Thẻ tín dụng hay thẻ Credit là gì? Khám phá thông tin chức năng, lợi ích, những lưu ý để sử dụng thẻ tín dụng an toàn, hiệu quả trong bài viết sau của Techcombank.
Nhiều người băn khoăn “thẻ tín dụng là gì’’ khi loại thẻ này đang dần trở thành hình thức thanh toán thẻ không thể thiếu. Trước khi quyết định có nên sử dụng loại thẻ này hay không, khách hàng hãy cùng tìm hiểu nội dung về 8 thông tin cần biết về thẻ tín dụng trong bài viết dưới đây.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ ngân hàng cho phép người sở hữu sử dụng để thanh toán trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Điều này có nghĩa là bạn sẽ “mượn” ngân hàng một số tiền để mua sắm, chi tiêu và cuối kỳ sẽ phải trả lại đầy đủ hoặc một phần số tiền đã mượn cho ngân hàng.
Người sử dụng có thể dùng thẻ tín dụng để thanh toán trực tiếp thông qua máy quẹt thẻ POS, thanh toán trực tuyến bằng ứng dụng của ngân hàng hoặc liên kết với các ví điện tử.
Mở thẻ tín dụng Techcombank với nhiều hạng thẻ và mẫu mã thời thượng.
Khi bắt đầu tìm hiểu thẻ tín dụng (credit card) là gì và sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ credit, khách hàng thường có các câu hỏi như:
Là giá trị tín dụng tối đa mà chủ thẻ được ngân hàng cho phép sử dụng trong một chu kỳ tín dụng. Hạn mức tín dụng cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào khả năng tài chính và độ uy tín của chủ thẻ ngay tại thời điểm mở thẻ.
Mức lãi suất được tính trên khoản nợ còn lại của chủ thẻ trong trường hợp chủ thẻ không hoàn trả số tiền đúng hạn.
Là bảng thống kê và hệ thống chi tiết các giao dịch mà chủ thẻ đã thực hiện giao dịch/thanh toán trong một khoảng thời gian quy định (kỳ sao kê).
Là số tiền ít nhất mà chủ thẻ cần thanh toán cho ngân hàng khi đến kỳ hạn theo thông báo của sao kê thẻ tín dụng để không bị phạt phí trả chậm và liệt vào danh sách nợ xấu.
Chủ thẻ có thể trả nợ thẻ tín dụng bằng nhiều cách khác nhau, như: thanh toán trên ứng dụng Mobile Banking hoặc Internet Banking, chuyển tiền từ thẻ khác vào thẻ tín dụng, thanh toán trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng, liên kết với thẻ khác và cài đặt tự động thanh toán...
Techcombank ra mắt nhiều loại thẻ tín dụng, đa dạng hạn mức chi tiêu cho nhiều đối tượng khách hàng.
Thẻ tín dụng được xem như một giải pháp tài chính mới cho người sử dụng bởi mang lại nhiều lợi ích thiết thực như:
>>> Xem thêm: 8 lợi ích khi mở và sử dụng thẻ tín dụng “đánh bại” tiền mặt
Sử dụng thẻ tín dụng Techcombank mua sắm online, không lo thiếu ưu đãi.
Thẻ tín dụng (Thẻ Credit Card) sẽ được phân loại theo 4 hình thức sau:
Thẻ tín dụng Techcombank Visa Signature - Xứng tầm đẳng cấp.
Với sứ mệnh hỗ trợ khách hàng chi tiêu thuận tiện hơn, thẻ tín dụng nổi bật với những với các chức năng sau:
Thanh toán trả sau là chức năng chính của thẻ tín dụng. Hiểu đơn giản là khách hàng sẽ dùng số tiền mà thẻ được cấp để trả trước các khoản phí bất kỳ, sau đó hoàn trả lại ngân hàng trong thời gian quy định.
Thông thường, thẻ tín dụng có các hình thức thanh toán như sau:
Việc thanh toán trả sau bằng thẻ tín dụng giúp khách hàng dễ dàng thanh toán mọi lúc mọi nơi mà không cần tiền mặt. Bên cạnh đó, thẻ tín dụng còn là giải pháp hợp lý để thanh toán đúng hạn các khoản phí cá nhân, dễ dàng kiểm soát chi tiêu và giúp chủ thẻ giảm bớt áp lực tài chính. |
Sử dụng thẻ tín dụng Techcombank, dễ dàng thanh toán mọi lúc mọi nơi.
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là sử dụng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt tại máy ATM thay cho thẻ ghi nợ, là khoản tạm vay trong thẻ tín dụng, không phải là giao dịch rút tiền từ tài khoản của thẻ ghi nợ hay tiết kiệm.
Thông thường, khách hàng sẽ rút tiền từ thẻ tín dụng để tiêu dùng cho những khoản chi cần dùng tiền mặt hoặc trường hợp cần tiền gấp. Tuy nhiên, phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tương đối cao, rơi vào khoảng 4%. Do đó, người dùng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng tính năng này.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở và trang thương mại điện tử cho phép trả góp mua sắm thông qua thẻ tín dụng các sản phẩm như: điện thoại, laptop, TV… với đa dạng kỳ hạn trả góp phổ biến từ 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng đến 24 tháng với lãi suất từ 0 - 10%/năm.
Đây là tính năng trả góp độc quyền mà chỉ có ở thẻ tín dụng, do đó, khách hàng nên tận dụng ưu đãi độc quyền này một cách hợp lý để cân bằng tài chính cho những khoản mua lớn.
Mở thẻ tín dụng Techcombank, tích điểm mua sắm cùng (Lưu ý, chương trình khuyến mãi tại các ngân hàng sẽ liên tục được cập nhật nên có thể dẫn đến sự sai lệch về các con số khuyến mãi).
Điều kiện và thủ tục đăng ký phát hành thẻ credit là gì thì việc này tại mỗi ngân hàng là khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số điều kiện và thủ tục cơ bản sau đây trước khi mở thẻ.
Khách hàng cá nhân muốn mở thẻ tín dụng cần đáp ứng một số tiêu chuẩn sau:
Mở thẻ tín dụng Techcombank, hoàn tiền thả phanh.
Khi đăng ký cấp thẻ tín dụng, tùy vào loại thẻ và ngân hàng mà bạn cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục khác nhau. Một số giấy tờ cơ bản như:
Ngoài những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại (đã được đề cập tại phần trên), loại thẻ này cũng tồn tại nhiều hạn chế mà khách hàng cần lưu ý như sau:
Tóm lại, việc sử dụng thẻ tín dụng vừa có ưu điểm lẫn khuyết điểm. Nhưng nhìn chung, thẻ tín dụng vẫn là một giải pháp tài chính tuyệt vời cho cả cá nhân và doanh nghiệp khi cần chi tiêu gấp một khoản tiền lớn trong thời gian ngắn. |
Trước và trong khi sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng cần ghi nhớ những lưu ý khi dùng thẻ tín dụng sau để có trải nghiệm sử dụng tốt nhất và không phát sinh các vấn đề bất cập:
Thẻ tín dụng Techcombank với công nghệ bảo mật 3D Secure chống mất cắp thông tin, nhanh chóng phát hiện giao dịch bất thường và khóa tài khoản.
1. Có thể mở thẻ tín dụng mà không cần chứng minh thu nhập không?
Chứng minh thu nhập là điều kiện cơ bản nhất để làm thẻ tín dụng, tuy nhiên cũng có một số ngân hàng cho phép mở thẻ tín dụng mà không cần chứng minh thu nhập thông qua tài sản đảm bảo và các giấy tờ thay thế khác như Techcombank, TPBank...
2. Mở thẻ tín dụng nhưng không dùng có sao không?
Mở thẻ tín dụng nhưng không dùng không sao cả. Tuy nhiên, nếu không dùng thẻ tín dụng đó nữa, khách hàng nên liên hệ ngân hàng đóng thẻ để tránh việc phải đóng phí thường niên hàng năm.
3. Thẻ tín dụng có mật khẩu không?
Thẻ tín dụng có mật khẩu (mã PIN), sẽ được yêu cầu cung cấp khi chủ thẻ thực hiện các giao dịch như rút tiền mặt, thanh toán hóa đơn… Trong một số trường hợp khi quẹt thẻ trực tiếp tại các máy POS thì khách hàng không cần nhập mật khẩu/mã PIN mà sẽ thanh toán thẳng hoặc sử dụng mã CVV.
4. Nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không?
Việc nợ xấu có mở được thẻ tín dụng hay không sẽ theo chính sách của từng Tổ chức tín dụng theo theo từng thời kỳ. Tuy nhiên thông thường thì khách hàng đang có nợ xấu sẽ không được cấp thẻ tín dụng. Còn khách hàng đã có lịch sử nợ xấu thì tùy thuộc vào chính sách của từng tổ chức.
5. Làm thẻ tín dụng có mất phí không?
Đa số các ngân hàng hiện nay đều có chính sách miễn/hoàn phí phát hành thẻ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, khách hàng có thể vẫn phải chi trả các loại phí như: Phí thường niên, rút tiền mặt, phí giao dịch quốc tế, phí sử dụng vượt hạn mức… nếu sử dụng dịch vụ.
6. Thẻ tín dụng được rút tối đa bao nhiêu tiền?
Thông thường thẻ tín dụng được rút tối đa trong khoảng từ 50% đến 80% của hạn mức tín dụng được cấp.
7. Nên mở thẻ tín dụng hạn mức cao, an toàn, nhiều ưu đãi ở đâu?
Hiện Techcombank đang được đánh giá là ngân hàng uy tín cung cấp dịch vụ mở thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi cho khách hàng mới như:
Mở thẻ tín dụng Techcombank, thỏa sức khởi hành đam mê muôn nơi với ưu đãi hoàn tiền lên tới 5%.
Mong rằng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Thẻ tín dụng là gì?” một cách rõ ràng cho quý khách hàng. Việc mở thẻ tín dụng trong thời đại ngày nay có thể xem là một giải pháp tài chính hoàn hảo giúp các cá nhân và doanh nghiệp chi tiêu tiện lợi hơn, dễ dàng kiểm soát nguồn tiền của mình.
Nếu khách hàng đang có ý định mở thẻ tín dụng thì hãy đến ngay các điểm giao dịch của Techcombank trên toàn quốc hoặc liên hệ qua hotline sau đây để nhận được tư vấn miễn phí 24/7: