Khi thực hiện đóng tài khoản ngân hàng công ty, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo tính minh bạch và an toàn. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin liên quan giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục đúng theo quy định hiện hành.

Bạn đọc lưu ý: Đây là bài viết tổng hợp thông tin chung của thị trường, không đại diện cho sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Khi nào cần đóng tài khoản ngân hàng công ty?

Doanh nghiệp có thể thực hiện đóng tài khoản ngân hàng trong các trường hợp:

  • Công ty ngừng hoạt động, giải thể: Theo Điều 206, Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp giải thể phải thực hiện các thủ tục thanh lý tài sản, bao gồm việc đóng tài khoản ngân hàng
  • Không cần sử dụng tài khoản công ty: Theo Thông tư 23/2019/TT-NHNN, tài khoản không phát sinh giao dịch trong 6 tháng liên tục sẽ bị phong tỏa và ngân hàng có thể thu phí duy trì. Do đó, nếu không có nhu cầu sử dụng tài khoản, công ty nên chủ động đóng tài khoản để tránh phát sinh chi phí
  • Sáp nhập, hợp nhất công ty: Căn cứ Điều 201, Luật Doanh nghiệp 2020, công ty bị sáp nhập phải chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ cho công ty nhận sáp nhập Do đó, công ty bị sáp nhập cần hoàn tất thủ tục đóng tài khoản để chuyển giao cho công ty mới
  • Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp đóng tài khoản: Theo Quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, trong trường hợp ngân hàng phát hiện hoặc nghi ngờ có dấu hiệu gian lận liên quan đến tài khoản công ty, ngân hàng có quyền yêu cầu đóng tài khoản để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, khi công ty đang trong quá trình thanh tra, kiểm toán tài chính, ngân hàng có thể yêu cầu đóng tài khoản tạm thời để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, nhằm ngăn chặn các giao dịch bất thường và đảm bảo tính minh bạch của quá trình thanh tra
  • Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Theo Nghị định 52/2024/NĐ-CP, trường hợp công ty vi phạm pháp luật, chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế hay các khoản nợ đối với Nhà nước hoặc đối tác, cơ quan chức năng sẽ ra quyết định yêu cầu phong tỏa, đóng tài khoản công ty để thực hiện thu hồi công nợ
  • Doanh nghiệp có nhu cầu đổi ngân hàng: Nếu doanh nghiệp muốn đổi sang sử dụng ngân hàng khác thay vì ngân hàng hiện tại, doanh nghiệp cũng có thể chủ động báo đóng tài khoản

Doanh nghiệp có thể thực hiện đóng tài khoản ngân hàng khi công ty ngừng hoạt động kinh doanh hoặc khi được ngân hàng và nhà nước yêu cầu.

Doanh nghiệp có thể thực hiện đóng tài khoản ngân hàng khi công ty ngừng hoạt động kinh doanh hoặc khi được ngân hàng và nhà nước yêu cầu.

2. Quy trình và thủ tục đóng tài khoản ngân hàng công ty

2.1. Điều kiện đóng tài khoản doanh nghiệp

Để đóng tài khoản ngân hàng, công ty cần hoàn tất mọi nghĩa vụ tài chính liên quan, bao gồm các khoản phí còn tồn đọng như phí duy trì tài khoản, phí quản lý và phí dịch vụ ngân hàng điện tử. Trường hợp công ty không thực hiện thanh toán, ngân hàng có quyền từ chối yêu cầu đóng tài khoản hoặc tự động ghi nợ vào tài khoản của doanh nghiệp.

