Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề về vốn. Vay vốn ngân hàng trở thành một giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp này tiếp cận và mở rộng sản xuất kinh doanh. Bài viết này sẽ giới thiệu một cách tổng quan các hình thức vay vốn ngân hàng phổ biến, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn để lựa chọn hình thức phù hợp nhất.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Các hình thức vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 4 hình thức ngân hàng hỗ trợ vay vốn kinh doanh phổ biến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm: Vay tín chấp, vay thế chấp, vay thấu chi và tái tài trợ. Nắm vững đặc điểm cơ bản của các hình thức vay này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được sản phẩm tín dụng phù hợp nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu vay của mình.

Hình thức vay phổ biến Định nghĩa Đặc điểm
Vay tín chấp Là hình thức vay không yêu cầu tài sản thế chấp.
  • Không yêu cầu tài sản đảm bảo.
  • Lãi suất cao hơn và hạn mức vay thấp hơn so với hình thức vay thế chấp.
Vay thế chấp Là hình thức vay sử dụng tài sản cố định, có giá trị để đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay.
  • Thời gian vay linh hoạt, ngắn hạn hoặc dài hạn.
  • Hạn mức vay phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo và các yếu tố khác.
Vay thấu chi Là hình thức vay trong đó doanh nghiệp có thể chi vượt số dư thực tế trên tài khoản trong thời hạn vay (tối đa 12 tháng) .
  • Đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất như thanh toán tiền hàng, lương nhân viên…
Tái tài trợ Là hình thức chuyển dịch dư nợ từ tổ chức tín dụng này sang tổ chức tín dụng khác để tối ưu lợi ích cho doanh nghiệp.
  • Linh hoạt tài sản đảm bảo.
  • Lãi suất ưu đãi theo thời kỳ.

1.1. Vay tín chấp

Vay tín chấp, còn được gọi là vay doanh nghiệp không thế chấp, là hình thức vay không yêu cầu tài sản đảm bảo. Khoản vay được cấp dựa trên uy tín và năng lực tài chính của doanh nghiệp (được thể hiện qua lịch sử tín dụng, doanh thu, lợi nhuận…).

Vay tín chấp có các đặc điểm sau:

  • Không yêu cầu tài sản đảm bảo: Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ít tài sản cố định.
  • Thủ tục đơn giản, dễ dàng: Tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.
  • Thời hạn vay linh hoạt: Doanh nghiệp được lựa chọn gói vay có thời hạn phù hợp với tình hình tài chính, từ vay bổ sung vốn lưu động đến vay trung dài hạn đều có hình thức vay tín chấp.
  • Thời gian duyệt vay nhanh chóng: Nhờ thủ tục đơn giản, không mất thời gian thẩm định giá trị tài sản đảm bảo nên doanh nghiệp có thể nhận được vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu tài chính cấp bách.
  • Hạn mức vay thấp, lãi suất cao hơn so với vay thế chấp: Đây là đặc điểm doanh nghiệp nên cân nhắc với kế hoạch tài chính của mình để tránh phát sinh chi phí vay không cần thiết và hạn mức vay không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Thấu hiểu nỗi lo về hạn mức và lãi suất vay của khách hàng, Techcombank triển khai hình thức Vay tín chấp thuộc sản phẩm Business One Credit Plus với những tính năng hấp dẫn như:

  • Hạn mức không cần tài sản đảm bảo tối đa lên đến 10 tỷ VND, trong đó hạn mức cho vay không cần tài sản đảm bảo tối đa 5 tỷ VND (với hình thức vay thấu chi, cho vay theo khế ước...) và hạn mức của hình thức bảo lãnh tối đa 5 tỷ VND.
  • Lãi suất ưu đãi, cạnh tranh
  • Quy trình giải ngân nhanh chóng, hoàn toàn online, chỉ trong vòng 2 giờ làm việc
  • Hồ sơ đơn giản, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn

Vay vốn tín chấp được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn vì không yêu cầu cung cấp tài sản đảm bảo.

Vay vốn tín chấp được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn vì không yêu cầu cung cấp tài sản đảm bảo.

1.2. Vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay mà trong đó doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định như bất động sản, phương tiện vận tải. Tài sản này phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp trong suốt thời gian vay.

Dưới đây là các đặc điểm của hình thức vay thế chấp:

  • Hạn mức vay cao: Hạn mức vay thế chấp thường cao hơn so với vay tín chấp, phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo và có thể đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của khách hàng, phù hợp với các doanh nghiệp đang cần nguồn vốn lớn.
  • Lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp: Do có tài sản đảm bảo, các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất thấp hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vay.
  • Thời gian vay linh hoạt: Vay thế chấp có các gói vay với thời hạn linh hoạt hơn, bao gồm cả vay ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn.
  • Phương thức trả gốc, lãi đa dạng: Ngân hàng cung cấp nhiều phương thức trả nợ linh hoạt, giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh kế hoạch tài chính.

Tuy nhiên, vay thế chấp cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Cần có tài sản để thế chấp: Bao gồm bất động sản, phương tiện vận tải hay tài sản có giá trị phù hợp. Điều này có thể gây khó khăn cho những doanh nghiệp mới thành lập hoặc chưa tích lũy được nhiều tài sản có giá trị.
  • Thời gian giải ngân lâu hơn một số hình thức khác: Do cần phải thực hiện quy trình định giá tài sản và các thủ tục liên quan, thời gian giải ngân của vay thế chấp thường kéo dài hơn so với các hình thức vay không yêu cầu tài sản đảm bảo.

Khắc phục những nhược điểm trên, Techcombank giới thiệu hình thức Vay thế chấp thuộc sản phẩm BusinessOne Credit Plus với lãi suất cạnh tranh và hạn mức tín dụng lên đến 48 tỷ VND, phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm cơ hội đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Vay vốn thế chấp phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn với hạn mức cao và thời gian vay dài hạn.

Vay vốn thế chấp phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn với hạn mức cao và thời gian vay dài hạn.

1.3. Tái tài trợ

Tái tài trợ là việc tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay để trả nợ trước hạn khoản vay tại một tổ chức tín dụng khác. Khoản vay mới này có giá trị tương đương, có thời hạn không vượt quá thời hạn của khoản vay cũ, thường sử dụng cùng một tài sản thế chấp. Đây là giải pháp cho phép doanh nghiệp nhanh chóng và linh hoạt chuyển đổi khoản vay giữa các ngân hàng nhằm tối ưu hóa lợi ích tài chính.

Vai trò của sản phẩm tái tài trợ với doanh nghiệp được thể hiện như sau:

  • Giảm áp lực tài chính: Tái tài trợ giúp doanh nghiệp chuyển đổi nợ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác với lãi suất tốt hơn, đặc biệt phù hợp khi doanh nghiệp muốn chuyển dịch nhanh chóng hạn mức tín dụng và tài sản đảm bảo sang ngân hàng có các gói giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa chi phí tài chính.
  • Khai thác vốn chủ sở hữu: Nếu tài sản thế chấp như bất động sản đã tăng giá trị, tái tài trợ giúp doanh nghiệp khai thác thêm vốn từ giá trị gia tăng này, mở rộng cơ hội đầu tư và phát triển.

Bên cạnh những ưu điểm trên, hình thức vay này cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Yêu cầu phí trả nợ trước hạn: Doanh nghiệp cần thanh toán thêm chi phí tất toán từ khoản vay tại ngân hàng cũ, trước khi chuyển dư nợ sang ngân hàng mới để hoàn tất quá trình tái tài trợ. Vì vậy, doanh nghiệp nên so sánh các khoản phí này với lợi ích lãi suất để đưa ra quyết định hợp lý.
  • Tăng thời gian và chi phí vận hành: Quá trình làm thủ tục chuyển thế chấp tài sản bảo đảm giữa 2 tổ chức tín dụng có thể phát sinh chi phí vận hành và kéo dài thời gian.

Vì vậy, Techcombank cung cấp giải pháp Tái tài trợ với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích tài chính và giảm thiểu rủi ro:

  • Không quy định hạn mức tối thiểu. Hạn mức ngắn hạn tối đa 25 tỷ VND; hạn mức trung và dài hạn tối đa 20 tỷ VND
  • Hồ sơ đơn giản, thời gian thực hiện khoản vay được rút ngắn
  • Lãi suất chỉ từ 5.5%/năm(*)
  • Không có phát sinh phí khi giải ngân khoản vay

(*) Lãi suất được cập nhật đến ngày 30/8/2024, lãi suất có thể thay đổi tùy theo chính sách của ngân hàng tại từng thời kỳ.

Khi lựa chọn hình thức tái tài trợ, doanh nghiệp có thể linh hoạt chuyển đổi sang khoản vay với lãi suất ưu đãi hơn nhằm giảm thiểu áp lực tài chính.

Khi lựa chọn hình thức tái tài trợ, doanh nghiệp có thể linh hoạt chuyển đổi sang khoản vay với lãi suất ưu đãi hơn nhằm giảm thiểu áp lực tài chính.

1.4. Vay thấu chi

Vay thấu chi là một hình thức vay vốn, trong đó doanh nghiệp được chi tiêu vượt quá số dư tài khoản trong hạn mức được cấp trong thời gian ngắn (dưới 12 tháng).

Khác với hình thức vay tín chấp hay thế chấp, vay thấu chi doanh nghiệp có các đặc điểm đáng chú ý sau:

  • Trả lãi trên số tiền thực tế sử dụng: Doanh nghiệp chỉ phải trả lãi trên số tiền thực tế đã sử dụng và sẽ không bị tính lãi nếu không sử dụng khoản vay, cho dù đã được ngân hàng duyệt khoản vay thấu chi đó.
  • Không yêu cầu tài sản đảm bảo đối với vay thấu chi tín chấp: Hình thức vay này có lợi cho doanh nghiệp cần vốn khẩn cấp trong thời gian ngắn nhưng không có tài sản thế chấp. Tính năng này nằm trong chương trình vay của một số ngân hàng, trong đó có Techcombank.
  • Đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất mà không cần hồ sơ vay: Doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn mà không cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn như các hình thức vay thông thường, giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực.
  • Chi tiêu trước, trả sau: Vay thấu chi cho phép doanh nghiệp chi tiêu trước - trả sau, đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình giao dịch.
  • Thời gian xử lý nhanh chóng: Khoản vay thấu chi được xử lý nhanh, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn kịp thời để đáp ứng các nhu cầu tài chính khẩn cấp.

Bên cạnh đó, hình thức vay này có một số nhược điểm mà khách hàng cần lưu ý, cụ thể như sau:

  • Lãi suất cao hơn so với các hình thức vay thông thường: Do tính chất linh hoạt của khoản vay, lãi suất vay thấu chi thường cao hơn các hình thức vay khác.
  • Hạn mức vay thấp: Vay thấu chi thường chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn với hạn mức thấp, không phù hợp cho các dự án đầu tư dài hạn.
  • Rủi ro nếu không thanh toán đúng hạn: Nếu doanh nghiệp không thanh toán hoặc hoàn tất phần dư nợ thấu chi vượt hạn mức, khoản nợ có thể bị thu hồi trước hạn theo yêu cầu từ phía ngân hàng.

Như vậy, hình thức vay này chỉ thực sự phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn cấp bách, đã có kế hoạch hoàn trả được tính toán kỹ lưỡng nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu.

Với tính năng chi tiêu trước - trả sau, vay vốn thấu chi là hình thức vay linh hoạt và tiện lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với tính năng chi tiêu trước - trả sau, vay vốn thấu chi là hình thức vay linh hoạt và tiện lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2. Chiến lược vay vốn ngân hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

Để đảm bảo thành công trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược vay vốn thông minh và hiệu quả. Sau đây là cách lựa chọn gói vay phù hợp và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng duyệt vay của doanh nghiệp theo góc nhìn ngân hàng từ các chuyên gia Techcombank.

2.1. Cách lựa chọn gói vay phù hợp

Để lựa chọn được gói vay phù hợp, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố sau:

  • Xác định mục đích vay: Doanh nghiệp cần xem xét cụ thể các nhu cầu như mở rộng sản xuất, đầu tư vào các dự án mới, tái cấu trúc nợ, hay cần vốn lưu động cho các hoạt động hàng ngày. Mỗi mục đích vay khác nhau sẽ yêu cầu các gói vay với các tính năng khác nhau.
  • Đánh giá khả năng trả nợ: Bao gồm việc xem xét tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, dòng tiền kinh doanh hiện tại và dự báo tình hình tương lai, giúp đảm bảo khả năng trả nợ trong dài hạn của doanh nghiệp.
  • Lựa chọn ngân hàng: Doanh nghiệp nên ưu tiên những ngân hàng uy tín, cung cấp lãi suất ổn định, điều khoản hợp lý và các gói phí phù hợp cho từng nhóm khách hàng cụ thể.
  • Tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp đóng vai trò quyết định trong việc xác định hạn mức vay và lãi suất. Một số giải pháp tín dụng cho phép doanh nghiệp vay tối đa lên đến 100% giá trị tài sản đảm bảo.

Việc cân nhắc cẩn trọng các yếu tố liên quan là tiền đề để doanh nghiệp lựa chọn được khoản vay tối ưu nhất.

Việc cân nhắc cẩn trọng các yếu tố liên quan là tiền đề để doanh nghiệp lựa chọn được khoản vay tối ưu nhất.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng duyệt vay của doanh nghiệp

Nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện vay đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận khoản vay. Các yếu tố này bao gồm:

  • Lịch sử tín dụng: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vay vốn. Nếu lịch sử tín dụng doanh nghiệp có các vấn đề về nợ quá hạn, khả năng vay vốn của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
  • Khả năng trả nợ: Các chỉ số tài chính ổn định và hồ sơ minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp chứng minh được khả năng trả nợ của mình. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng để thuyết phục ngân hàng về khả năng thanh toán các khoản vay.
  • Báo cáo tài chính: Là tài liệu quan trọng giúp ngân hàng đánh giá tình hình dòng tiền ra - vào của doanh nghiệp. Một báo cáo tài chính chi tiết và rõ ràng sẽ giúp tăng khả năng được duyệt vay, đồng thời mang lại sự tin tưởng từ phía ngân hàng.

Chuẩn bị tốt lịch sử tín dụng và báo cáo tài chính giúp tăng cơ hội duyệt vay cho doanh nghiệp.

Chuẩn bị tốt lịch sử tín dụng và báo cáo tài chính giúp tăng cơ hội duyệt vay cho doanh nghiệp.

3. Lưu ý khi vay vốn tại ngân hàng

Khi vay vốn tại ngân hàng, doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc và lưu ý quan trọng sau để đảm bảo quá trình vay diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng:

  • Tài sản doanh nghiệp cần đáp ứng đúng quy định pháp luật hiện hành: Có giá trị pháp lý rõ ràng, từ đó giúp quá trình thẩm định và phê duyệt diễn ra thuận lợi hơn, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
  • Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải có năng lực hành vi và quyền pháp lý đầy đủ: Điều này đảm bảo rằng mọi giao dịch vay vốn đều hợp pháp và có hiệu lực.
  • Tình hình tài chính doanh nghiệp phải ổn định: Doanh nghiệp cần đảm bảo tình hình tài chính ổn định và không gặp khó khăn, đặc biệt là về khả năng trả nợ (cả gốc và lãi).
  • Mục đích vay vốn phải rõ ràng và hợp lý: Doanh nghiệp cần trình bày mục đích vay vốn rõ ràng và hợp lý, chẳng hạn như mở rộng thị trường, mua nguyên liệu, hoặc mở rộng sản xuất. Mục đích càng cụ thể và hợp lý, khả năng được duyệt vay càng cao.
  • Dự án kinh doanh của doanh nghiệp cần có tính khả thi cao: Kế hoạch kinh doanh rõ ràng, thực tế, kèm theo kế hoạch trả nợ chi tiết giúp doanh nghiệp tăng khả năng được phê duyệt khoản vay.

Hy vọng rằng thông tin về các hình thức vay vốn ngân hàng trên đây sẽ hỗ trợ bạn trong việc đưa ra quyết định tài chính đúng đắn. Techcombank khuyến khích bạn cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn gói vay phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp để tối ưu hóa mục tiêu kinh doanh và giảm thiểu tối đa rủi ro tài chính.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

  • Hệ thống chi nhánh/phòng giao dịch Techcombank trên toàn quốc

 

Mở tài khoản Techcombank online

để khám phá các giải pháp vay ngay