Vay vốn ngân hàng là giải pháp tài chính phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển. Để đảm bảo hồ sơ vay vốn được xét duyệt nhanh chóng và thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ, chính xác các giấy tờ theo quy định của ngân hàng. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp gồm những gì cùng những lưu ý quan trọng khi chuẩn bị.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.
|
1. Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp gồm những gì?
Điều 9 Thông tư 39/2016/TT-NHNN Ngân hàng Nhà nước quy định, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ vay tại tổ chức tín dụng, bao gồm các tài liệu chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn. Các tài liệu này bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ hoạt động, hồ sơ tài sản và hồ sơ vay vốn.
1.1. Hồ sơ pháp lý
Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm: Hồ sơ pháp nhân (là những giấy tờ xác thực thông tin pháp lý của doanh nghiệp) và giấy tờ pháp lý của cá nhân đại diện cho doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp cần cung cấp các tài liệu sau:
- Giấy phép thành lập công ty/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đầu tư
- Điều lệ công ty
- CCCD/CMND, hộ chiếu, hộ khẩu của người đại diện pháp luật
- Chứng thư bảo lãnh cá nhân của chủ doanh nghiệp (nếu cần)
1.2. Hồ sơ tài chính
Hồ sơ tài chính là căn cứ để ngân hàng đánh giá khả năng chi trả khoản vay của doanh nghiệp. Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
- Báo cáo tài chính năm gần nhất, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Tờ khai thuế năm gần nhất
- Hợp đồng mua bán
- Sổ sách kế toán như sổ chi tiết công nợ phải thu – phải trả, sổ chi tiết hàng tồn kho...
1.3. Hồ sơ tài sản
Hồ sơ tài sản cần chuẩn bị khi doanh nghiệp vay thế chấp bao gồm:
- Bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng.
- Xe ô tô, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa: Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu và giá trị như đăng ký xe, hoá đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng mua bán…
- Tài sản khác: Chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, và các tài sản tài chính khác có giá trị tương đương.
1.4. Hồ sơ vay vốn
Hồ sơ vay vốn bao gồm các giấy tờ liên quan trực tiếp đến việc xin vay vốn, bao gồm:
- Nghị quyết/Biên bản họp/Quyết định của cấp có thẩm quyền của công ty thông qua khoản vay
- Kế hoạch kinh doanh và sử dụng vốn
- Đơn đề nghị cấp tín dụng theo mẫu của ngân hàng
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết để được xét duyệt vay vốn.
2. Những lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tìm hiểu các thông tin cũng như chuẩn bị kỹ hồ sơ sẽ giúp tăng cơ hội vay vốn thành công. Trong quá trình làm hồ sơ, khách hàng cần lưu ý một số điều sau:
- Hồ sơ pháp lý và tài chính đầy đủ, minh bạch: Doanh nghiệp cần đảm bảo các giấy tờ pháp lý và tài chính rõ ràng, chi tiết, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và yêu cầu của ngân hàng.
- Hoạt động kinh doanh ổn định, hiệu quả: Doanh nghiệp nên duy trì lịch sử tín dụng tốt, tránh nợ xấu và đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản vay đến hạn và quá hạn. Điều này giúp khách hàng dễ dàng đáp ứng các quy định tín dụng của ngân hàng và tăng khả năng duyệt vay. Ngoài ra, doanh nghiệp nên tập trung các hoạt động giao dịch tại một ngân hàng để tạo lịch sử tín dụng tốt tại ngân hàng đó, từ đó tăng khả năng được duyệt khoản vay theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Kế hoạch vay vốn rõ ràng, cụ thể: Kế hoạch kinh doanh và sử dụng vốn rõ ràng và chi tiết giúp tăng khả năng được phê duyệt khoản vay cho doanh nghiệp. Kế hoạch này nên bao gồm mục đích sử dụng vốn, phương án kinh doanh và kế hoạch trả nợ. Doanh nghiệp cần bám sát bản kế hoạch này để thanh toán nợ đúng hạn, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá tín dụng.
- Tiếp cận các nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng uy tín: Doanh nghiệp nên ưu tiên vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Đây là tổ chức có mức độ uy tín cao, triển khai đa dạng gói vay và có mức lãi suất cạnh tranh, đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Để xác định mức độ uy tín của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cần xem xét các đặc điểm như: thời gian hoạt động trên thị trường tài chính, hệ thống mạng lưới chi nhánh, điều kiện khoản vay, hình thức trả nợ, mức lãi suất...
