Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF)
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và tài chính Techcom (TCFIN)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcom (TCSME)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom (TCRES)
Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt Techcom (TCFF)
Tỷ lệ khách hàng sử dụng chữ ký số tại ngân hàng còn thấp là do một số khó khăn về mặt chi phí trong công tác triển khai. Vấn đề này đang được cải thiện tích cực như thế nào?
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng thương mại chỉ ghi nhận 5% tổng số khách hàng giao dịch đang dùng chữ ký số. Đây là một tỷ lệ thấp so với kỳ vọng và Nhà nước đã có những hành động bổ sung chính sách nhằm cải thiện vấn đề này trong tương lai.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử, cho phép mã hóa thông tin, dữ liệu bằng hệ thống mật mã không đối xứng. Chữ ký số có vai trò tương đương chữ ký tay và được sử dụng thay thế cho chữ ký tay trên các loại văn bản, tài liệu số hay các giao dịch điện tử.
Chữ ký số được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng để ký kết và xác thực hợp đồng điện tử, ký số hóa đơn điện tử, xác minh danh tính khách hàng, mở tài khoản ngân hàng mới… nhờ sự tiện lợi và bảo mật cao.
Tại các quốc gia khác trên thế giới, chữ ký số được công nhận về mặt pháp lý và sử dụng rộng rãi trong các giao dịch ngân hàng. Ví dụ, ở Mỹ, chữ ký số được coi là có tính pháp lý theo Đạo luật Chữ ký điện tử toàn cầu và quốc gia (E-Sign) và Đạo luật Giao dịch Điện tử Đồng nhất (UETA). Tại các nước thuộc Liên minh châu Âu, luật chữ ký điện tử eIDAS cung cấp khung pháp lý cho việc xác thực điện tử và các dịch vụ tin cậy cho các giao dịch điện tử.
Nhìn chung, Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đều đề cao những lợi ích to lớn của chữ ký số đối với ngành ngân hàng. Khách hàng sử dụng chữ ký số hạn chế khả năng bị giả mạo, đảm bảo tính bảo mật của thông tin và các giao dịch như thanh toán, chuyển tiền… Chữ ký số giúp các ngân hàng quản lý chứng từ, truyền tải dữ liệu quan trọng như thông tin khách hàng, thông tin giao dịch… một cách an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, áp dụng chữ ký số còn giúp các ngân hàng giảm thiểu chi phí đầu tư mở rộng dịch vụ, xây dựng hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp, đáng tin cậy trong mắt khách hàng.
>>> Tìm hiểu thêm: Chữ ký số - Hướng đi nâng cao hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.
Chữ ký số giúp đảm bảo tính chính xác, toàn vẹn của thông tin, hạn chế khả năng giả mạo và giúp truyền tải thông tin một cách an toàn, hiệu quả.
Mặc dù chữ ký số được đánh giá là yếu tố quan trọng trong việc xác thực thông tin/giao dịch, nhưng tại Việt Nam, chữ ký số mới được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch nội bộ ngân hàng hoặc giao dịch của các doanh nghiệp mà chưa áp dụng rộng rãi với khách hàng cá nhân - đối tượng chiếm đa số trong các giao dịch ngân hàng.
Trong Hội thảo chuyên đề “Vai trò của chữ ký số cá nhân trong các giao dịch thanh toán điện tử” diễn ra vào 17/10/2023, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng cho biết số lượng khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng sử dụng chữ ký số chỉ chiếm khoảng 5%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Nguyên nhân của vấn đề này trước tiên là do chi phí mua chữ ký số còn khá lớn, dẫn đến sự e ngại của nhiều khách hàng khi cảm thấy chưa quen với chữ ký số và lo lắng về giá trị pháp lý hay khả năng xảy ra tranh chấp.
Về phía ngân hàng, chi phí đầu tư hạ tầng tích hợp nền tảng chữ ký số cũng là một vấn đề nan giải. Do đó, nhiều ngân hàng chỉ mua chữ ký số cho cán bộ nhân viên sử dụng trong các giao dịch nội bộ và giao dịch doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng không đảm bảo sẽ dẫn đến tắc nghẽn hệ thống, làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, nhất là khi số lượng giao dịch trong ngân hàng tăng cao.
