Khi giao dịch bằng đồng ngoại tệ, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo thủ tục mua bán được diễn ra thuận lợi và hợp pháp. Bài viết dưới đây, Techcombank sẽ cập nhật quy định về mua bán ngoại tệ của doanh nghiệp hiện nay, cùng theo dõi nhé!

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Quy định pháp luật về mua bán ngoại tệ của doanh nghiệp

Kể từ năm 2023, Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc tự do mua bán ngoại tệ. Theo đó, doanh nghiệp trong nước có thể mua, bán, chuyển đổi và sử dụng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoại tệ của khách hàng, các ngân hàng thương mại hiện nay đã thành lập các phòng giao dịch chuyên biệt. Tại đây, doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ nhanh chóng và an toàn.

Quy định mới nhất về mua bán ngoại tệ của doanh nghiệp chỉ rõ: Doanh nghiệp trong nước có thể mua/bán ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Quy định các trường hợp được phép sử dụng ngoại hối

Căn cứ theo Thông tư số 32/2013/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung năm 2015), có 16 trường hợp được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam. Trong số đó, có 4 trường hợp phổ biến nhất:

  • Chuyển tiền vốn nội bộ trong doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể chuyển khoản ngoại tệ đến các tài khoản đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân (văn phòng đại diện, chi nhánh) và ngược lại
  • Góp vốn trực tiếp dự án đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp trong nước được phép chuyển ngoại tệ từ tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để góp vốn cho dự án nước ngoài
  • Thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp: Khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ cho đối tác nước ngoài, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm và nhận thanh toán bằng ngoại tệ
  • Một số giao dịch trong đặc thù: Các giao dịch trong lĩnh vực đấu thầu quốc tế, an ninh - quốc phòng, đầu khí, doanh nghiệp chế xuất… cũng được phép sử dụng ngoại hối. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành vận chuyển hàng không, khách sạn, du lịch, bảo hiểm, đại lý vận tải quốc tế cũng được phép thanh toán bằng ngoại tệ trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật

3. Quy định về tỷ giá và giao dịch ngoại tệ

Theo quy định tại điều 5 Thông tư 02/2021/TT-NHNN, tỷ giá mua bán ngoại tệ được xác định là tỷ giá hối đoái. Doanh nghiệp được quyền công khai tỷ giá giao ngay giữa VND và ngoại tệ khi giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, việc niêm yết này phải được thực hiện tại các điểm giao dịch ngoại tệ hoặc trên trang web chính thức của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể niêm yết tỷ giá công khai giữa VND và các loại ngoại tệ khác khi giao dịch với khách hàng.

Doanh nghiệp có thể niêm yết tỷ giá công khai giữa VND và các loại ngoại tệ khác khi giao dịch với khách hàng.

4. Quy trình chuẩn mua bán ngoại tệ doanh nghiệp

Để thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ hợp pháp theo quy định về mua bán ngoại tệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tham khảo hướng dẫn sau:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết: Trước khi thực hiện giao dịch, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin như số lượng ngoại tệ cần mua/bán, loại ngoại tệ, mục đích sử dụng và các chứng từ liên quan.

Bước 2: Lựa chọn hình phương thức giao dịch: Doanh nghiệp có thể lựa chọn giao dịch qua ứng dụng ngân hàng số hoặc giao dịch trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng.

Bước 3: Thực hiện giao dịch: Bộ phận thực hiện điền thông tin vào mẫu giao dịch ngoại tệ trên hệ thống ngân hàng hoặc tại chi nhánh, đảm bảo đã kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin trước khi xác nhận giao dịch.

Bước 4: Xác nhận giao dịch: Sau khi bộ phận thực hiện nhập đầy đủ thông tin, hệ thống sẽ yêu cầu xác nhận giao dịch. Bộ phận thực hiện có thể sử dụng mã OTP hoặc phương thức xác thực khác để xác nhận giao dịch.

Bước 5: Lưu trữ chứng từ giao dịch: Sau khi giao dịch hoàn tất, quý doanh nghiệp nên lưu trữ các chứng từ liên quan như biên lai giao dịch, email xác nhận giao dịch để phục vụ cho việc hạch toán sau này.

