Chương 3 - Thành Tựu Của Tech
Báo cáo toàn cảnh Ngân hàng
“Sức mạnh của mô hình kinh doanh giúp chúng tôi đạt tăng trưởng lợi nhuận tích cực, chất lượng tài sản và an toàn vốn dẫn đầu ngành, bất chấp khó khăn tại một số mảng kinh doanh chính.”
Giám đốc Tài chính tập đoàn
Alexandre Macaire
Năm 2022, bất chấp những khó khăn diễn ra trên toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chứng tỏ khả năng phục hồi ấn tượng.
Lợi nhuận trước thuế
25.568 tỷ đồng (+10,0% so với năm trước)
TOI
40.902 tỷ đồng (+10,3% so với năm trước)
CASA
∼37,0%
ROE
19,6%
ROA
3,2%
CAR
15,2%
NPL
∼0,72%
Tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng tích cực, nhờ đa dạng hóa thu nhập từ phí
Thu nhập lãi thuần (NII):
đạt 30,3 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 13,5%
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (NFI) tăng:
24,8%
- Thu phí dịch vụ thẻ: 1.980,6 tỷ đồng, +83,5% N/N
- Thu phí từ dịch vụ bảo hiểm: 1.750,6 tỷ đồng, +12,3% N/N
- Thu từ tài trợ thương mại bao gồm thư tín dụng (LC): 2.016,0 tỷ đồng, +154,0% N/N
- Quản lý tiền mặt và các khoản thanh toán: 467,7 tỷ đồng, +76,2% N/N
- Doanh thu từ kinh doanh ngoại hối: 912,2 tỷ đồng, +74,8% N/N
- Phí dịch vụ ngân hàng đầu tư: 2.591,2 tỷ đồng, -28,1% N/N
Quản lý thận trọng chi phí hoạt động, tập trung đầu tư tăng trưởng
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR)
32,8%
Chi phí công nghệ và hạ tầng
57%
Chi phí hoạt động tăng 19,9% so với năm 2021, lên mức 13,4 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) trong năm 2022 được kiểm soát ở mức 32,8%.
Chi phí nhân sự
- Chi phí đào tạo tăng 88% so với 2021.
Chi phí tiếp thị và quảng cáo
- Năm 2022, chi phí tiếp thị và quảng cáo tăng 63% N/N
- Video “Why not?” dành cho sản phẩm Inspire
- Đại chiến dịch “Mèo Đại Cát”
- Hợp tác tổ chức các giải marathon tại TP.HCM và Hà Nội
- Những chiến dịch truyền thông đã góp phần giúp chúng tôi đạt được điểm số quảng cáo ròng NPS hàng đầu trong ngành, theo YouGov.
Chi phí công nghệ và hạ tầng
- Trong năm 2022, chi phí công nghệ và hạ tầng của chúng tôi đạt 1.516 tỷ đồng, tăng 57%.
Quản trị bảng cân đối lành mạnh
- Tổng tài sản của Ngân hàng tăng trưởng 22,9% đạt 699.033 nghìn tỷ đồng tại ngày 31/12/2022
- Cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp đạt 461.539 tỷ đồng (tăng 12,5% so với cuối năm 2021)
- Tăng trưởng tín dụng bán lẻ đạt 226,5 nghìn tỷ, tăng 40,1%
- Cho vay doanh nghiệp SME đạt 69,4 nghìn tỷ, tăng 7,3% so với năm trước
- Dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay và trái phiếu) của khách hàng doanh nghiệp lớn giảm 9,9% so với năm trước, đạt 165,6 nghìn tỷ và chiếm 35,9% danh mục tín dụng
- Lợi suất tài sản tăng lên mức 7,5%.
Ngoài các kiểm tra theo quy định, chúng tôi cũng thực hiện nhiều kiểm tra sức căng thanh khoản dựa trên các sự kiện ảnh hưởng thanh khoản ở các quy mô khác nhau trên toàn thị trường cũng như các kịch bản của riêng Techcombank. Mục đích của thử nghiệm là để dự báo dòng tiền trong một giai đoạn nhất định, giả định lượng tiền rút ra tăng lên đột biến hoặc khả năng tiếp cận nguồn vốn liên ngân hàng đột ngột bị hạn chế. Ngoài ra, Ngân hàng cũng chuẩn bị kịch bản dự phòng thanh khoản (Liquidity Contingency Plan - LCP), giúp đưa ra các biện pháp phản hồi và ngăn ngừa kịp thời trong trường hợp xảy ra khủng hoảng thanh khoản.
