Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF)
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và tài chính Techcom (TCFIN)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcom (TCSME)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom (TCRES)
Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt Techcom (TCFF)
Việc hiểu khái niệm, vị trí, chức năng, cách sử dụng và các lưu ý bảo mật số CVV/CVC sẽ giúp bạn giao dịch an toàn hơn với thẻ ngân hàng. Khám phá ngay hôm nay!
Nội dung bài viết
Khi liên kết thẻ thanh toán/thẻ tín dụng quốc tế để thanh toán trực tuyến, khách hàng thường được yêu cầu điền số CVV/CVC. Vậy số CVV/CVC là gì? Có vai trò như thế nào? Có cần bảo mật không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây!
Bạn đọc lưu ý: Nội dung bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Số CVV/CVC, là mã bảo mật của thẻ thanh toán và thẻ tín dụng được phát hành bởi ngân hàng. Trong đó:
Số CVV/CVC là 2 trong nhiều mã bảo mật thẻ, gọi chung là CSC (Card Security Code). CSC trên các loại thẻ khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau, cụ thể:
Mã CSC được in tại mặt sau của thẻ thanh toán/thẻ tín dụng quốc tế.
Có 2 dạng mã bảo mật CVV/CVC:
Số CVV và CVC đóng vai trò quan trọng trong việc bảo mật các giao dịch thẻ thanh toán, đảm bảo rằng các giao dịch này được thực hiện an toàn, cả khi có sự hiện diện vật lý của thẻ lẫn khi thanh toán trực tuyến. Dưới đây là chi tiết về chức năng của từng loại mã CVV/CVC.
Chức năng của số CVV1/CVC1:
Chức năng của số CVV2/CVC2:
Vị trí của mã CVV1 và mã CVV2 trên thẻ ngân hàng.
Thông thường, khi thanh toán trực tiếp tại POS, khách hàng sẽ không cần nhập mã CVV/CVC.
Đối với các giao dịch không có mặt thẻ như thanh toán trực tuyến hoặc liên kết thẻ với các nền tảng thanh toán như Apple Pay, Google Pay, Samsung Pay hoặc các ví điện tử..., khách hàng bắt buộc phải cung cấp mã CVV2/CVC2.
Dưới đây là các bước thanh toán trực tuyến với mã CVV2/CVC2:
Khi sử dụng mã CVV/CVC để thanh toán trực tuyến, bạn nên cẩn trọng khi nhập thông tin thẻ, đảm bảo chỉ thực hiện giao dịch trên các trang web hoặc ứng dụng đáng tin cậy, có chứng nhận bảo mật.
Chủ thẻ bắt buộc phải nhập mã bảo mật CVV2/CVC2 khi liên kết thẻ để thanh toán trực tuyến.
Mã CVV2/CVC2 được sử dụng để xác minh chủ thẻ trong các giao dịch không có sự hiện diện vật lý của thẻ, đặc biệt là các giao dịch trực tuyến. Nếu mã này bị lộ, kẻ gian có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch trái phép trên thẻ của bạn. Do đó, cần áp dụng các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt để bảo vệ mã CVV2/CVC2 khỏi việc bị đánh cắp hoặc sử dụng trái phép.
Một trong những quy tắc cơ bản và quan trọng nhất là không chia sẻ mã CVV/CVC với bất kỳ ai.
Không ai, kể cả nhân viên ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, có quyền yêu cầu bạn cung cấp mã này qua email, điện thoại, hoặc tin nhắn. Nếu bạn nhận được yêu cầu cung cấp mã CVV/CVC, rất có thể đó là dấu hiệu của lừa đảo.
Khi thực hiện thanh toán trực tuyến, chỉ nên giao dịch trên các trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS. Các trang web này sẽ có biểu tượng ổ khóa và địa chỉ bắt đầu bằng "https://", đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được mã hóa và bảo mật.
Ngoài ra, hãy ưu tiên sử dụng các dịch vụ thanh toán trung gian uy tín như PayPal, Google Pay, Apple Pay... Những dịch vụ này không chỉ cung cấp lớp bảo mật bổ sung mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ lộ thông tin thẻ khi giao dịch trên các trang web không an toàn.
