Theo quy định chung của các ngân hàng thì việc mở thêm tài khoản ngân hàng cho công ty là không giới hạn số lượng. Tuy nhiên, khi mở thêm nhiều tài khoản, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý tới những lợi ích, hạn chế hay quy trình... của từng ngân hàng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những thông tin này để việc mở thêm tài khoản cho doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

Mở thêm tài khoản ngân hàng giúp tối ưu hóa việc quản lý

Mở thêm tài khoản ngân hàng cho công ty giúp tối ưu hóa việc quản lý và sử dụng tài chính.

1. 1 công ty được phép mở nhiều tài khoản ngân hàng

Cho đến thời điểm hiện tại, không có quy định nào của pháp luật về số tài khoản tối đa mà 1 công ty được mở. Doanh nghiệp có thể thoải mái mở thêm tài khoản trong cùng 1 ngân hàng hoặc ở các ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên khi mở thêm tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần đánh giá một số ưu, nhược điểm dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp. 

2. Lợi ích và hạn chế khi mở nhiều tài khoản cho công ty

2.1. Lợi ích

Việc mở thêm tài khoản ngân hàng cho công ty mang lại nhiều lợi ích như sau: 

1 - Dễ dàng quản lý tài chính công ty: Doanh nghiệp có thể sử dụng các tài khoản khác nhau để phân chia thu chi, quản lý các dự án hoặc các mục đích tài chính riêng biệt. Từ đó giúp người quản lý theo dõi và kiểm soát tài chính của công ty một cách dễ dàng và tránh nhầm lẫn.

Ví dụ, khách hàng có thể sử dụng một tài khoản để giao dịch với đối tác, một tài khoản khác để trả lương cho nhân viên và một tài khoản khác để thanh toán các khoản nợ hoặc vay vốn. Điều này giúp duy trì tính minh bạch và rõ ràng trong quản lý tài chính.

2 - Tăng cường bảo mật tài chính: Bằng cách phân chia số tiền và tài sản vào các tài khoản khác nhau, doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro thất thoát toàn bộ tài chính do một sự cố xảy ra. 

Mở thêm tài khoản ngân hàng giúp tăng cường bảo mật

Mở thêm nhiều tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp tăng cường bảo mật và giảm thiểu rủi ro tài chính

3 - Linh hoạt đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau: Khách hàng có thể lựa chọn các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng phù hợp với từng tài khoản cụ thể như tài khoản thanh toán, tài khoản vốn, tài khoản giữ hộ... Điều này giúp tối ưu hóa quy trình tài chính và tăng cường khả năng phục vụ khách hàng và đối tác kinh doanh. 

4 - Dễ vay vốn ngân hàng: Doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng với nhiều hình thức khác nhau ở nhiều tài khoản như vay tín chấp, vay thấu chi, vay thế chấp, vay trả góp... 

2.2. Hạn chế

Bên cạnh nhiều lợi ích vượt trội, việc mở thêm nhiều tài khoản ngân hàng có thể tồn tại một số hạn chế như sau: 

1 - Mất thêm nhiều khoản phí: Các ngân hàng có thể áp dụng các khoản phí như phí duy trì tài khoản, phí giao dịch, phí chuyển tiền và các khoản phí khác. Do đó, trước khi quyết định mở tài khoản, khách hàng nên tìm hiểu về các chi phí liên quan, đảm bảo rằng các khoản phí này hợp lý và phù hợp với nhu cầu và nguồn tài chính của công ty.

Tốn chi phí để mở thêm tài khoản ngân hàng

Mở thêm tài khoản ngân hàng có thể khiến bạn tốn thêm một khoản phí cho việc duy trì cùng lúc nhiều tài khoản

Chi phí mở tài khoản ngân hàng cho công ty sẽ tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng. Ví dụ, tại ngân hàng Techcombank, khi mở tài khoản doanh nghiệp, bạn sẽ được miễn phí hoàn toàn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có cung cấp các gói giải pháp tối ưu dành cho cả doanh nghiệp siêu nhỏ và các doanh nghiệp khác. 

