Sao kê tài khoản doanh nghiệp là bảng thống kê chi tiết các giao dịch trong tài khoản của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, giúp doanh nghiệp kiểm tra tính chính xác của các giao dịch và thông tin tài chính trong tài khoản. Từ đó phát hiện và khắc phục kịp thời các sai sót hoặc gian lận hay giám sát tình hình tài chính tổng quát để có thể đưa ra kế hoạch đầu tư hợp lý.

Hình ảnh tài liệu sao kê tài khoản doanh nghiệp

Sao kê tài khoản doanh nghiệp liệt kê tất cả các giao dịch, thanh toán tín dụng mỗi lần thu, chi trong tài khoản.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Các chủ thể có quyền yêu cầu ngân hàng sao kê tài khoản doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 117/2018/NĐ-CP, ngân hàng chỉ được cung cấp thông tin sao kê tài khoản khi được chính chủ sở hữu tài khoản hoặc cá nhân được ủy quyền yêu cầu cung cấp. 

Trong trường hợp cần xem xét để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng được phép cung cấp sao kê tài khoản cho cá nhân, tổ chức khác có thẩm quyền như: Cơ quan thuế, cơ quan điều tra, toà án, ngân hàng nhà nước… 

Tư vấn viên Techcombank hướng dẫn khách hàng sao kê tài khoản doanh nghiệp

Chính chủ tài khoản doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác theo quy định của pháp luật sẽ có quyền yêu cầu ngân hàng sao kê tài khoản doanh nghiệp.

2. 2 hình thức sao kê tài khoản doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể sao kê tài khoản gián tiếp qua hệ thống Internet Banking của ngân hàng, hoặc trực tiếp tại quầy giao dịch.

2.1. Sao kê gián tiếp qua Internet Banking

Đây là hình thức doanh nghiệp đăng nhập vào hệ thống Internet Banking của ngân hàng để xem sao kê tài khoản, tạo sự tiện lợi và linh hoạt cho doanh nghiệp bởi bạn có thể xem sao kê bất cứ lúc nào chỉ cần có kết nối internet. 

Với hình thức này, bạn có thể tự kiểm tra các thông tin về tài khoản, số dư hiện tại, thông tin chi tiết các giao dịch, xuất danh sách giao dịch... hay các thông tin khác mà doanh nghiệp cần tra cứu. 

Hình thức sao kê gián tiếp qua Internet Banking

Đăng ký mở tài khoản doanh nghiệp qua Internet Banking giúp việc sao kê tài khoản trở nên dễ dàng hơn.  

2.2. Sao kê trực tiếp

Sao kê trực tiếp là hình thức doanh nghiệp đến trực tiếp cơ sở giao dịch và yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê tài khoản bằng giấy hoặc file. Sao kê trực tiếp giúp doanh nghiệp có thể lưu trữ sao kê dễ dàng và có bằng chứng về các giao dịch tài chính, có chứng thực từ ngân hàng và có giá trị về mặt pháp lý để bổ sung vào hồ sơ hành chính.

Tuy nhiên đối với hình thức này, doanh nghiệp phải tốn thời gian, chi phí để yêu cầu và nhận sao kê từ ngân hàng. Việc này có thể làm chậm quá trình tra cứu và cập nhật sao kê nhanh chóng của doanh nghiệp.

Hình thức sao kê trực tiếp

Khách hàng đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện sao kê tài khoản doanh nghiệp.

4 điểm khác nhau cơ bản giữa sao kê trực tiếp và sao kê gián tiếp được thể hiện dưới bảng sau:


 

Sao kê trực tiếp

Sao kê gián tiếp

Phương thức thực hiện

Chỉ được thực hiện khi đến ngân hàng

Thực hiện mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Internet Banking

Biểu phí

Có tính phí, phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng

Miễn phí

Giấy tờ liên quan

Cần có giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD/hộ chiếu... của chủ tài khoản/người được ủy quyền khi đến ngân hàng

Không cần giấy tờ tùy thân

3. Thủ tục sao kê tài khoản doanh nghiệp

Mỗi ngân hàng sẽ có quy trình, thủ tục khác nhau trong việc sao kê tài khoản qua Internet Banking, khách hàng có thể theo dõi ví dụ cách sao kê tài khoản tại Techcombank dưới đây.

3.1. Thủ tục sao kê gián tiếp

Sao kê qua Techcombank Business hoàn toàn không mất phí, người dùng có thể chủ động in ra từ ứng dụng.