Nền tảng vốn vững chắc nhờ tăng trưởng mạnh mẽ từ tiền gửi khách hàng trong nước và nguồn vốn quốc tế
- Techcombank đã thành công nâng tổng các nguồn huy động vốn thêm 21,5% lên mức 559.981 tỷ đồng, trong khi vẫn duy trì chi phí vốn (CoF) thấp thứ ba trong toàn ngành ngân hàng Việt Nam.
- Tiền gửi khách hàng, bao gồm chứng chỉ tiền gửi tăng trưởng 12,8%.
- Đầu năm 2022, Techcombank đã ký kết khoản vay đồng tài trợ mang tính bước ngoặt trị giá 1,0 tỷ đô la Mỹ, qua đó đánh dấu một cột mốc quan trọng nữa của Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn nước ngoài.
Nền tảng vốn vững chắc
- Tổng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đã tăng 21,9%
- Tỷ lệ an toàn vốn của chúng tôi tiếp tục ở mức cao, tăng từ 15,0% vào cuối năm 2021 lên 15,2% vào cuối năm 2022
Quản trị thanh khoản cẩn trọng
- Năm 2022, các tỷ lệ theo quy định của Ngân hàng được cải thiện hoặc giữ vững ở mức cao hơn nhiều so với hạn mức do NHNN đặt ra.
Tỷ lệ thanh khoản
- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
- Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày - Đồng
- Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi
- Nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
Hạn mức 2022
%- ≥ 10%
- ≥ 50%
- ≤ 85%
- ≤ 34%
Thực tế 31/12/2022
%- 18,10%
- 78,51%
- 76,57%
- 28,75%
Hạn mức 2021
%- ≥ 10%
- ≥ 50%
- ≤ 85%
- ≤ 37%
Thực tế 31/12/2021
%- 14,98%
- 60,78%
- 75,00%
- 28,77%
Chất lượng tài sản vững mạnh
- Techcombank vẫn giữ vững được tỷ lệ nợ xấu (NPL) tại ngày 31/12/2022 ở mức 0,72%
- Tỷ lệ NPL trước CIC của Ngân hàng mẹ ổn định ở mức 0,58%.
Triển vọng tương lai: biến động trong ngắn hạn, nhưng tiềm năng dài hạn vẫn tích cực
Khi kết thúc năm 2021 phần lớn các chỉ số về sinh lời và hiệu quả của Techcombank đều vượt tiến độ 1-2 năm trong kế hoạch 5 năm của Ngân hàng.
Nhìn chung, 2023 sẽ là năm Techcombank củng cố quỹ đạo tăng trưởng và chiến lược 5 năm của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đặc biệt chú trọng duy trì chất lượng vững mạnh của bảng cân đối kế toán, sức khỏe của các khách hàng trong hệ sinh thái, tăng tốc đầu tư vào các định vị giá trị, sản phẩm ngân hàng số và thu hút khách hàng mới trên quy mô lớn.
Kế hoạch kinh doanh 2023
Ban Lãnh đạo Techcombank đã thông qua và dự kiến trình lên cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh 2022 trong Đại hội đồng cổ đông (diễn ra ngày 22 tháng 4 năm 2023) như sau:
(i) Dư nợ tín dụng (1)
511.297 tỷ đồng (tăng trưởng 15% hoặc cao hơn theo chỉ tiêu được NHNN cấp).
(ii) Huy động vốn
Phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế nhằm tối ưu hóa nguồn huy động.
(iii) Lợi nhuận trước thuế hợp nhất
22.000 tỷ đồng (giảm 14% so với năm trước).
(iv) Nợ nhóm 3-5 (2)
Thấp hơn 1,5%.
(1) Số dư tín dụng riêng Ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
(2) Nợ nhóm 3-5 của Ngân hàng mẹ, không tính đến ảnh hưởng từ CIC