2 - Có thể gặp rủi ro về an ninh, bảo mật: Các tài khoản ngân hàng của công ty có thể trở thành mục tiêu của tin tặc hoặc hoạt động gian lận. Doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các quy tắc an ninh và bảo mật của ngân hàng, duy trì sự giám sát và kiểm soát nghiêm ngặt đối với các tài khoản này để giảm thiểu rủi ro.

3 - Ảnh hưởng đến uy tín tín dụng: Ngân hàng có thể xem xét rủi ro tài chính của công ty khi có nhiều tài khoản và có thể yêu cầu bảo đảm hoặc giới hạn tín dụng. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và hợp tác với các đối tác kinh doanh. Do đó, quản lý cẩn thận việc mở nhiều tài khoản là cần thiết để duy trì uy tín tín dụng của doanh nghiệp.

3. Quy trình mở thêm tài khoản ngân hàng cho công ty

Quy trình mở thêm tài khoản ngân hàng cho công ty cũng tương tự như lần đầu tiên mở tài khoản. Tuy nhiên sẽ có 2 trường hợp như sau:

  • Mở thêm tài khoản tại ngân hàng khác: Thực hiện lại quy trình mở tài khoản theo quy định của ngân hàng, khách hàng có thể mở tài khoản online hoặc tại quầy.
  • Mở thêm tài khoản cùng ngân hàng: Thủ tục và quy trình được rút gọn, khách hàng chỉ có thể mở tài khoản tại quầy.

Mỗi ngân hàng sẽ có quy trình mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp khác nhau, dưới đây là quy trình mở thêm tài khoản được lấy ví dụ tại Techcombank.

3.1. Mở thêm tài khoản tại quầy giao dịch

Khách hàng có thể lựa chọn hình thức mở tài khoản tại quầy trong cả 2 trường hợp mở thêm tài khoản trong cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng. Để mở thêm tài khoản ngân hàng cho công ty tại quầy giao dịch, bạn cần thực hiện các bước sau: 

1 - Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mở tài khoản doanh nghiệp theo yêu cầu của ngân hàng bao gồm: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • CCCD/CMND của người đại diện pháp luật, CCCD/CMND của chủ sở hữu hưởng lợi cuối cùng, CCCD/CMND của những người được ủy quyền
  • Các giấy tờ khác theo quy định tùy trường hợp sẽ cần cung cấp thêm, ví dụ như: Giấy ủy quyền, đăng ký mẫu dấu, giấy chứng nhận đăng ký Mã số thuế (nếu không tra cứu được MST trên Tổng cục Thuế), hoặc Điều lệ với khách hàng có 2 người đại diện theo pháp luật trở lên, thị thực với người nước ngoài, v.v.

Lưu ý: Nếu là mở thêm, khách hàng sẽ không cần phải cung cấp lại các hồ sơ đã cung cấp khi mở tài khoản lần đầu nếu không có thay đổi thông tin so với lúc mở mới tài khoản, khách hàng chỉ cần cung cấp thêm Đề nghị mở thêm tài khoản.

Hồ sơ mở tài khoản doanh nghiệp

Hồ sơ mở tài khoản cơ bản dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ và các doanh nghiệp còn lại.

2 - Bước 2: Đến quầy giao dịch và làm thủ tục mở tài khoản, nhân viên sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn tất quy trình mở tài khoản và thu thập các thông tin cần thiết.

Phòng giao dịch Techcombank

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn chỉ cần đến quầy giao dịch và làm theo hướng dẫn mở thẻ của giao dịch viên.

3 - Bước 3: Sau khi mở tài khoản doanh nghiệp, khách hàng có thể đặt mua Séc tại ngân hàng để rút tiền mặt. Séc là một loại giấy tờ thanh toán có giá trị và doanh nghiệp có thể sử dụng nó để thanh toán hoặc rút tiền tại các địa điểm chấp nhận Séc.

