Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều là các phương thức thanh toán không cần tiền mặt được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhìn chung, 2 loại thẻ này có chức năng sử dụng tương tự nhau nhưng về bản chất và cách sử dụng lại hoàn toàn khác biệt. Cụ thể, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin đúng nhất về 2 loại thẻ này.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Định nghĩa chính xác về thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng

Để hiểu rõ về bản chất của thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, trước tiên, người dùng cần nắm được khái niệm chính xác nhất của 2 loại thẻ này:

1.1. Thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ hay còn được gọi là thẻ thanh toán hoặc Debit Card. Về bản chất, loại thẻ này được sử dụng với cơ chế “Nạp bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu”. Điều này nghĩa là người dùng chỉ có thể sử dụng thẻ này để giao dịch, thanh toán với đúng số tiền mà đã được nạp vào trong thẻ hoặc tài khoản liên kết trước đó. 

Thẻ nội địa Techcombank

Thẻ thanh toán nội địa chỉ có thể thực hiện thanh toán và giao dịch trong nước, còn thẻ ghi nợ quốc tế có thể thực hiện giao dịch và thanh toán được cả ở trong và ngoài nước.

Hiện nay, thẻ ghi nợ được chia làm 2 loại phổ biến là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế với chức năng là thanh toán các sản phẩm/dịch vụ, rút tiền mặt tại cây ATM hoặc máy POS được cấp phép, hay chuyển khoản giao dịch.

Thông thường, phí sử dụng của thẻ ghi nợ nội địa thường rẻ hơn nhiều so với thẻ ghi nợ quốc tế.

1.2. Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng còn có tên gọi khác là thẻ Credit (Credit Card). Về bản chất thẻ tín dụng là loại thẻ “Chi tiêu trước, trả tiền sau” bởi thẻ cho phép khách hàng sử dụng hạn mức tín dụng (số tiền ngân hàng cho vay trước) để thanh toán các giao dịch mua sắm hoặc tiêu dùng và người dùng sẽ trả lại số tiền đó vào cuối kỳ. 

Hiện nay thẻ tín dụng có hai loại thẻ phổ biến là thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế. Cả 2 loại thẻ này đều cho phép người dùng giao dịch/thanh toán online & offline, rút tiền mặt và trả góp mua sắm.

Mua sắm qua thẻ tín dụng Techcombank

Thẻ tín dụng là một phương thức thanh toán thông minh, tiện lợi.

>>> Để tìm hiểu thêm về thẻ tín dụng, tham khảo bài viết "Thẻ tín dụng (Credit Card) là gì? 8 thông tin cần biết về thẻ tín dụng"

2. Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ 

Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều là phương thức thanh toán và quản lý chi tiêu nhưng hai loại thẻ này khác nhau về bản chất. Sự khác biệt giữa hai loại thẻ được thể hiện bằng các tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí 

Thẻ tín dụng 

Thẻ ghi nợ 

Đặc điểm nổi bật 

Chi tiêu trước trả tiền sau.

Nạp tiền trước chi tiêu sau.

Cấu tạo thẻ mặt trước

  • Dòng chữ “Credit" kèm theo các thông tin: Logo ngân hàng, logo tổ chức liên kết phát hành (Visa, Mastercard, JCB). 
  • Tên chủ thẻ.
  • Số thẻ.
  • Thời gian hiệu lực của thẻ.
  • Dòng chữ “Debit" và logo thương hiệu của tổ chức phát hành (logo ngân hàng và tổ chức liên kết: Visa, Mastercard, Napas).
  • Tên chủ thẻ.
  • Số thẻ.
  • Thời gian hiệu lực của thẻ.

Cấu tạo thẻ mặt sau

  • Bao gồm các dãy số bảo mật CVV/CVC.
  • Ô chữ ký.
  • Bao gồm các dãy số bảo mật CVV/CVC.
  • Dải băng từ chứa thông tin được mã hoá.
  • Thông tin của ngân hàng phát hành.

Chức năng 

  • Rút tiền mặt (phí rút tiền cao).
  • Thanh toán online & offline, thanh toán dịch vụ, hoá đơn.
  • Trả góp lãi suất thấp từ 0%.
  • Rút tiền mặt (phí rút tiền thấp hoặc miễn phí).
  • Thanh toán online & offline trong và ngoài nước.
  • Chuyển tiền tại cây ATM và phòng giao dịch.