2.2. Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị

Để tiến hành đóng tài khoản, công ty cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Văn bản yêu cầu đóng tài khoản do đại diện pháp lý của công ty ký và đóng dấu
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người đại diện doanh nghiệp
  • Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
  • Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký của người được ủy quyền giao dịch tài khoản; giấy ủy quyền còn hiệu lực và CCCD của người được ủy quyền.
  • Các giấy tờ liên quan đến việc giải thể, chấm dứt hoạt động của công ty (nếu có)

2.3. Quy trình các bước thực hiện chi tiết

Quy trình đóng tài khoản ngân hàng công ty gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn của ngân hàng
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng giao dịch
  • Bước 3: Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, sau đó xác nhận việc đóng tài khoản
  • Bước 4: Công ty thực hiện thanh toán các khoản phí theo quy định của ngân hàng
  • Bước 5: Ngân hàng cấp giấy xác nhận đã đóng tài khoản cho doanh nghiệp

Lưu ý: Thông thường, ngân hàng sẽ xử lý hồ sơ đóng tài khoản trong vòng 3 - 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài hơn nếu phát sinh vấn đề hoặc cần bổ sung thêm giấy tờ.

Thời gian xử lý thủ tục đóng tài khoản ngân hàng kéo dài từ 3 - 5 ngày hoặc có thể dài hơn nếu trong quá trình phát sinh vấn đề

Thời gian xử lý thủ tục đóng tài khoản ngân hàng kéo dài từ 3 - 5 ngày hoặc có thể dài hơn nếu trong quá trình phát sinh vấn đề

3. Lưu ý khi làm thủ tục đóng tài khoản ngân hàng công ty

Để thủ tục đóng tài khoản ngân hàng công ty, doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và theo đúng kế hoạch, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xử lý số dư còn lại trong tài khoản: Sau khi hoàn tất thanh toán các khoản phí và nghĩa vụ, nếu tài khoản vẫn còn số dư, công ty cần chuyển số tiền này sang tài khoản khác hoặc rút ra theo quy định của ngân hàng
  • Không cần phải thông báo với cơ quan thuế hay sở kế hoạch đầu tư khi đóng tài khoản ngân hàng (theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021). Tuy nhiên, nếu công ty đang trong quá trình giải thể hoặc chuyển đổi hình thức pháp lý thì cần thông báo theo quy trình riêng theo quy định pháp luật
  • Lưu giữ chứng từ đóng tài khoản: Công ty nên lưu giữ giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc đóng tài khoản để làm bằng chứng khi cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp có tranh chấp phát sinh sau này
  • Thông báo cho các bên liên quan nếu có các khoản thanh toán hoặc thanh toán tự động liên kết với tài khoản ngân hàng

4. Câu hỏi thường gặp về đóng tài khoản ngân hàng công ty

4.1. Có mất phí khi làm thủ tục đóng tài khoản không?

Mức phí đóng tài khoản ngân hàng công ty phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng và thời gian sử dụng tài khoản. Để biết chính xác chi phí, doanh nghiệp nên liên hệ hotline của ngân hàng để được hỗ trợ.

4.2. Sau khi đóng tài khoản có thể mở lại không?

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), sau khi đã khóa tài khoản ngân hàng, khách hàng vẫn có thể mở lại tài khoản đó nếu có nhu cầu. Tuy nhiên việc này chỉ áp dụng cho các trường hợp tài khoản bị đóng hoặc tạm khóa theo yêu cầu của chủ tài khoản. Trong trường hợp đã đóng vĩnh viễn tài khoản cũ, khách hàng có thể mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp mới để sử dụng.

Đối với các trường hợp tài khoản bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định riêng để được chấm dứt phong tỏa trước khi mở lại tài khoản.

Doanh nghiệp cần phải chấm dứt phong tỏa trước khi làm thủ tục mở lại tài khoản

Doanh nghiệp cần phải chấm dứt phong tỏa trước khi làm thủ tục mở lại tài khoản

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy định liên quan đến việc đóng tài khoản công ty.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

  • Chuyên viên Quản lý khách hàng doanh nghiệp
  • Hệ thống chi nhánh/phòng giao dịch Techcombank trên toàn quốc
  • Trung tâm Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp (hotline 24/7): 1800 6556 (trong nước) hoặc +84 24 73036556 (quốc tế)
  • Email: hotrodoanhnghiep@techcombank.com.vn

 

Mở tài khoản doanh nghiệp tại Techcombank

An toàn, thuận tiện - Nhanh chóng, chính xác