Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF)
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và tài chính Techcom (TCFIN)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcom (TCSME)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom (TCRES)
Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt Techcom (TCFF)
Chứng chỉ tiền gửi đều được bảo hiểm theo Luật bảo hiểm tiền gửi số. Bài viết giải đáp chi tiết cho câu hỏi chứng chỉ tiền gửi có được bảo hiểm không. Xem ngay.
Chứng chỉ tiền gửi là loại giấy tờ có giá được bảo hiểm theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 và các văn bản hướng dẫn. Vì vậy, khách hàng sở hữu chứng chỉ tiền gửi có thể yên tâm về quyền lợi của mình.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Theo quy định tại Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 và Điều 5 Nghị định 68/2013/NĐ-CP, tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài khi nhận được tiền gửi của cá nhân đều bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Khi đó, các tổ chức này được gọi là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (*) theo quy định pháp luật. Như vậy, chứng chỉ tiền gửi (CCTG) được phát hành bởi các tổ chức này đều đã được bảo hiểm.
(*) Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13: “Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân”.
Với các phân tích trên và căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, khách hàng khi sở hữu chứng chỉ tiền gửi hoàn toàn yên tâm về việc được hoàn trả tiền trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi hoặc bị phá sản.
Đặc biệt, khách hàng không cần trả phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức phát hành khi mua chứng chỉ tiền gửi. Bởi vì, căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, phí bảo hiểm tiền gửi là “khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi”.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Luật này, phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Chứng chỉ tiền gửi là kênh đầu tư sinh lời an toàn vì đã được bảo hiểm tiền gửi.
Theo khoản 2 Điều 6 Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 quy định: “Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.” Sở dĩ, chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Chính sách xã hội không cần tham gia bảo hiểm tiền gửi là bởi vì “Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, không phải thực hiện dự trữ bắt buộc và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.”
Như vậy, người sở hữu chứng chỉ tiền gửi do các Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành hoàn toàn yên tâm về khả năng thanh toán của tổ chức này.
Với các cơ sở pháp lý rõ ràng trên, chứng chỉ tiền gửi được phát hành theo quy định của pháp luật Việt Nam đều đảm bảo khả năng thanh toán cho người mua.
Tuy nhiên, khả năng thanh toán gốc và lãi đúng hạn, đầy đủ với mức lãi suất tối ưu nhất còn phụ thuộc vào sự uy tín, tình hình kinh doanh của từng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Do đó, khách hàng nên tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng uy tín như Techcombank để vừa được bảo đảm về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đồng thời tối ưu về lợi nhuận đầu tư.
Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc của Techcombank được bảo hiểm theo Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc được Techcombank phát hành theo quy định của Ngân Hàng Nhà nước với mục đích giúp khách hàng tối ưu lợi ích dòng tiền nhàn rỗi.
Bên cạnh đó, Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc cho phép khách hàng được linh hoạt chuyển nhượng online bất cứ lúc nào trong thời hạn nắm giữ với lợi suất hấp dẫn.
Đặc biệt, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch mua & bán Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc ngay trên ngân hàng số Techcombank Mobile.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể chủ động cập nhật, kiểm soát nguồn tiền ra vào mọi lúc mọi nơi trên app ngân hàng điện tử. Với những nỗ lực và đầu tư mạnh mẽ về công nghệ để mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, Techcombank đã vinh dự nhận được vinh danh là ứng dụng Ngân hàng số tốt nhất năm 2023 bởi tổ chức Global Finance.
Nếu bạn quan tâm về các khía cạnh khác liên quan tới chứng chỉ tiền gửi, vui lòng tham khảo những bài viết dưới đây của chúng tôi:
Nếu quý khách muốn tư vấn thêm về CCTG Bảo Lộc, vui lòng liên hệ Techcombank qua các kênh dưới đây:
Chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm? Tìm hiểu chi tiết 4 điểm khác biệt về tính thanh khoản, lãi suất, kỳ hạn, số tiền tham gia ngay trong bài viết này.
Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi chứng chỉ tiền gửi có được rút trước hạn không và gợi ý giải pháp tối ưu khi bạn muốn tất toán trước kỳ hạn. Theo dõi ngay.
Chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi là giải pháp giúp bạn đảm lợi suất tốt khi có nhu cầu tất toán trước hạn. Tìm hiểu ngay để nắm rõ quy định về chuyển nhượng.