Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF)
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và tài chính Techcom (TCFIN)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcom (TCSME)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom (TCRES)
Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt Techcom (TCFF)
Cùng theo dõi câu trả lời cho câu hỏi "Có nên gửi chứng chỉ tiền gửi" trong bài viết dưới đây và khám phá những lời khuyên hữu ích giúp bạn đầu tư an toàn.
Chứng chỉ tiền gửi là một giải pháp tài chính hiệu quả để tối ưu số tiền nhàn rỗi vì tính an toàn và ổn định hơn so với cổ phiếu và trái phiếu; tỷ lệ hoàn vốn được đảm bảo, không có biến động. Chỉ với 10 triệu đồng, khách hàng đã có thể sở hữu chứng chỉ tiền gửi được phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước bởi một ngân hàng thương mại.
Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 3 lý do tiêu biểu giúp các khách hàng đang cân nhắc giải pháp này cảm thấy yên tâm khi lựa chọn chứng chỉ tiền gửi thay vì các hình thức đầu tư khác.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Mức độ an toàn của chứng chỉ tiền gửi được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Được phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Chứng chỉ tiền gửi là giấy tờ có giá được phát hành bởi các tổ chức tín dụng đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN. Với khung pháp lý rõ ràng, chứng chỉ tiền gửi được Nhà nước công nhận và bảo vệ.
Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về quyền và lợi ích hợp pháp khi mua chứng chỉ tiền gửi được phát hành bởi tổ chức tín dụng uy tín.
Được bảo hiểm theo Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13
Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, chứng chỉ tiền gửi có giá trị như một khoản tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo Luật này tương tự như tiền gửi tiết kiệm.
Như vậy, trong trường hợp tổ chức phát hành chứng chỉ tiền gửi không có khả năng hoàn trả gốc và lãi, khách hàng sẽ được nhận bảo hiểm tiền gửi từ tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo Điều 26 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Những quy định về bảo hiểm bảo đảm an toàn cho chứng chỉ tiền gửi để hiểu rõ hơn về vai trò bảo vệ người mua trong giao dịch với các tổ chức tín dụng phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 đóng vai trò bảo vệ quyền lợi cho người mua Chứng chỉ tiền gửi tại các tổ chức phát hành tại Việt Nam.
Hình thức phát hành đảm bảo khả năng chống giả cao
Với hình thức phát hành trên, khách hàng có thể nhận diện thật - giả với mức độ chính xác cao, từ đó, giảm rủi ro khi mua chứng chỉ tiền gửi.
Bài viết 2 điểm chứng minh chứng chỉ tiền gửi là kênh đầu tư an toàn sẽ phân tích chi tiết hơn về tính an toàn của chứng chỉ tiền gửi.
Lãi suất chứng chỉ tiền gửi tương đương với tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn. Ưu điểm của hình thức chứng chỉ tiền gửi so với gửi tiết kiệm đó là ở chính sách chuyển nhượng linh hoạt giúp người mua có thể rút tiền ra khi cần.
Ví dụ: Ngân hàng số Techcombank phát hành Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc với lợi suất lên tới 4.1%/năm(*) và cho phép khách hàng chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi cho người mua khác trong thời hạn nắm giữ. Mức lãi suất được tính theo thời gian thực gửi. Điều này giúp khách hàng tối ưu hóa được số tiền nhàn rỗi chưa xác định được thời gian và mục đích sử dụng trong tương lai.
Để có thể hiểu kỹ hơn về điểm khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây do Techcombank thực hiện:
Chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm? 4 điểm chính bạn cần lưu ý
(*) Thông tin cập nhật đến ngày 03/01/2025, lãi suất thực tế có thể được điều chỉnh tùy thời điểm. Khách hàng vui lòng liên hệ Techcombank qua hotline 1800 588822 (trong nước) hoặc +84 24 39446699 (quốc tế) để cập nhật con số chính xác.
Chứng chỉ tiền gửi không đòi hỏi người mua đầu tư nguồn vốn lớn như nhiều hình thức khác. Giờ đây, mọi người chỉ cần có một khoản tiền nhàn rỗi từ 10 triệu VND đã có thể có cơ hội đầu tư linh hoạt tối ưu dòng tiền nhàn rỗi, tích góp sinh lợi.
Khách hàng có thể tham gia đầu tư Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc với mệnh giá nhỏ, chỉ từ 10 triệu đồng.
Lãi suất
Khách hàng nên lựa chọn chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng có mức lãi suất tốt và chính sách tính mức lãi suất theo thời gian thực gửi khi chuyển nhượng với người mua khác là một điểm cộng để tối ưu lợi suất cho từng thời hạn nắm giữ.
Tính linh hoạt thanh khoản, chuyển nhượng
Tính thanh khoản linh hoạt sẽ giúp khách hàng có thể thu hồi vốn khi phát sinh nhu cầu cấp bách.
Trải nghiệm giao dịch
Hình thức giao dịch mua chứng chỉ tiền gửi phổ biến hiện nay là giao dịch trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng hoặc trực tuyến online trên các ứng dụng của ngân hàng.
Trong đó, hình thức chứng chỉ tiền gửi online cho phép khách hàng quản lý và thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển. Bên cạnh đó, khách hàng quản lý danh mục tài sản bất cứ lúc nào.
Ví dụ: Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc được phát hành bởi Techcombank cho phép khách hàng chuyển nhượng ngay trên ứng dụng Techcombank Mobile khi cần tiền để nhận lợi suất hấp dẫn cho từng thời hạn nắm giữ.
Hình ảnh dưới đây là một ví dụ về lợi nhuận mà người mua Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc của Techcombank sau 26 ngày nắm giữ.
Đặc biệt, Ngân hàng Techcombank khuyến khích khách hàng lựa chọn hình thức giao dịch mua bán Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc online để trải nghiệm nền tảng công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian giao dịch và dễ dàng quản trị danh mục chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc mà khách hàng sở hữu.
Techcombank Mobile - Nền tảng giao dịch chứng chỉ tiền gửi thuận tiện, an toàn, hiệu suất cao.
Chứng chỉ tiền gửi là kênh đầu tư an toàn, hợp pháp và tối đa khả năng sinh lời cho các khoản tiền nhàn rỗi. Chỉ với 10 triệu đồng, mọi người có thể bắt tay vào công cuộc đầu tư và tạo thu nhập thu động.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:
Chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm? Tìm hiểu chi tiết 4 điểm khác biệt về tính thanh khoản, lãi suất, kỳ hạn, số tiền tham gia ngay trong bài viết này.
Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi chứng chỉ tiền gửi có được rút trước hạn không và gợi ý giải pháp tối ưu khi bạn muốn tất toán trước kỳ hạn. Theo dõi ngay.
Chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi là giải pháp giúp bạn đảm lợi suất tốt khi có nhu cầu tất toán trước hạn. Tìm hiểu ngay để nắm rõ quy định về chuyển nhượng.