Khi thực hiện thanh toán trực tuyến, chỉ nên giao dịch trên các trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS.
Để tránh rủi ro khi mất thẻ hoặc để lộ mã bảo mật, bạn có thể sử dụng sticker hoặc băng keo nhỏ để che mã CVV2/CVC2 ở mặt sau của thẻ. Trong một số trường hợp, bạn thậm chí có thể ghi nhớ mã và xóa nó đi khỏi mặt sau của thẻ để đảm bảo rằng mã này không dễ dàng bị đánh cắp nếu thẻ bị thất lạc.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thẻ không in mã CVV2/CVC2, ví dụ như thẻ Techcombank Visa Platinum. Để tra cứu mã CVV2/CVC2 thẻ, bạn sẽ cần truy cập mục Quản lý thẻ trên Mobile Banking.
Techcombank Visa Platinum - Thẻ thanh toán quốc tế không in mã CVV2/CVC2.
Thường xuyên kiểm tra lịch sử giao dịch thẻ của bạn qua ứng dụng ngân hàng hoặc thông báo SMS là một cách hiệu quả để kịp thời phát hiện các giao dịch lạ hoặc có dấu hiệu gian lận. Bất kỳ giao dịch nào bạn không nhận ra nên được báo cáo ngay lập tức cho ngân hàng phát hành thẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, bạn cũng nên kích hoạt tính năng gửi thông báo qua SMS hoặc email cho mọi giao dịch trên thẻ. Điều này giúp bạn nhận diện ngay khi có hoạt động bất thường hoặc trái phép, đồng thời giúp bảo vệ tài khoản của bạn tốt hơn.
Hiện nay, nhiều ngân hàng đã cung cấp dịch vụ thẻ phi vật lý, giúp bạn thực hiện các giao dịch an toàn hơn trên nền tảng số. Thẻ phi vật lý có cùng thông tin với thẻ vật lý (số thẻ, mã CVV/CVC, ngày hết hạn), nhưng bạn có thể quản lý và kiểm soát hoàn toàn qua ứng dụng ngân hàng.
Với thẻ phi vật lý, bạn vẫn có thể dễ dàng thanh toán trực tuyến, khóa/mở khóa thẻ bất kỳ lúc nào qua ứng dụng, hoặc liên kết thẻ với Apple Pay, Google Pay, Samsung Pay… để thực hiện các giao dịch không chạm tại các điểm bán hàng (POS). Điều này không chỉ tăng cường bảo mật mà còn mang lại sự tiện lợi cho người dùng trong việc quản lý tài khoản.
Việc sử dụng thẻ phi vật lý cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lộ thông tin thẻ vì bạn không cần phải cung cấp hoặc sử dụng thẻ vật lý trong các giao dịch, đặc biệt là khi thanh toán qua các nền tảng trực tuyến hoặc thiết bị di động.
Nhiều khách hàng chọn mở thẻ phi vật lý vì an toàn, dễ quản lý.
Việc hiểu rõ số CVV là gì và vai trò quan trọng của nó trong bảo mật các giao dịch thẻ là vô cùng cần thiết để bảo vệ thông tin tài chính cá nhân của bạn. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc bảo mật và cẩn trọng trong việc sử dụng mã CVV/CVC, bạn có thể yên tâm hơn khi thực hiện các thanh toán qua thẻ mà không lo lắng về rủi ro mất thông tin.
Khách hàng lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:
Tất cả thẻ ATM đều có mã PIN, được hiểu là lớp bảo mật để truy cập và sử dụng thẻ. Cùng tìm hiểu tất cả thông tin liên quan đến mã PIN thẻ ATM trong bài viết sau!
Học sinh sinh viên nên làm thẻ ngân hàng nào? Tìm hiểu ngay loại thẻ phù hợp với học sinh, sinh viên và danh sách các ngân hàng có nhiều ưu đãi trong bài viết sau.
Thẻ MasterCard là gì? Khác biệt thế nào so với thẻ Visa? Tìm hiểu câu trả lời cũng như cách phân loại, điều kiện mở thẻ, cách mở thẻ... trong bài viết dưới đây!