3.2. Mở thêm tài khoản bằng hình thức online

Với khách hàng mở thêm tài khoản tại ngân hàng khác, có thể đăng ký tại quầy hoặc mở tài khoản ngân hàng cho công ty bằng hình thức online theo hướng dẫn dưới đây:

1 - Bước 1: Truy cập đường link đăng ký mở tài khoản chính thức của ngân hàng.

Mở tài khoản Techcombank online bước 1

Truy cập vào website chính thức của ngân hàng, tìm đến mục mở tài khoản doanh nghiệp.

2 - Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu. Thông tin này có thể bao gồm tên công ty, địa chỉ, thông tin liên lạc, mã số thuế, và thông tin về người đại diện công ty...

Mở tài khoản Techcombank online bước 2

Hoàn tất thông tin đăng ký theo biểu mẫu có sẵn.

3 - Bước 3: Sau khi hoàn thành thông tin đăng ký, khách hàng chỉ cần nhấn vào nút bắt đầu. Trường hợp khách hàng dừng thao tác hoặc gặp sự cố trong quá trình thực hiện, nhân viên ngân hàng sẽ liên lạc để hỗ trợ xử lý nhanh chóng. 

Mở tài khoản Techcombank online bước 3

Sau khi hoàn thành thông tin đăng ký, bạn chỉ cần nhấn vào nút bắt đầu.

4. 3 lưu ý khi mở thêm tài khoản ngân hàng cho công ty

Để tối ưu lợi ích khi mở thêm tài khoản ngân hàng cho công ty, các doanh nghiệp cần lựa chọn ngân hàng phù hợp, xác định rõ mục đích sử dụng kết hợp với xem xét tình hình tài chính của công ty. Cụ thể như sau: 

1 - Tìm hiểu kỹ và lựa chọn ngân hàng phù hợp: Xem xét các yêu cầu, các dịch vụ và sản phẩm mà ngân hàng cung cấp, các khoản phí áp dụng, lợi ích và chính sách liên quan sẽ giúp bạn tìm ra ngân hàng phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu tài chính của công ty.

Phòng giao dịch Techcombank

Techcombank - Đơn vị cung cấp tài khoản doanh nghiệp hàng đầu hiện nay.

2 - Xác định rõ mục đích sử dụng của từng tài khoản: Phân bổ tiền và tài sản vào từng tài khoản cụ thể để dễ quản lý. Ví dụ, một tài khoản có thể được sử dụng để quản lý thu chi hàng ngày của công ty, một tài khoản khác có thể dành cho việc tiết kiệm và đầu tư, và có thể có thêm tài khoản khác để thanh toán các khoản nợ hoặc vay vốn.

3 - Xem xét tình hình tài chính hiện tại của công ty: Mở thêm tài khoản ngân hàng có thể đồng nghĩa với việc phải đối mặt với các chi phí phát sinh, chẳng hạn như phí duy trì tài khoản, phí giao dịch, hoặc phí dịch vụ. Nếu công ty đang gặp khó khăn tài chính và không có đủ nguồn lực để duy trì các tài khoản ngân hàng mới, việc mở thêm tài khoản có thể gây thêm áp lực và tăng rủi ro tài chính.

Kiểm tra tài chính trước khi mở tài khoản doanh nghiệp

Xem xét tình hình tài chính trước khi mở thêm tài khoản doanh nghiệp giúp bạn tối ưu việc quản lý các tài khoản mới.

Mở thêm tài khoản ngân hàng cho công ty mang lại nhiều lợi ích vượt trội về khả năng quản lý tài chính công ty, linh hoạt trong hoạt động thu chi... Để tối ưu hóa lợi ích của việc mở thêm tài khoản ngân hàng cho công ty, bạn cần tìm hiểu kỹ về các đơn vị cung cấp dịch vụ mở thẻ, đồng thời hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. 

Để được hỗ trợ và tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Techcombank qua thông tin sau: