Trong thời đại công nghệ số hóa phát triển mạnh mẽ và tiềm ẩn nhiều rủi ro về bảo mật tài khoản, việc bảo vệ tài khoản ngân hàng là điều vô cùng cần thiết. Để đảm bảo an toàn cho tài sản và dữ liệu cá nhân, bạn cần trang bị kiến thức và áp dụng những biện pháp bảo vệ hiệu quả. Dưới đây là 9 cách bảo vệ tài khoản ngân hàng mà các bạn nên tham khảo để tăng cường sự an tâm và ổn định cho tài khoản.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi định kỳ

Mật khẩu là lớp bảo vệ đầu tiên cho tài khoản ngân hàng, vì vậy việc sử dụng một mật khẩu mạnh là bước quan trọng đầu tiên để bảo vệ tài khoản. Thay vì đặt mật khẩu quá dễ đoán, bạn nên chọn nhiều ký tự đặc biệt, có độ khó cao. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn đặt mật khẩu có độ bảo mật cao :

  • Tạo mật khẩu phức tạp và không trùng lặp: Một mật khẩu mạnh là mật khẩu khó đoán và không liên quan đến thông tin cá nhân dễ đoán như ngày sinh, số điện thoại,... vì đây là những dữ liệu mà hacker có thể dễ dàng khai thác thông qua mạng xã hội hoặc các nguồn công khai khác. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tự nhớ mật khẩu thay vì lưu tự động trên trình duyệt hay các ứng dụng khác. Tránh ghi chép lại ở nơi dễ thấy và không dùng chung một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau.
  • Độ dài và kết hợp đa dạng ký tự: Hãy sử dụng mật khẩu có độ dài tối thiểu 12 ký tự, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt như @, # hay &. Sự đa dạng này giúp tăng độ phức tạp, khiến cho việc đoán mật khẩu khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các ngân hàng thường có quy định cụ thể về ký tự đặt mật khẩu. Vì vậy bạn nên đọc kỹ hướng dẫn từ ngân hàng để tuân thủ đúng và bảo vệ tài khoản tốt nhất.
  • Thay đổi mật khẩu định kỳ: Thay đổi mật khẩu định kỳ, ít nhất 3-6 tháng/lần, để tăng cường bảo mật. Việc thay đổi mật khẩu thường xuyên giúp hạn chế rủi ro nếu mật khẩu của bạn đã bị lộ từ trước. Đừng quên cập nhật mật khẩu mới trên tất cả các thiết bị bạn sử dụng.

Đặt mật khẩu đăng nhập mạnh và cập nhật mật khẩu định kỳ là một cách bảo vệ tài khoản.Đặt mật khẩu đăng nhập mạnh và cập nhật mật khẩu định kỳ là một cách bảo vệ tài khoản.

2. Bảo vệ thông tin thẻ ngân hàng

Thẻ ngân hàng mang lại sự tiện lợi, nhưng nhưng cũng dễ trở thành mục tiêu của kẻ xấu nếu không được bảo vệ đúng cách. Dưới đây là các biện pháp giúp bạn giữ an toàn thông tin thẻ:

  • Không chia sẻ mã bảo mật ngân hàng (CVV/CVC): Che mã này khi không sử dụng và không cung cấp cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả công an hay nhân viên ngân hàng. Đặc biệt với thẻ tín dụng, không chia sẻ số thẻ, mã bảo mật, ngày tháng năm sinh,....
  • Khóa thẻ ngân hàng online khi không dùng: Nhiều ngân hàng hiện nay cung cấp tính năng khóa/mở thẻ qua ứng dụng hoặc Internet Banking. Nếu không thường xuyên mua sắm trực tuyến, hãy khóa thẻ tạm thời để ngăn chặn mọi giao dịch trái phép. Việc khóa thẻ không ảnh hưởng đến tài khoản ngân hàng và bạn có thể mở lại bất cứ lúc nào chỉ với vài thao tác đơn giản. Đây là một cách chủ động và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro mà không cần phải hủy thẻ hay làm lại thẻ mới. Tìm hiểu thêm: 3 cách khoá thẻ ngân hàng nhanh và an toàn nếu mất thẻ/lộ thông tin.
  • Giới hạn chi tiêu: Đặt hạn mức chi tiêu hàng ngày hoặc tháng giúp bạn vừa kiểm soát tài chính, vừa bảo vệ thông tin thẻ. Nếu thẻ bị lạm dụng, kẻ xấu chỉ có thể tiêu trong giới hạn bạn đã cài, giảm thiểu tổn thất. Tính năng này thường có sẵn trên ứng dụng ngân hàng, dễ thiết lập và điều chỉnh, tạo lớp phòng vệ bảo mật.
  • Chỉ giao dịch trên các trang web uy tín: Mua sắm trên các trang có URL bắt đầu bằng "https://" và biểu tượng ổ khóa đảm bảo thông tin thẻ được mã hóa, giảm nguy cơ bị lấy thông tin. Không cung cấp thông tin và từ chối lưu trữ dữ liệu thẻ trên bất cứ trang web hay trình duyệt nào để tăng cường sự an toàn.

Không chia sẻ thông tin nào liên quan đến mã bảo mật, kể cả nhân viên ngân hàng là cách bảo vệ tài khoản ngân hàng.

Không chia sẻ thông tin nào liên quan đến mã bảo mật, kể cả nhân viên ngân hàng để bảo vệ tài khoản ngân hàng.

3. Lựa chọn các cách bảo vệ tài khoản ngân hàng  

Bạn có thể tận dụng các công cụ và dịch vụ chuyên nghiệp để nâng cao bảo mật tài khoản như:

  • Sử dụng phần mềm diệt virus uy tín và có trả phí để bảo vệ thiết bị khỏi mã độc.
  • Đăng ký bảo hiểm bảo vệ tài khoản từ Techcombank trên Techcombank Mobile - Giải pháp mới giúp bảo vệ tài khoản của bạn trước nguy cơ mất tiền do truy cập vào đường link, trang web giả mạo hoặc bị lừa đảo chiếm đoạt tài khoản thông qua các hình thức tinh vi, với các lợi ích thiết thực:
    • Bảo vệ toàn bộ tiền trong các tài khoản thanh toán, tài khoản Thấu chi và Tiết kiệm online của bạn.
    • Yêu cầu chi trả bồi thường chỉ với 3 bước.
    • Chi trả đến 50 triệu VND chỉ với 6,000 VND/ tháng.

Bảo vệ rủi ro trước lừa đảo online với Bảo hiểm bảo vệ tài khoản Techcombank.Bảo vệ rủi ro trước lừa đảo online với Bảo hiểm bảo vệ tài khoản Techcombank.

Ngoài ra, nhằm giúp khách hàng thực hiện giao dịch an toàn, hệ thống ngân hàng đã và đang tiến hành nhiều giải pháp tăng cường bảo mật tài khoản:

  • Các phương pháp xác thực thường gặp: mã OTP, Smart OTP, eKYC,... Theo đó, trước khi thực hiện giao dịch, khách hàng sẽ được nhận mật khẩu OTP gửi đến số điện thoại. Bằng cách này có thể đảm bảo chỉ chủ tài khoản nắm mật khẩu OTP mới có thể thực hiện giao dịch thành công.
  • Công nghệ bảo mật tiên tiến như mã hóa dữ liệu, chữ kỹ số, hệ thống bảo mật mạng,... Các biện pháp này thường được các ngân hàng áp dụng trên toàn hệ thống nhằm bảo mật dữ liệu khách hàng đầy đủ.
  • Hệ thống giám sát và phát hiện, ngăn chặn các cuộc tấn công. Kết hợp với các biện pháp bảo mật tiên tiến và phương pháp xác thực thường gặp, các ngân hàng thường có hệ thống giám sát tự động. Hệ thống này sẽ được kích hoạt ngay khi có dấu hiệu bất thường. Bạn có thể nhận thấy đơn giản nhất khi đăng nhập sai mật khẩu, nhập mật khẩu chuyển tiền sai quá số lần quy định (3 - 5 lần tùy ngân hàng),..., hệ thống sẽ tự động khóa tài khoản/ thẻ, máy ATM không trả thẻ. Lúc này để mở lại tài khoản, bạn cần trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng chủ quản và làm theo hướng dẫn.

4. Kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA)

Xác thực hai yếu tố (2FA) là một trong những biện pháp bảo mật hiệu quả nhất hiện nay, giúp tăng cường an toàn cho tài khoản ngân hàng của bạn. Ngoài việc nhập mật khẩu, 2FA yêu cầu một lớp xác minh thứ hai, thường là mã OTP (One-Time Password) được gửi qua tin nhắn SMS, email hoặc ứng dụng xác thực. Điều này có nghĩa là ngay cả khi kẻ xấu biết được mật khẩu vẫn không thể truy cập tài khoản mà không có mã xác minh. 

Hiện nay, khi mở tài khoản ngân hàng online qua ứng dụng ngân hàng, khách hàng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học với CCCD gắn chip.

Dấu hiệu sinh trắc học của khách hàng sẽ được xác định thông qua 1 trong các kênh sau:

  • Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ CCCD do cơ quan Công an cấp.
  • Xác thực tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực thông tin công dân điện tử (ứng dụng VneID) tạo lập.

Với ngân hàng số Techcombank Mobile, các giao dịch mà người dùng thực hiện đều được bảo mật bằng bước xác thực giao dịch (sử dụng mật mã hoặc Face ID/vân tay đã đăng ký) trên thiết bị của người dùng. Techcombank Mobile cũng sử dụng giải pháp thứ 3 của Guardsquare/ Promon (giải pháp bảo mật điện thoại nâng cao) để phát hiện thiết bị không an toàn (jailbreak).

Việc sử dụng công nghệ sinh trắc học sẽ bảo mật và xác thực danh tính người thực hiện giao dịch.

Việc sử dụng công nghệ sinh trắc học sẽ bảo mật và xác thực danh tính người thực hiện giao dịch.

5. Cập nhật hệ điều hành điện thoại và ngân hàng số khi có bản cập nhật mới nhất

Các ứng dụng ngân hàng số thường xuyên được cập nhật để bổ sung thêm các tính năng mới, cải thiện hiệu suất và nâng cao trải nghiệm người dùng. Khi cài đặt phiên bản cập nhật mới đồng nghĩa bạn đã xây dựng thêm lớp bảo vệ cho tài khoản ngân hàng online của mình. Để đảm bảo sử dụng các tính năng mới nhất và tăng cường bảo mật, hãy bật chế độ tự động cập nhật ứng dụng trên điện thoại hoặc thường xuyên kiểm tra kho ứng dụng (Google Play, App Store) để tải phiên bản mới nhất.

Ngoài ra, việc cập nhật hệ điều hành của điện thoại cũng rất quan trọng, vì các lỗ hổng trong hệ điều hành có thể bị lợi dụng để truy cập gián tiếp bất hợp pháp vào ứng dụng ngân hàng.

Cách bảo vệ tài khoản và xây dựng thêm hàng rào bảo mật là thường xuyên cập nhật hệ điều hành và các bản cập nhật mới nhất.

Cách bảo vệ tài khoản và xây dựng thêm hàng rào bảo mật là thường xuyên cập nhật hệ điều hành và các bản cập nhật mới nhất.

6. Thường xuyên kiểm tra lịch sử giao dịch

Việc kiểm tra lịch sử giao dịch thường xuyên không chỉ giúp bạn quản lý chi tiêu mà còn là cách phát hiện sớm các hoạt động bất thường trong tài khoản. Chỉ cần một giao dịch lạ với số tiền nhỏ mà bạn không thực hiện cũng có thể là dấu hiệu của việc tài khoản bị đăng nhập trái phép. 

Các ngân hàng hiện nay đều cung cấp tính năng xem lịch sử giao dịch trực tiếp trên ứng dụng hoặc thông báo qua SMS/email sau mỗi lần giao dịch. Bạn nên dành vài phút mỗi tuần để kiểm tra kỹ lưỡng, đặc biệt là sau khi thực hiện các giao dịch lớn hoặc sử dụng thẻ ở những địa điểm mới. Nếu phát hiện điều gì bất thường, hãy liên hệ ngay với ngân hàng qua hotline hoặc đến chi nhánh gần nhất để khóa tài khoản tạm thời và xử lý kịp thời. Thói quen này không chỉ bảo vệ tài sản mà còn giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Hiện nay, tình trạng đánh cắp thông tin qua các đường link lạ ngày càng phổ biến và tinh vi. Kẻ xấu thường gửi email, SMS hoặc sử dụng mạng xã hội để phát tán các đường link dẫn đến trang web giả mạo, giao diện giống hệt trang web chính thức của ngân hàng hoặc dịch vụ tài chính uy tín. Khi người dùng nhập thông tin như tài khoản, mật khẩu, kẻ gian sẽ thu thập để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Một số đường link lạ còn chứa mã độc, tự động cài đặt trên thiết bị và âm thầm đánh cắp dữ liệu. Dấu hiệu nhận biết của đường link lạ:

  • URL bất thường: Đường link có chứa các ký tự lạ, sai chính tả hoặc khác biệt so với tên miền chính thức của các tổ chức uy tín.
  • Nội dung không rõ ràng: Email hoặc tin nhắn chứa đường link thường có nội dung không rõ ràng, yêu cầu khẩn cấp hoặc đe dọa người dùng phải hành động ngay lập tức.
  • Giao diện kém chất lượng: Các trang web lừa đảo thường có giao diện thiết kế kém chất lượng, hình ảnh mờ hoặc không chuyên nghiệp.
  • Yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm: Trang web lạ thường yêu cầu nhập các thông tin nhạy cảm như mật khẩu, số thẻ tín dụng, hoặc mã OTP ngay sau khi truy cập.

Bằng cách nắm rõ các dấu hiệu này và luôn cẩn trọng khi nhận được các đường link giả mạo, người dùng có thể bảo vệ mình khỏi các nguy cơ bị rò rỉ thông tin và mất mát tài sản.

Cách bảo vệ tài khoản là người dùng tuyệt đối không ấn vào đường link lạ

Để đảm bảo an toàn người dùng tuyệt đối không ấn vào đường link lạ.

Một vài dấu hiệu xác thực link an toàn bạn có thể lưu ý bao gồm:

  • Địa chỉ của website phải bắt đầu bằng "https://" và icon hình ổ khóa ở phía trước thanh địa chỉ.
  • Nên tìm kiếm và truy cập vào website chính thức của ngân hàng từ Google hoặc gọi điện cho hotline chính thức để kiểm chứng vào website chính thức của ngân hàng để kiểm tra.

Ngoài ra, hãy sử dụng các biện pháp bảo mật như phần mềm chống virus hoặc trình duyệt web an toàn để ngăn chặn các trang web độc hại từ việc tải xuống hoặc hiển thị trên thiết bị của bạn.

8. Thận trọng khi truy cập Wi-Fi công cộng

Wi-Fi công cộng tại quán cà phê, sân bay hay trung tâm thương mại thường không được mã hóa mạnh, khiến dữ liệu và thông tin cá nhân của bạn dễ bị đánh cắp. Để an toàn, hãy ưu tiên sử dụng dữ liệu di động (3G/4G/5G) khi thực hiện các thao tác liên quan đến tài khoản ngân hàng. Nếu bắt buộc phải dùng Wi-Fi công cộng, hãy sử dụng VPN (mạng riêng ảo) để mã hóa kết nối của bạn, khiến hacker khó có thể xâm nhập. Thói quen này không chỉ bảo vệ tài khoản ngân hàng mà còn giữ an toàn cho các dữ liệu cá nhân khác trên thiết bị của bạn.

9. Thận trọng trước các thủ đoạn lừa đảo 

Các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, từ giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin, đến gửi tin nhắn thông báo “trúng thưởng” kèm đường link giả mạo. Để đối phó, bạn cần:

  • Nhận diện chiêu trò phổ biến: Bạn cần nâng cao cảnh giác và hiểu rõ rằng ngân hàng không bao giờ yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã OTP hay thông tin thẻ qua điện thoại, email hay tin nhắn.
  • Không vội vàng phản hồi: Kẻ lừa đảo thường tạo áp lực thời gian để bạn hành động thiếu suy nghĩ.
  • Xác minh qua kênh chính thức: Nếu nhận được cuộc gọi đáng nghi, hãy từ chối cung cấp thông tin và liên hệ ngay ngân hàng qua kênh chính thức để xác minh.
  • Theo dõi, cập nhật thường xuyên các cảnh báo: Theo dõi các cảnh báo từ ngân hàng và các tổ chức tài chính uy tín như Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) hoặc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Những đơn vị này thường xuyên cập nhật thông tin về các hình thức lừa đảo mới nhất qua website, ứng dụng hoặc mạng xã hội chính thức. Việc nắm bắt kịp thời những thông tin này sẽ giúp bạn nhận diện và nâng cao tinh thần cảnh giác.

Việc kết hợp các giải pháp này sẽ tạo nên “lá chắn” toàn diện cho tài khoản của bạn. Bảo vệ tài khoản ngân hàng không chỉ là trách nhiệm của ngân hàng mà còn phụ thuộc vào sự chủ động của chính bạn. Với 9 cách bảo vệ tài khoản ngân hàng trên, bạn có thể yên tâm hơn khi sử dụng các dịch vụ tài chính trực tuyến. Hãy bắt đầu áp dụng ngay hôm nay để giữ an toàn cho tài sản của mình!

Khách hàng lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách mới nhất của Techcombank, quý khách vui lòng truy cập website https://techcombank.com hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

 

Bảo hiểm Bảo vệ tài khoản

Kích hoạt online - Nhân hai bảo vệ