Doanh nghiệp cần nắm rõ các lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ nhằm tăng khả năng được duyệt vay.
3. Quy trình xét duyệt vay vốn
Quy trình thẩm định xét duyệt vay vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thường bao gồm ba bước chính:
- Bước 1: Ngân hàng khảo sát thực địa và thu thập hồ sơ khách hàng theo danh mục hồ sơ chuẩn đã được tối giản. Cụ thể, nhân viên sẽ đặt các câu hỏi liên quan về thời gian vay, mục đích vay của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo (trong trường hợp vay thế chấp)...
- Bước 2: Ngân hàng căn cứ vào kết quả khảo sát để đánh giá mức độ phù hợp của các khoản vay với doanh nghiệp, tư vấn và hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ cho gói vay đó.
- Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ thẩm định tiến hành quá trình phê duyệt tín dụng, đánh giá khách hàng theo bộ tiêu chí định sẵn của ngân hàng.
Về tiêu chí thẩm định hồ sơ vay vốn, mỗi ngân hàng có một bộ tiêu chí riêng. Bộ tiêu chí này thường bao gồm:
- Lịch sử tín dụng: Khi xét duyệt khoản vay, ngân hàng sẽ đánh giá lịch sử điểm tín dụng (CIC) - chỉ số đánh giá độ uy tín và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có nợ xấu hoặc nợ quá hạn khiến điểm tín dụng thấp sẽ khó tiếp cận được khoản vay. Ngược lại, doanh nghiệp với điểm lịch sử tín dụng cao có khả năng vay vốn dễ dàng hơn.
- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp: Căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kế hoạch sử dụng vốn tương lai, ngân hàng phân tích về khả năng tài chính để trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp. Đây là tiêu chí quan trọng để tổ chức tín dụng phê duyệt khoản vay nhằm tránh rủi ro.
- Tiêu chí tài chính: Căn cứ vào hồ sơ tài chính như báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh, ngân hàng đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, ngân hàng tiến hành xem xét doanh thu, lợi nhuận, và các chỉ số tài chính quan trọng khác.
Quy trình xét duyệt và tiêu chí thẩm định hồ sơ vay vốn có sự khác biệt giữa các ngân hàng.
Tại Techcombank, ngân hàng có các tiêu chí được định sẵn và hoạt động thẩm định rõ ràng để các bên cùng theo dõi và có cách hiểu đồng nhất khi đánh giá khách hàng, đảm bảo tính khách quan khi thẩm định bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp.
Ngoài ra, Techcombank đã triển khai nhiều sản phẩm tín dụng hấp dẫn, được thiết kế để phù hợp với từng doanh nghiệp nhằm mang tới giải pháp toàn diện về vốn, lãi suất và thủ tục vay vốn cho doanh nghiệp với các ưu điểm:
- Hồ sơ đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng: Danh mục hồ sơ doanh nghiệp cần cung cấp đơn giản, phê duyệt chỉ trong 3 ngày làm việc kể từ khi đủ hồ sơ.
- Quy trình giải ngân nhanh chóng: Phát hành bảo lãnh online tiện lợi qua nền tảng ngân hàng số Techcombank Business, doanh nghiệp không cần trực tiếp đến ngân hàng.
- Hạn mức tín dụng cao: Lên đến 50 tỷ VND, trong đó hạn mức tín chấp lên đến 10 tỷ.
- Lãi suất ưu đãi: Techcombank cung cấp đa dạng các gói vay với mức lãi suất cạnh tranh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp và các quy trình xét duyệt của ngân hàng. Để vay vốn thành công, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ và nắm rõ các lưu ý trong quá trình làm hồ sơ vay vốn. Đặc biệt, việc lựa chọn một tổ chức tín dụng uy tín, chuyên nghiệp như Techcombank với các sản phẩm vay phù hợp sẽ mang lại giải pháp tài chính tối ưu cho doanh nghiệp.
Nếu đang sử dụng các phần mềm, giải pháp của MISA, bạn có thể tìm hiểu thông tin các gói vay Techcombank ngay trên những nền tảng này. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể truy cập nền tảng Ngân hàng số dành cho doanh nghiệp Techcombank Business để tham khảo các gói vay phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây: