Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF)
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và tài chính Techcom (TCFIN)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcom (TCSME)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom (TCRES)
Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt Techcom (TCFF)
Thẻ tín dụng có rút tiền mặt được không? Tìm hiểu chi tiết về rút tiền thẻ tín dụng là gì, phí rút tiền, hạn mức và các hình thức rút tiền từ thẻ tín dụng trong bài viết sau đây
Nhiều khách hàng thắc mắc thẻ tín dụng có rút tiền mặt được không và nếu được thì cách thực hiện như thế nào. Trên thực tế, khách hàng hoàn toàn có thể rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng tại phòng giao dịch hoặc cây ATM nếu cần sử dụng gấp. Tuy nhiên, trước khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, khách hàng nên nắm rõ các lưu ý trong bài viết dưới đây.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Câu trả lời là CÓ. Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là hình thức sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại cây ATM hoặc phòng giao dịch. Số tiền đã rút sẽ được ghi nhận thành khoản tiền đã chi tiêu từ thẻ. Tại thời điểm rút tiền, hạn mức tín dụng trong chu kỳ sao kê sẽ giảm tương ứng với số tiền đã rút.
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng sẽ mất phí (lên tới 4%/tổng số tiền rút), khoản tiền này cũng không được miễn lãi 45 - 55 ngày như các giao dịch khác bằng thẻ tín dụng trong kỳ sao kê.
Hiện có 2 cách để rút tiền mặt từ thẻ tín dụng đó là: rút tại cây ATM hoặc rút tại quầy giao dịch.
Việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại ATM cũng có quy trình tương tự như các loại thẻ ATM thông thường, bao gồm 3 bước sau:
Các chủ thẻ cần lưu ý rằng chỉ có hình thức rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trực tiếp tại ATM là hợp pháp.
Nếu cần biết thêm chi tiết về các bước thực hiện và những lưu ý rút tiền mặt đúng cách, quý khách hàng hãy tìm hiểu cách rút tiền từ thẻ tín dụng để đảm bảo thực hiện chính xác thao tác.
Để rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại phòng giao dịch, khách hàng cần mang theo CCCD (được sử dụng để đăng ký mở thẻ) còn hiệu lực, thẻ tín dụng và làm theo 4 bước sau:
Khách hàng có thể rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng.
Khách hàng nên cân nhắc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng vì sẽ cần trả phí rút tiền lên tới 4% trên tổng số tiền rút và lãi suất lên tới 20 - 30%/năm (tùy theo chính sách của từng ngân hàng tại từng thời điểm), tính từ thời điểm rút tiền thành công. Số tiền lãi cần thanh toán cuối kỳ sẽ được tính theo công thức:
Tiền lãi = Số tiền rút x Lãi suất/365 x Số ngày rút
Ví dụ: Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng có ngày đến hạn thanh toán là 15/5. Vào ngày 29/4, khách hàng rút 5 triệu đồng. Với lãi suất áp dụng là 30%/năm và phí rút tiền mặt là 4%, tổng số tiền mà khách phải trả lại cho ngân hàng lần lượt là:
Trong đó, phí rút tiền mặt sẽ trừ thẳng vào số tiền chủ thẻ rút vào ngày 29/4. Đến ngày 15/5, khách hàng sẽ cần trả tiếp dư nợ gốc và tiền lãi.
Dựa theo công thức trên, nếu chủ thẻ rút càng nhiều tiền mặt từ thẻ tín dụng thì tiền phí và lãi suất áp dụng sẽ càng cao. Nếu khách hàng không kiểm soát chi tiêu thì đây sẽ là một khoản tiền đáng kể phải chi trả.
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng sẽ phải chịu phí rút cao tới 4% và lãi suất lên tới 20 - 30%/năm.
>>> Tham khảo bài viết Hướng dẫn cách sử dụng thẻ tín dụng thông minh để tận dụng tối đa lợi ích từ thẻ tín dụng.
Số tiền được rút từ thẻ tín dụng sẽ không được miễn lãi 45 – 55 ngày nên có thể khiến tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ tăng lên. Trong trường hợp không thanh toán đúng hạn, chủ thẻ sẽ phải nộp thêm phí trả chậm và lãi thanh toán chậm.
Vào ngày đến hạn thanh toán, nếu khả năng tài chính không cho phép, khách hàng có thể thanh toán dư nợ tối thiểu (khoảng 5% tổng dư nợ gốc). Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp ngắn hạn để không phải chịu phí phạt, vì số dư nợ còn lại vẫn bị tính lãi suất cho tới ngày hoàn trả toàn bộ. Do vậy, khách hàng cần tính toán tài chính hợp lý để thanh toán dư nợ đúng hạn, tránh mắc phải rủi ro mất khả năng thanh toán.
Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng có thể hình thành dư nợ lớn khiến chủ thẻ dễ mất khả năng thanh toán.
Khi rút tiền từ thẻ tín dụng, khách hàng không được rút quá 80% hạn mức thẻ. Ngoài ra, chủ thẻ cũng cần đảm bảo hạn mức rút tiền tại ATM không vượt 50 - 200 triệu mỗi ngày và không quá 20 triệu mỗi lần rút. Do đó, nếu cần rút số tiền lớn thì khách hàng sẽ phải thao tác nhiều lần và còn bị phụ thuộc vào lượng tiền có sẵn trong cây ATM.
Khách hàng sẽ bị giới hạn hạn mức rút tiền thẻ tín dụng theo quy định của ngân hàng.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị (không phải ngân hàng) cung cấp dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng với mức phí thấp và hạn mức rút cao, thậm chí lên tới 100% hạn mức của thẻ. Tuy nhiên, đây là các dịch vụ không hợp pháp, có thể mang đến rủi ro tài chính cho chủ thẻ.
Khi đồng ý sử dụng dịch vụ, phía đơn vị sẽ yêu cầu chủ thẻ cung cấp thông tin cá nhân bao gồm số thẻ, mã CVV/CVC, CMND/CCCD… để tạo một giao dịch ảo dưới tên chủ thẻ nhằm thực hiện hành vi rút tiền qua máy POS, ngụy trang thành giao dịch quẹt thẻ chi tiêu thông thường.
Khi nhận thấy các giao dịch bất thường, ngân hàng sẽ có quyền đánh giá tính hợp pháp của giao dịch và thu hồi thẻ, khóa thẻ, giảm điểm tín dụng, bị hạn chế đăng ký làm thẻ tín dụng mới hoặc tham gia các khoản vay vốn khác tại ngân hàng (nếu cần).
Để cảnh báo về vấn nạn dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng đang tràn lan trên mạng xã hội những năm gần đây, Đài Truyền hình Công an Nhân dân ANTV cũng đã có bài phóng sự cận cảnh về chiêu trò của những đơn vị này. Khách hàng nên theo dõi các tin tức được cập nhật thông qua báo chí để nâng cao cảnh giác.
Nhận diện rủi ro từ dịch vụ rút tiền, đáo nợ thẻ tín dụng “chui” | Góc nhìn chuyên gia | ANTV
Qua đó, khách hàng cần nắm rõ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại ATM là hình thức rút tiền từ thẻ tín dụng hợp pháp duy nhất hiện nay (theo quy định của Thông tư 19/2016/TT-NHNN). Các hình thức rút tiền thông qua đơn vị trung gian thứ 3 hoặc thông qua tổng đài ngân hàng mạo danh đều vi phạm pháp luật và bị cấm.
Không thể phủ nhận rằng tính năng rút tiền từ thẻ tín dụng mang đến nhiều lợi ích cho chủ thẻ khi cần tiền mặt gấp như: Rút tiền nhanh chóng, có thể rút mọi lúc mọi nơi tại bất kỳ cây ATM nào mà không cần giấy tờ hay thủ tục phức tạp.
Tuy nhiên, ngân hàng vẫn khuyến khích chủ thẻ chỉ nên rút tiền từ thẻ tín dụng trong trường hợp thật sự cấp bách. Và nếu thực hiện rút tiền thì khách hàng cần dự trù tài chính để thanh toán dư nợ đúng hạn.
Khách hàng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng cần dự trù tài chính để đảm bảo có đủ khả năng thanh toán cuối kỳ.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc thẻ tín dụng có rút tiền mặt được không. Theo đó, khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại cây ATM hoặc quầy giao dịch đều được, tuy nhiên, khách hàng cần nắm được 4 lưu ý quan trọng trước khi quyết định có nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hay không. Đặc biệt, khách hàng cần chú ý chỉ được rút tiền trực tiếp tại ATM của ngân hàng và chỉ nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trong trường hợp thật sự cần thiết.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp xoay quanh các vấn đề của thẻ tín dụng, quý khách vui lòng liên hệ Techcombank theo các phương thức sau đây để được hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng:
Tất cả thẻ ATM đều có mã PIN, được hiểu là lớp bảo mật để truy cập và sử dụng thẻ. Cùng tìm hiểu tất cả thông tin liên quan đến mã PIN thẻ ATM trong bài viết sau!
Việc hiểu khái niệm, vị trí, chức năng, cách sử dụng và các lưu ý bảo mật số CVV/CVC sẽ giúp bạn giao dịch an toàn hơn với thẻ ngân hàng. Khám phá ngay hôm nay!
Học sinh sinh viên nên làm thẻ ngân hàng nào? Tìm hiểu ngay loại thẻ phù hợp với học sinh, sinh viên và danh sách các ngân hàng có nhiều ưu đãi trong bài viết sau.