5. Các loại hình giao dịch ngoại tệ phổ biến

Thị trường ngoại hối có bốn loại hình giao dịch chính như sau:

  • Giao dịch ngoại tệ giao ngay là hình thức mua bán ngoại tệ với tỷ giá được xác định tại thời điểm giao dịch và thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc
  • Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn là loại hình giao dịch có tỷ giá được xác định khi giao kết, nhưng việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm trong tương lai, thường từ 3 ngày đến 1 năm
  • Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn, trong đó hai bên thỏa thuận hoán đổi một lượng ngoại tệ nhất định trong một khoảng thời gian đã thống nhất trước
  • Giao dịch quyền chọn ngoại tệ cho phép bên mua mua/bán ngoại tệ một lượng ngoại tệ định trước với tỷ giá và thời hạn đã thỏa thuận

6. 4 lưu ý khi thực hiện giao dịch ngoại tệ

Để đảm bảo an toàn khi thực hiện các giao dịch ngoại tệ, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

  • Ưu tiên lựa chọn ngân hàng uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại hối
  • Thường xuyên cập nhật tỷ giá hối đoái để nắm bắt biến động của thị trường, từ đó đưa ra quyết định giao dịch phù hợp, tránh thua lỗ do chênh lệch tỷ giá bất lợi
  • Không chia sẻ thông tin tài khoản với bất kỳ bên thứ 3 nào, kể cả nhân viên ngân hàng
  • Lưu giữ đầy đủ hồ sơ giao dịch ngoại tệ như hợp đồng mua bán ngoại tệ, phiếu giao dịch ngoại tệ, biên lai thanh toán… Điều này không chỉ đảm bảo tính minh bạch mà còn phục vụ cho các công tác kế toán, kiểm toán khi cần thiết

Doanh nghiệp cần lựa chọn ngân hàng uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại hối để thực hiện các giao dịch ngoại tệ.

Doanh nghiệp cần lựa chọn ngân hàng uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại hối để thực hiện các giao dịch ngoại tệ.

Để giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực và tiết kiệm thời gian giao dịch, một số ngân hàng đã cung cấp giải pháp mua bán ngoại tệ online qua ngân hàng số, tiêu biểu là Techcombank. Theo đó, các ưu đãi mua bán ngoại tệ tại Techcombank mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như: Mua/bán ngoại tệ mọi lúc mọi nơi với tỷ giá hấp dẫn, miễn phí 100% phí chuyển tiền quốc tế online trong 12 tháng đầu, chuyển tiền nhanh chóng chỉ trong 2 giờ... Techcombank cũng thêm “bộ đôi trợ thủ” giúp giao dịch quốc tế tiện lợi, chính xác, tiết kiệm, bao gồm:

  • Dịch vụ kiểm tra trước thông tin giao dịch: Giúp tránh sai sót khi nhập thông tin, tránh chậm trễ, thật lạc và các tình huống khiếu nại sau khi giao dịch
  • Dịch vụ chuyển tiền nhanh SWIFT GO: Nhanh chóng phản hồi từ ngân hàng thụ hưởng về trạng thái giao dịch trong vòng 4 giờ, miễn phí 100% phí dịch vụ

Bên cạnh đó, khi mở tài khoản tại Techcombank, doanh nghiệp còn nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn khác như: Miễn phí tài khoản số đẹp phát lộc, miễn phí chữ ký số, miễn phí 100% mọi giao dịch nội địa trên Ngân hàng số, miễn phí nhận tiền về từ nước ngoài, miễn phí thường niên Ngân hàng điện tử trong vòng 3 năm đầu tiên, miễn phí phát hành thẻ ghi nợ Techcombank Visa doanh nghiệp và miễn phí thường niên năm đầu...

>>> Mở tài khoản doanh nghiệp Techcombank chỉ với 10 phút để sở hữu giải pháp tài chính toàn diện dành cho doanh nghiệp.

Tuân thủ các quy định về mua bán ngoại tệ sẽ giúp doanh nghiệp tiến giao dịch giao an toàn và tránh được các rủi ro pháp lý không đáng có. Bên cạnh phương thức mua bán ngoại tệ trực tiếp tại phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng, chủ doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ mua bán ngoại tệ online qua ngân hàng số để tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn, bảo mật.

Nếu cần được hỗ trợ thêm, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

  • Chuyên viên Quản lý khách hàng doanh nghiệp
  • Hệ thống chi nhánh/phòng giao dịch Techcombank trên toàn quốc
  • Trung tâm Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp (hotline 24/7): 1800 6556 (trong nước) hoặc +84 24 73036556 (quốc tế)
  • Email: hotrodoanhnghiep@techcombank.com.vn

 

Giao dịch ngoại tệ Techcombank

Cùng doanh nghiệp vượt trội hơn mỗi ngày