Điều kiện đăng ký

  • Người Việt Nam trên 18 tuổi: Cần có giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND/Hộ chiếu, bản sao sổ hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng...) và giấy chứng minh thu nhập (Sao kê bảng lương, hợp đồng lao động).
  • Người nước ngoài trên 18 tuổi cư trú tại Việt Nam trên 12 tháng: Cần có các giấy tờ để chứng minh thời hạn cư trú hợp pháp tại Việt Nam (hộ chiếu, thị thực, giấy chứng nhận miễn thị thực nhập cảnh, giấy chứng nhận hoặc thẻ tạm trú/ thường trú hợp pháp) và và giấy chứng minh thu nhập (Sao kê bảng lương, hợp đồng lao động).
  • Người Việt Nam trên 15 tuổi: Cần có CMT/ CCCD/Hộ chiếu.
  • Người nước ngoài được phép cư trú hợp pháp tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên: Cần có các giấy tờ để chứng minh thời hạn cư trú hợp pháp tại Việt Nam (hộ chiếu, thị thực, giấy chứng nhận miễn thị thực nhập cảnh, giấy chứng nhận hoặc thẻ tạm trú/ thường trú hợp pháp).

Biểu phí

  • Phí rút tiền: 4% trên tổng số tiền giao dịch hoặc theo quy định của từng ngân hàng.
  • Phí thường niên: Giao động từ 500.000 - 2.000.000 VND tùy hạn mức thẻ và ngân hàng phát hành thẻ.
  • Phí rút tiền: Chỉ từ 0 - 1.000 VND tại ATM của ngân hàng hoặc từ 3.000 - 10.000 VND tại ATM khác ngân hàng.
  • Phí thường niên: Giao động từ 100.000 - 150.000 VND tùy hạng thẻ và ngân hàng phát hành thẻ.

Lãi suất

Lãi suất khoảng 20 - 40 %/năm khi thanh toán dư nợ chậm và 20 - 40%/năm khi rút tiền trực tiếp tại cây ATM.

Không áp dụng lãi suất khi rút tiền mặt tại cây ATM và khi thanh toán dư nợ chậm. 

Hạn mức thẻ

Quy định hạn mức giao dịch theo lần, ngày tùy theo chính sách của từng ngân hàng.

Chương trình khuyến mãi 

Nhiều ưu đãi, giảm giá, tích điểm, hoàn tiền từ ngân hàng phát hành và các đối tác liên kết với ngân hàng.

Nhiều ưu đãi, giảm giá, tích điểm, hoàn tiền từ ngân hàng phát hành và các đối tác liên kết với ngân hàng.

Từ những yếu tố trên, bạn có thể dễ dàng nhận thấy thẻ tín dụng có công dụng như một “giải pháp”, giúp người dùng chi tiêu trước những dịch vụ, hóa đơn trong cuộc sống, còn thẻ ghi nợ có tác dụng như một ví tiền giúp người dùng chuyển hóa hình thức chi tiêu từ tiền mặt sang sử dụng thẻ thanh toán.

 Thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng

Tuỳ vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà quý khách có thể lựa chọn sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng.

3. So sánh ưu nhược điểm của thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng 

Thẻ Debit và Credit là giải pháp thanh toán và quản lý chi tiêu tiện lợi giúp khách hàng giải quyết các vấn đề nhanh chóng. Tuy nhiên, hai loại thẻ này cũng có nhiều hạn chế. Cụ thể:

Tiêu chí 

Thẻ tín dụng (Credit Card)

Thẻ ghi nợ (Debit Card)

Ưu điểm

  • Sử dụng tiện lợi: Thẻ nhỏ gọn, được chấp nhận sử dụng tại nhiều điểm thanh toán cả trong nước và quốc tế. 
  • Đa dạng chức năng: Thẻ có thể được sử dụng để thanh toán mua sắm online và offline, rút tiền mặt và trả góp từ 0%.
  • Chương trình ưu đãi: Thẻ được tích hợp đa dạng chương trình ưu đãi như giảm giá tới 50%, hoàn tiền tới 5%, tích điểm đổi thưởng và các đặc quyền sử dụng dịch vụ khác tùy theo chính sách ngân hàng.
  • Tài chính linh hoạt: Thẻ có thể giải quyết nhu cầu tài chính tạm thời với cơ chế “chi tiêu trước trả tiền sau”.
  • Sử dụng tiện lợi: Thẻ nhỏ gọn, được chấp nhận sử dụng tại nhiều điểm thanh toán cả trong nước và quốc tế.
  • Đa dạng chức năng: Thẻ có thể được sử dụng để thanh toán mua sắm online và offline, rút tiền mặt.
  • Chương trình ưu đãi: Thẻ được tích hợp đa dạng chương trình ưu đãi như giảm giá, hoàn tiền, tích điểm tương đương thẻ tín dụng.
  • Biểu phí thấp: Biểu phí sử dụng thẻ ghi nợ thấp, phù hợp với đa dạng đối tượng sử dụng.
  • Dễ dàng thay đổi hạn mức rút tiền: Người dùng có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm qua ngân hàng số.

Nhược điểm 

Biểu phí sử dụng thẻ cao: Thẻ tín dụng có biểu phí sử dụng cao hơn thẻ ghi nợ. Tuy nhiên nhiều ngân hàng hiện nay đều có chính sách miễn phí và hoàn phí cho khách hàng sử dụng.

Có bao nhiêu chi tiêu bấy nhiêu: Chủ thẻ chỉ có thể tiêu đúng số tiền mà mình đang có trong tài khoản. 

Nhìn chung, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, khách hàng có thể lựa chọn sử dụng một trong hai thẻ hoặc đồng thời sử dụng cả 2 loại thẻ này để phục vụ tốt nhất cho quá trình chi tiêu trong cuộc sống.

Lợi ích và hạn chế của thẻ Credit và Debit

Hiểu rõ lợi ích và hạn chế của thẻ Credit và Debit giúp khách hàng có thể lựa chọn loại thẻ thích hợp.

4. Nên mở thẻ ghi nợ hay mở thẻ tín dụng? 

Nên mở thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng:

  • Nếu khách hàng chỉ cần thanh toán cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày và mong muốn chủ động sử dụng nguồn tiền của bản thân thì nên sử dụng thẻ ghi nợ (Debit card).
  • Nếu khách hàng có kế hoạch tài chính rõ ràng, mục đích chi tiêu lớn, có nguồn thu nhập ổn định và muốn tận dụng được nguồn vốn từ ngân hàng thì nên sử dụng thẻ tín dụng (Credit card).

Tìm hiểu về cách mở 2 loại thẻ này trong bài viết:

Thẻ Debit và Credit

Quý khách có thể mở cả thẻ Debit và Credit để phục vụ tối đa nhu cầu chi tiêu/ thanh toán của mình.

5. 3 câu hỏi thường gặp về thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng

Những thông tin phía trên đã cung cấp cho khách hàng góc nhìn tổng quan nhất về sự khác nhau giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Tuy nhiên, để hiểu thêm về những vấn đề liên quan khác giữa hai loại thẻ này, khách hàng có thể tham khảo thêm phần nội dung dưới đây:

Mở cả 2 loại thẻ ghi nợ và tín dụng được không?

Khách hàng hoàn toàn có thể mở cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Hai loại thẻ có những chức năng và lợi ích bổ sung cho nhau giúp khách mang có những trải nghiệm thanh toán tốt nhất. Biết cách dùng song song hai loại thẻ sẽ giúp khách hàng quản lý chi tiêu hiệu quả hơn.

Thẻ tín dụng có an toàn hơn thẻ ghi nợ không?

Về mức độ an toàn thì hai loại thẻ này đều có tính bảo mật và an toàn như nhau bởi cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều được tích hợp những công nghệ bảo mật tiên tiến nhất từ ngân hàng nhằm mang đến những trải nghiệm thanh toán an toàn, tiện ích nhất cho khách hàng.

Như vậy, bài viết đã giúp khách hàng phân biệt được thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng và đồng thời cũng cập nhật được những ưu nhược điểm mà hai loại thẻ này mang lại cho người dùng. Là người tiêu dùng thông thái, khách hàng nên sở hữu cả 2 loại thẻ này để thanh toán và quản lý chi tiêu tốt hơn.

Truy cập trang ưu đãi dành cho chủ thẻ Techcombank để cập nhật các chương trình mới nhất!

Nếu quý khách có nhu cầu mở thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ hãy nhanh chóng đến ngay các chi nhánh ngân hàng Techcombank gần nhất hoặc liên hệ qua hotline để được tư vấn và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn: 

Thông tin liên hệ:

 

 

Sở hữu thẻ Techcombank

Và tận hưởng ưu đãi quanh năm