Bước 1: Truy cập vào website ngân hàng hoặc ứng dụng Techcombank Mobile trên điện thoại.

Thủ tục sao kê gián tiếp bước 1

Đăng nhập Internet Banking để thực hiện sao kê tài khoản.

Bước 2: Kiểm tra thông tin của tất cả các tài khoản và chọn tài khoản cần sao kê.

Thủ tục sao kê gián tiếp bước 2

Kiểm tra thông tin về giao dịch, loại tài khoản, số dư hiện tại của các tài khoản.

Bước 3: Chọn Giao dịch của tài khoản bạn muốn sao kê > Kiểm tra các trường thông tin liên quan và xuất danh sách.

  • Ngày hiệu lực, Ngày giao dịch
  • Tên, Số tài khoản người thụ hưởng
  • Tên ngân hàng thụ hưởng
  • Mã giao dịch, Diễn giải
  • Số tiền

Sau đó, khách hàng có thể xuất danh sách giao dịch của tài khoản (nếu cần) dưới dạng CSV.

Thủ tục sao kê gián tiếp bước 3

Xem chi tiết Giao dịch và xuất danh sách giao dịch (nếu cần) ngay tại Internet Banking.

Bước 4: Xem các báo cáo tài chính có sẵn và kiểm tra tính chính xác của thông tin tài chính, so sánh với các tài liệu và chứng từ nguồn gốc.

  • Các tiêu chí để lọc giao dịch: Loại giao dịch, Số tiền giao dịch, Ngày giao dịch.
  • Xem chi tiết giao dịch bao gồm: Tên tài khoản, Số tài khoản, Tên ngân hàng, Số tham chiếu, Nội dung diễn giải. Bạn cũng có thể thêm ghi chú cho giao dịch và chỉnh sửa/xóa ghi chú sau đó (nếu cần).
Thủ tục sao kê gián tiếp bước 4

Lọc và xem chi tiết để kiểm tra tính chính xác của từng giao dịch.

Bước 5: Tải xuống và lưu trữ sao kê tài chính, cần đảm bảo lưu trữ an toàn và bảo mật các sao kê tài chính đã tải xuống.

>>> Mở tài khoản doanh nghiệp online tại Techcombank để trải nghiệm nhiều tính năng hữu ích, thuận tiện quản lý kinh doanh.

3.2. Thủ tục sao kê trực tiếp

Thủ tục sao kê trực tiếp phức tạp hơn sao kê gián tiếp khi người dùng cần phải đem theo các giấy tờ sau khi đến ngân hàng: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực bản gốc. 

Bước 1: Chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền đến trực tiếp ngân hàng đã đăng ký mở tài khoản tại bất cứ chi nhánh hoặc phòng giao dịch nào thuộc ngân hàng đó.

Thủ tục sao kê trực tiếp bước 1

Đem theo các giấy tờ cần thiết đến ngân hàng để sao kê.

Bước 2: Xuất trình giấy tờ tùy thân và thực hiện các yêu cầu khác theo sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng để tiến hành xác thực và thực hiện in sao kê tài khoản theo thời gian mong muốn. 

Thủ tục sao kê trực tiếp bước 2

Bản sao kê tài khoản doanh nghiệp.

Bước 3: Doanh nghiệp nhận bản sao kê và tiến hành kiểm tra xem bản in có bị mờ hay thiếu khoản mục cần thiết nào hay không. Đồng thời kiểm tra kỹ xem trên bản sao kê đã có dấu tròn đỏ của ngân hàng hay chưa, bởi dấu tròn đỏ của ngân hàng xác minh giá trị pháp lý của bản sao kê đó.

Thủ tục sao kê trực tiếp bước 3

Nhận bản sao kê và kiểm tra tính chính xác.

Bước 4: Doanh nghiệp phải thanh toán biểu phí in sao kê tài khoản theo quy định. Biểu phí in sao kê có thể khác nhau tùy theo số lượng bản sao kê, số trang và loại giấy in.

4. Biểu phí sao kê tài khoản doanh nghiệp

Biểu phí sao kê tài khoản doanh nghiệp có thể khác nhau tùy theo số lượng bản sao kê, số trang và loại giấy in. Mỗi ngân hàng sẽ có biểu phí riêng, doanh nghiệp có thể tham khảo trên website hoặc liên hệ trực tiếp với ngân hàng để nắm rõ thông tin chi tiết.

Khách hàng có thể tham khảo biểu phí sao kê tài khoản doanh nghiệp của ngân hàng Techcombank tại đây.

5. 6 câu hỏi thường gặp khi sao kê tài khoản doanh nghiệp

1 - Doanh nghiệp có được bảo mật thông tin sao kê ngân hàng?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 117/2018/NĐ-CP thì các thông tin trên sao kê tài khoản ngân hàng là thông tin mà ngân hàng có trách nhiệm phải giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của pháp luật. 

Chỉ một số người phụ trách quan trọng trong doanh nghiệp như giám đốc, kế toán trưởng được phép truy cập và kiểm tra sao kê tài khoản doanh nghiệp. Cơ quan thuế được quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp và kiểm tra thông tin doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2, điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Nghị định về việc giữ bí mật

Ngân hàng phải giữ bí mật thông tin sao kê tài khoản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2 - Sao kê ngân hàng lưu trữ trong bao lâu?

Theo Đạo luật Bảo mật Ngân hàng, các ngân hàng phải lưu giữ các bản sao kê trong tối đa 5 năm - mặc dù một số có thể giữ chúng lâu hơn. Tuy nhiên, bạn có thể truy xuất bảng sao kê ngân hàng trực tuyến miễn phí trong một hoặc hai năm gần nhất. Nếu cần sao kê tài khoản online cho những năm xa hơn, bạn có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp nhưng có thể phải trả phí cho mỗi bảng sao kê. 

Các ngân hàng phải lưu giữ các bản sao kê trong tối đa 5 năm

Bản sao kê được lưu trữ tối đa 5 năm.

3 - Làm thế nào để xác nhận tính chính xác của sao kê tài khoản doanh nghiệp?

Để xác nhận tính chính xác của sao kê tài khoản, bạn cần:

  • Kiểm tra dữ liệu các số liệu trong sao kê như: Số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, số tiền gửi, rút, chuyển, lãi suất, phí… Khách hàng cần đảm bảo rằng các số liệu không bị sai, thiếu sót hoặc trùng lặp.
  • So sánh với các chứng từ tài chính của doanh nghiệp như: Sổ cái, sổ chi tiết, báo cáo tài chính… để đảm bảo các giao dịch được ghi nhận đúng thời gian, đúng số tiền, đúng nội dung và đúng bên liên quan trong kỳ sao kê.
  • Phân tích sự nhất quán, tính đầy đủ và tính đáng tin cậy giữa các giao dịch trong sao kê và các chứng từ tài chính, tránh sự thiếu sót và gian lận.
 Cách để xác nhận tính chính xác của sao kê tài khoản doanh nghiệp

Kiểm tra và so sánh kỹ số liệu sao kê và các chứng từ tài chính của doanh nghiệp.

4 - Thời gian nhận được sao kê tài khoản doanh nghiệp là bao lâu?

Thông thường, sau khi khách hàng gửi yêu cầu, thời gian xử lý và nhận sao kê sẽ được thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, đôi khi có thể mất thời gian lâu hơn tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của khách hàng.

5 - Sao kê tài khoản ngân hàng của người khác được không?

Theo điều 11 Nghị định số 117/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

b) Có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.

Do đó, ngoài cơ quan có thẩm quyền trên đây, tổ chức, cá nhân yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng nếu có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.

6 - Lộ sao kê ngân hàng có sao không?

Lộ sao kê ngân hàng có thể gây ra những rủi ro và hậu quả nghiêm trọng đối với chủ tài khoản. Khi bị lộ, các thông tin về tài khoản, giao dịch và số tiền trong tài khoản sẽ trở nên công khai và có thể bị lợi dụng để gây thiệt hại tài chính hoặc xâm phạm quyền riêng tư của chủ tài khoản.

Vì vậy, người dùng không được tiết lộ bất kỳ thông tin nào liên quan đến tài khoản và giao dịch của khách hàng cho bên thứ ba trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ tài khoản hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết và hữu ích nhất liên quan đến việc sao kê tài khoản doanh nghiệp. Hy vọng rằng, qua bài viết này, khách hàng có thể hiểu rõ hơn về các hình thức sao kê tài khoản, thủ tục sao kê cũng như giải quyết được các khúc mắc liên quan đến sao kê tài khoản doanh nghiệp.

Nếu khách hàng muốn biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ sao kê ngân hàng của Techcombank, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

 

 

Mở tài khoản doanh nghiệp tại Techcombank

An toàn, thuận tiện - Nhanh chóng, chính xác