1.3. Lợi ích với doanh nghiệp khi vay không thế chấp

Giải pháp vay tín chấp giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn linh hoạt mà không cần tài sản đảm bảo. Đồng thời, gói vay này hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các nhu cầu tài chính ngắn hạn và mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn trong tương lai cho doanh nghiệp.

  • Tăng cường khả năng tiếp cận vốn mà không cần tài sản bảo đảm: Vay tín chấp doanh nghiệp mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay đa dạng cho doanh nghiệp mà không cần tài sản thế chấp.
  • Giải quyết nhu cầu tài chính ngắn hạn: Vay tín chấp doanh nghiệp là giải pháp tối ưu cho nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng khoản vay để thanh toán hóa đơn, lương nhân viên, mua nguyên vật liệu... với thủ tục vay vốn đơn giản và thời gian giải ngân nhanh chóng.
  • Xây dựng uy tín tín dụng tốt cho doanh nghiệp: Thực hiện thanh toán khoản vay tín chấp doanh nghiệp đầy đủ và đúng hạn góp phần xây dựng uy tín tín dụng tốt cho doanh nghiệp. Theo đó, uy tín tín dụng tốt giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay khác trong tương lai với lãi suất ưu đãi hơn.

Nhờ những ưu điểm này, vay tín chấp là lựa chọn phù hợp với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua các khó khăn tài chính ngắn hạn.

2. Điều kiện vay không thế chấp doanh nghiệp

Theo Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau để vay vốn:

  • Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật
  • Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, chính đáng, minh bạch
  • Có phương án sử dụng vốn khả thi, thực tế
  • Có khả năng tài chính để trả nợ

Đây là những điều kiện vay cơ bản, được pháp luật quy định khi doanh nghiệp thực hiện vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng sẽ có các điều kiện riêng mà doanh nghiệp cần chú ý trước khi tiếp cận nguồn vốn vay.

Doanh nghiệp nên khảo sát đầy đủ điều kiện vay vốn tại các ngân hàng trước khi tiến hành quá trình vay.

Doanh nghiệp nên khảo sát đầy đủ điều kiện vay vốn tại các ngân hàng trước khi tiến hành quá trình vay.

Ngoài điều kiện vay, doanh nghiệp cần chú ý những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín chấp như:

  • Lịch sử tín dụng: Ngân hàng sử dụng điểm tín dụng (CIC) - một chỉ số đo lường độ uy tín và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần duy trì lịch sử tín dụng tốt, tránh nợ xấu, nợ quá hạn hoặc các vấn đề tài chính nghiêm trọng để không ảnh hưởng đến khả năng vay vốn.
  • Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Đây là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Ngân hàng dựa vào báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh để phân tích và đánh giá sức khỏe tài chính và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
  • Mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp: Để có mức độ uy tín cao với ngân hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ. Ngoài ra, doanh nghiệp nên tập trung các hoạt động giao dịch tại một ngân hàng để tạo sự uy tín tốt tại ngân hàng, từ đó tăng khả năng được duyệt khoản vay theo yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Mục đích sử dụng vốn vay: Doanh nghiệp nên có kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay rõ ràng bởi đây là một hình thức đảm bảo rằng số tiền vay sẽ được sử dụng hiệu quả. Ngoài ra, ngân hàng còn đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp dựa trên kế hoạch này. Một kế hoạch sử dụng vốn chi tiết, minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khoản vay hơn.

3. Thủ tục vay không thế chấp

Khi vay tín chấp, nhiều khách hàng gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và theo dõi quy trình vay vốn. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về thủ tục khi vay tín chấp tại Techcombank để doanh nghiệp tham khảo.

3.1. Hồ sơ vay không thế chấp

Theo Điều 9 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng, bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ hoạt động và hồ sơ vay vốn.

Cụ thể, hồ sơ vay không thế chấp dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank bao gồm:

  • Giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty
  • Báo cáo tài chính năm gần nhất
  • Nghị quyết/Biên bản họp/Quyết định của cấp có thẩm quyền của công ty thông qua khoản vay
  • Chứng thư bảo lãnh cá nhân của chủ doanh nghiệp (nếu cần)
  • Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay tín chấp theo quy định ngân hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tăng khả năng xét duyệt.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay tín chấp theo quy định ngân hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tăng khả năng xét duyệt.

3.2. Quy trình vay

Quy trình thẩm định khoản vay thường bao gồm 3 bước:

  • Bước 1: Ngân hàng khảo sát thực địa và thu thập hồ sơ khách hàng theo danh mục hồ sơ chuẩn đã được tối giản. Dựa trên các thông tin này, ngân hàng sẽ đề xuất cấp tín dụng dựa trên các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng và chính sách tín dụng của tổ chức tín dụng.
  • Bước 2: Cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá khách hàng dựa trên bộ tiêu chí định sẵn, đồng thời xác định nhu cầu vốn vay và thiết lập hạn mức tín dụng phù hợp cho khách hàng theo quy định của ngân hàng.
  • Bước 3: Ngân hàng phê duyệt tín dụng, hoàn thiện quy trình vay vốn cho doanh nghiệp.

Tương tự như những ngân hàng khác, khi vay vốn tại Techcombank, hồ sơ vay của doanh nghiệp được thẩm định khách quan. Hiện nay, Techcombank hướng tới giải pháp tín dụng tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy các sản phẩm vay tại Techcombank đa dạng, phù hợp với nhiều doanh nghiệp như:

  • BusinessOne Credit Plus: Đây là giải pháp có sản phẩm vay tín chấp doanh nghiệp với hạn mức tín chấp lên tới 10 tỷ VND cùng lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng của Techcombank. Giải pháp này giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ được đáp ứng nhu cầu vốn lưu động mà không phải thực hiện quy trình vay phức tạp, cung cấp nhiều tiện ích hấp dẫn khác để doanh nghiệp đảm bảo hoạt động kinh doanh.
  • MISA Lending: Giải pháp cung cấp nhiều sản phẩm vay đa dạng, trong đó có vay tín chấp phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sử dụng các sản phẩm của MISA. Giải pháp này có hạn mức tín dụng không thế chấp lên đến 10 tỷ VND với lãi suất chỉ từ 8%/năm (*), tự động cấp hạn mức phê duyệt trong 5 phút ngay trên các phần mềm MISA.

(*) Thông tin cập nhật đến ngày 24/07/2024.

(**) Thay đổi theo từng thời kỳ và điều kiện, điều khoản của Techcombank.

Giải pháp MISA Lending giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vay vốn, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Giải pháp MISA Lending giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vay vốn, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

4. Các câu hỏi thường gặp khi vay doanh nghiệp không thế chấp

Lãi suất vay không thế chấp tại Techcombank là bao nhiêu?

Techcombank cung cấp nhiều giải pháp vay doanh nghiệp, trong đó có các sản phẩm vay không thế chấp, với mức lãi suất linh hoạt, ưu đãi, phù hợp với từng mục đích vay cụ thể.

Bên cạnh đó, Techcombank thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi như giảm lãi suất, hỗ trợ phí, dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp. Các chương trình này được triển khai nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khách hàng vui lòng liên hệ với chuyên viên tư vấn hoặc chi nhánh Techcombank trên toàn quốc để biết thêm thông tin mới nhất về lãi suất các gói vay tại Techcombank.

Doanh nghiệp mới thành lập có thể vay vốn không thế chấp không?

Techcombank có các giải pháp vay không thế chấp cho doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cần đáp ứng một số điều kiện nhất định, bao gồm:

  • Đảm bảo các điều kiện về doanh nghiệp theo quy định ngân hàng
  • Thời gian hoạt động kinh doanh tối thiểu 2 năm

Các doanh nghiệp mới thành lập trước hết có thể thực hiện các giao dịch qua Techcombank. Việc này giúp ngân hàng đánh giá được năng lực tài chính và doanh nghiệp xây dựng lịch sử tín dụng tốt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhận được các chương trình ưu đãi và sản phẩm vay cạnh tranh khi trở thành khách hàng tại Techcombank.

Lưu ý cho doanh nghiệp khi vay không thế chấp để tăng khả năng phê duyệt khoản vay?

Để gia tăng cơ hội được ngân hàng phê duyệt khoản vay tín chấp, doanh nghiệp nên:

  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác theo quy định từng ngân hàng
  • Chứng minh năng lực tài chính vững mạnh bằng các tài liệu như báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh… chi tiết, minh bạch
  • Có hệ thống kế toán và kê khai thuế rõ ràng
  • Tìm hiểu và lựa chọn tổ chức tín dụng uy tín, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp

Ngoài ra, doanh nghiệp nên giao dịch chính với một ngân hàng để duy trì lịch sử giao dịch tốt, duy trì được dòng tiền ra vào tài khoản của doanh nghiệp, đồng thời, tăng khả năng xét duyệt vay vốn tại ngân hàng đó.

Vay doanh nghiệp không thế chấp là giải pháp tài chính tối ưu được nhiều doanh nghiệp quan tâm, giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán thiếu hụt vốn kinh doanh mà không cần tài sản đảm bảo. Để vay tín chấp thành công, việc nắm vững các thông tin cơ bản như hồ sơ, điều kiện vay, thủ tục vay… là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp lựa chọn được sản phẩm phù hợp và tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn không thế chấp tại ngân hàng.

Nếu đang sử dụng các phần mềm, giải pháp của MISA, bạn có thể tìm hiểu thông tin các gói vay Techcombank ngay trên những nền tảng này. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể truy cập nền tảng Ngân hàng số dành cho doanh nghiệp Techcombank Business để tham khảo các gói vay phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

  • Chuyên viên Quản lý khách hàng doanh nghiệp
  • Hệ thống chi nhánh/phòng giao dịch Techcombank trên toàn quốc
  • Trung tâm Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp (hotline 24/7): 1800 6556 (trong nước) hoặc +84 24 73036556 (quốc tế)
  • Email: hotrodoanhnghiep@techcombank.com.vn

 

Mở tài khoản Techcombank online

để khám phá các giải pháp vay ngay