Chữ ký số giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng chữ ký số trên thực tế vẫn còn gặp phải một số thách thức. Chi tiết xem tại đây!
Trong thời đại chuyển đổi số mạnh mẽ, sự xuất hiện của chữ ký số như một hướng đi mới giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng chữ ký số trên thực tế vẫn còn gặp phải một số thách thức cần khắc phục để nâng cao phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra thông qua quá trình mã hóa thông tin và dữ liệu bằng hệ thống mật mã, thường được sử dụng để xác thực thông tin trong các giao dịch điện tử. Kể từ 2005, chữ ký số bắt đầu được sử dụng trong các giao dịch dân sự khi Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực thi hành. Chữ ký số ngày càng phổ biến trong các hoạt động liên quan đến tài chính, ngân hàng khi được các doanh nghiệp cũng như cá nhân lựa chọn sử dụng.
Có giá trị tương đương chữ ký tay, chữ ký số cá nhân được áp dụng với các loại giao dịch như giao dịch trực tuyến bao gồm: Chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mở tài khoản; ký kết các hợp đồng, tài liệu tài chính điện tử như hợp đồng mua bán, hợp đồng vay vốn, hợp đồng bảo hiểm; thực hiện các giao dịch chứng khoán trực tuyến như mua bán cổ phiếu, trái phiếu...
Chữ ký số có vai trò quan trọng trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng bởi sở hữu tính bảo mật cao hơn các phương thức xác thực khác như mật khẩu hay mã OTP. Trên thực tế, khách hàng thường sử dụng hình thức xác thực phổ biến như mật khẩu hay mã OTP. Tuy nhiên các hình thức này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như khả năng bị đánh cắp bởi kẻ xấu hay lộ thông tin trong quá trình sử dụng
Chữ ký số có vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính bảo mật cho các giao dịch điện tử của khách hàng (Ảnh sưu tầm).
Tại buổi khai mạc hội thảo “Vai trò của chữ ký số cá nhân trong các giao dịch thanh toán điện tử” vào ngày 17/10/2023, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đã đánh giá rất cao việc áp dụng phương thức chữ ký số trong các hoạt động của ngân hàng. Ông cho rằng, chữ ký số là một trong những phương án giải quyết vấn đề rủi ro an ninh trong các giao dịch điện tử của ngân hàng.
Ngoài ra theo ông Nguyễn Huy Dũng, chữ ký số còn là một giải pháp hiệu quả giúp ngân hàng giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hoạt động như gian lận, rửa tiền. Đây cũng là phương thức mang lại những lợi ích thiết thực cho ngân hàng, giảm thiểu chi phí đầu tư, tăng cường uy tín, xây dựng hình ảnh hiện đại và tin cậy cho khách hàng.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi hơn khi xử lý các vấn đề pháp lý về chữ ký số cá nhân trong giao dịch ngân hàng, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch Điện tử 2023 tại Kỳ họp thứ 5 ngày 20/06/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024. Điều luật trên đã chỉ ra nhiều nội dung pháp lý quan trọng về chữ ký số, đồng thời, các cơ quan lãnh đạo cũng xác định thêm một số thách thức khi phát triển và áp dụng chữ ký số trong hoạt động ngân hàng hiện nay.
Toàn cảnh hội thảo “Vai trò của chữ ký số cá nhân trong các giao dịch thanh toán điện tử” (Ảnh sưu tầm).
Mặc dù chữ ký số đóng vai trò quan trọng nhưng vẫn còn gặp một số rào cản trong việc triển khai với khách hàng cá nhân. Theo chuyên gia kinh tế nhận xét, chữ ký số chưa được khách hàng cá nhân tiếp cận rộng rãi và gặp một số vấn đề về chi phí, sự tiện lợi và tin tưởng. Ngoài ra, tệp khách hàng này vẫn còn e ngại các vấn đề pháp lý liên quan khi sử dụng chữ ký số để thực hiện giao dịch, nhất là khi xảy ra tranh chấp. Do đó, việc làm quen và phổ biến chữ ký số cho khách hàng cá nhân còn gặp nhiều khó khăn.
Về phía ngân hàng, chi phí cho chữ ký số cá nhân chưa được tối ưu nên yêu cầu ngân hàng cần đầu tư khoản chi phí khá lớn để xây dựng hệ thống và triển khai hạ tầng cho các nền tảng. Vì vậy, chi phí để phát triển chữ ký số là một điểm vướng mắc mà các ngân hàng cần có biện pháp khắc phục và cải thiện.
Tuy nhiên, vẫn có những tín hiệu tích cực từ nhiều địa bàn trên cả nước cũng như cơ quan ban ngành để thúc đẩy chữ ký số. Tại một số tỉnh thành như Đắk Lắk, các ban ngành liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, bố trí nhân lực hỗ trợ cung cấp chữ ký số miễn phí và hướng dẫn người dân dùng chữ ký số cho người dân từ ngày 26/10/2023.
Đắk Lắk tổ chức hội nghị “Tuyên truyền về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số năm 2023” (Ảnh sưu tầm).
Ngoài ra tại tỉnh Quảng Ninh, các sở/ban ngành cũng rất tích cực trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp chữ ký số cá nhân cho công dân, thực hiện cấp phát hơn 1.000 chữ ký số cá nhân để tiến hành các giao dịch trên mạng như giao dịch ngân hàng, kê khai thuế, ký xuất hóa đơn điện tử…
Đồng thời, cơ quan ban ngành cũng đề xuất ngân hàng cùng nâng cao việc triển khai quy trình để thúc đẩy áp dụng sử dụng chữ ký số vào các hoạt động giao dịch. Cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn không ngừng tác động sâu rộng tới các đơn vị ngân hàng, một trong số đó là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Techcombank.
Với vai trò tiên phong trong hành trình số hóa, Techcombank luôn tích cực xây dựng và phát triển nền tảng thanh toán số nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng cá nhân. Techcombank đã và đang tăng tốc đầu tư mạnh vào ba trụ cột, bao gồm Số hóa, Dữ liệu, Nhân tài trong chiến lược 5 năm giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, việc ứng dụng chữ ký số của hoạt động Số hóa của ngân hàng Techcombank dành cho khách hàng cá nhân đang được triển khai nhanh chóng và mạnh mẽ.
Techcombank đã sử dụng chữ ký số cho các văn bản điện tử có mẫu cố định như: Các biểu mẫu đăng ký, thay đổi dịch vụ nội bộ; yêu cầu đổi mật khẩu, thay đổi thông tin người dùng... nhằm nâng cao vấn đề bảo mật thông tin và dữ liệu giao dịch cho khách hàng cá nhân. Với hệ thống bảo mật chuyên nghiệp, Techcombank giúp khách hàng yên tâm giao dịch và quản lý tài chính trong một môi trường an toàn, uy tín.
Có thể thấy, chữ ký số là một giải pháp có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hoạt động ngân hàng về tính bảo mật và hiệu quả quản lý. Trong tương lai, chữ ký số sẽ trở thành một công cụ được ứng dụng rộng rãi hơn, do đó, các đơn vị ngân hàng tại Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số trong các hoạt động của mình để nâng cao hiệu quả, tăng cường bảo mật và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Để tìm hiểu thêm thông tin về chữ ký số, vui lòng liên hệ chuyên viên tư vấn của Techcombank theo 3 kênh thông tin sau:
- Trong nước: 1800 588 822 (KHCN) - 1800 6556 (KHDN)
- Quốc tế: +84 24 3944 6699 (KHCN) - +84 24 7303 6556 (KHDN)