Không chỉ từ phía người dùng và ngân hàng, số lượng khách hàng sử dụng chữ ký số thấp còn xuất phát từ hệ thống hạ tầng của các đơn vị cung cấp chữ ký chưa đảm bảo, dẫn đến việc tiếp cận và sử dụng chữ ký số của khách hàng trở nên khó khăn. Vấn đề này cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng chữ ký số trong tương lai.
Lượng khách hàng sử dụng còn thấp là do những khó khăn trong việc triển khai chữ ký số.
Ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng: “Chữ ký số là một yếu tố cơ bản để hình thành công dân số và xã hội số”. Từ đó một lần nữa khẳng định tính tất yếu của chữ ký số, đặc biệt là đối với lĩnh vực ngân hàng trong việc phục vụ xác thực các giao dịch điện tử.
Tầm quan trọng của chữ ký số còn được thể hiện thông qua Luật Giao dịch điện tử sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2024. Luật này thúc đẩy sử dụng chữ ký số cá nhân trong các giao dịch thanh toán điện tử, hướng đến mục tiêu mỗi người dân có một chữ ký số. Điều này giúp tăng cường giá trị pháp lý của chữ ký số, từ đó xây dựng sự tin tưởng và an toàn trong các giao dịch trực tuyến.
Với sự cải thiện trong Luật Giao dịch điện tử, các cơ quan ban ngành mong muốn phổ cập chữ ký số cá nhân cho người dân một cách an toàn, thuận tiện với mục tiêu chuyển đổi số và phát triển kinh tế số trong tương lai.
Luật Giao dịch điện tử sửa đổi có hiệu lực sẽ góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân với việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch.
Với mong muốn nâng tầm trải nghiệm cho khách hàng, nhiều ngân hàng đã ứng dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử, trong đó phải kể tới Techcombank - một trong những ngân hàng luôn nỗ lực mang đến trải nghiệm công nghệ số cho khách hàng - đã áp dụng chữ ký số cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng thân thiết của ngân hàng. Với mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, Techcombank hứa hẹn sẽ mang đến những giải pháp hữu ích giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng doanh nghiệp, đồng thời gia tăng số lượng khách hàng sử dụng chữ ký số trong tương lai.
Nhìn chung, tỷ lệ sử dụng chữ ký số trong lĩnh vực ngân hàng hiện chỉ đạt mức 5%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Mặc dù nhận thức về tính quan trọng của chữ ký số trong việc bảo mật, xác thực và tiện ích cho giao dịch điện tử, việc áp dụng chưa thực sự phổ biến đối với khách hàng cá nhân. Nhưng với sự hỗ trợ của Luật Giao dịch điện tử sửa đổi có hiệu lực từ 01/07/2024 và nỗ lực của các ngân hàng trong việc mở rộng sử dụng chữ ký số cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, hy vọng sẽ thúc đẩy việc sử dụng chữ ký số tại Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm thông tin về chữ ký số và một số thông tin khác, vui lòng liên hệ chuyên viên tư vấn của Techcombank theo 3 kênh thông tin sau:
- Trong nước: 1800 588 822 (KHCN) - 1800 6556 (KHDN)
- Quốc tế: +84 24 3944 6699 (KHCN) - +84 24 7303 6556 (KHDN)
Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều nhóm khách hàng. Trong tương lai, hình thức thanh toán này dự kiến sẽ tiếp tục phát triển.
Trong bài viết này, cùng khám phá chi tiết 5 xu hướng công nghệ được dự đoán sẽ định hình ngành ngân hàng trong tương lai và tạo ra môi trường cạnh tranh mới.
Thanh toán không dùng tiền mặt dần trở thành xu hướng tất yếu của kinh tế toàn cầu. Bắt kịp xu hướng này, Việt Nam đã có những thành tựu bước đầu được ghi nhận.