Chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm đều là những sản phẩm thu hút đông đảo nhà đầu tư bởi tính an toàn và khả năng sinh lời ổn định. Tuy nhiên, mỗi loại hình lại sở hữu những ưu, nhược điểm riêng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ điểm khác biệt giữa hai sản phẩm này, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tài chính của bản thân.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

Bảng so sánh chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm

Tiêu chí Chứng chỉ tiền gửi Tiền gửi tiết kiệm
Khái niệm Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng
Hình thức chứng nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu Sổ tiết kiệm
Tính thanh khoản
  • Chuyển nhượng bất cứ thời điểm nào
  • Không giới hạn số lần chuyển nhượng
  • Có thể tất toán trước và hưởng lãi suất không kỳ hạn
  • Có thể cầm cố
  • Chuyển nhượng cho đối tượng do khách hàng chỉ định
Lãi suất

Lãi suất cố định hoặc thả nổi theo kỳ hạn, tùy theo quy định của từng ngân hàng

Trong trường hợp chuyển nhượng, bạn có thể thỏa thuận mức lãi suất phù hợp với người mua

Cố định trong suốt kỳ hạn gửi
Kỳ hạn Trung hạn hoặc dài hạn, từ 12 đến 60 tháng Ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn, từ 1 tuần đến 36 tháng
Số tiền tham gia Có quy định số tiền mua tối thiểu và tối đa tùy từng đợt phát hành Có quy định số tiền gửi tối thiểu và không quy định mức tối đa

1. Tính thanh khoản

Thông thường với chứng chỉ tiền gửi hay tiền gửi tiết kiệm, bạn đều có thể tất toán trước hạn và hưởng mức lãi suất không kỳ hạn (trừ một số trường hợp theo quy định của đơn vị phát hành).

Tuy nhiên khi mua chứng chỉ tiền gửi, bạn có thể chuyển nhượng vào bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạn khi có nhu cầu gấp hoặc không muốn sở hữu nữa theo mức lãi suất đàm phán với người mua. Bởi vậy, tính thanh khoản của chứng chỉ tiền gửi được đánh giá linh hoạt hơn với nhu cầu của nhiều đối tượng.

Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng khi có nhu cầu.

Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng khi có nhu cầu.

2. Lãi suất

Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi thường được cập nhật tại mỗi định kỳ trả lãi. Trường hợp chuyển nhượng cho người mua khác, bạn có thể đàm phán mức lãi suất theo thời gian sở hữu thực tế.

Trong khi đó với tiền gửi tiết kiệm, các quy định về lãi suất mà bạn được hưởng bao gồm:

  • Trường hợp rút tiền gửi tiết kiệm đúng hạn: Bạn được hưởng lãi suất theo cam kết.
  • Trường hợp rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn: Bạn nhận lãi suất không kỳ hạn.
  • Trường hợp rút một phần tiền gửi tiết kiệm trước hạn: Mức lãi suất của phần tiền gửi rút trước hạn được tính theo lãi suất gửi không kỳ hạn. Phần tiền gửi còn lại, lãi suất được tính theo mức đang áp dụng với tài khoản tiết kiệm như đã thỏa thuận.

3. Kỳ hạn

Chứng chỉ tiền gửi thường có kỳ hạn trung hoặc dài, tuy nhiên bạn có thể mua và nắm giữ trong ngắn hạn nhờ khả năng chuyển nhượng linh hoạt. Nhờ vậy, chứng chỉ tiền gửi được xem là sản phẩm lý tưởng cho việc bảo toàn vốn và tối đa hóa khả năng sinh lời với mức lãi suất ưu đãi trong một thời gian nhất định.

Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm thường có kỳ hạn gửi ngắn, trung và dài hạn. Cụ thể, khi gửi tiền tiết kiệm tại chi nhánh, bạn có thể đăng ký kỳ hạn gửi từ 1 tháng - 36 tháng.

4. Số tiền tham gia

Thực tế, chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm đều có quy định về số tiền tham gia tối thiểu. Tùy từng đợt phát hành, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu số tiền tối thiểu để mua chứng chỉ tiền gửi hay mở sổ.

Phần lớn các ngân hàng tại Việt Nam thường quy định số tiền tối thiểu để gửi tiết kiệm dao động trong khoảng 100,000 – 1,000,000 VND (tùy theo sản phẩm và hình thức mở sổ). Thực tế, con số này đang thấp hơn so với chứng chỉ tiền gửi (số tiền tham gia tối thiểu của chứng chỉ tiền gửi thường là 10,000,000 VND).

Số tiền tối thiểu để gửi tiết kiệm thường nhỏ hơn so với chứng chỉ tiền gửi.

Số tiền tối thiểu để gửi tiết kiệm thường nhỏ hơn so với chứng chỉ tiền gửi.

Lựa chọn nào cho bạn: Chứng chỉ tiền gửi hay tiền gửi tiết kiệm?

Việc lựa chọn chứng chỉ tiền gửi hay tiền gửi tiết kiệm sẽ phụ thuộc vào: mục tiêu tài chính, mức độ an toàn, tính thanh khoản mong muốn của bạn.

Chứng chỉ tiền gửi Tiền gửi tiết kiệm
  • Muốn giữ số tiền gốc trong một khoảng thời gian cụ thể và lợi suất đầu tư linh hoạt nếu chuyển nhượng cho người mua
  • Mong muốn lựa chọn sản phẩm an toàn, kỳ vọng lãi suất hấp dẫn
  • Mong muốn lựa chọn kênh sinh lời có khả năng xoay vòng vốn nhanh
  • Đã xác định được thời gian sử dụng vốn
  • Có khoản tiền gửi nhỏ, có thể là vài trăm hoặc vài triệu đồng

Tại Techcombank, chúng tôi mang đến sản phẩm đầu tư an toàn và linh hoạt với chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc. Đây là sản phẩm tiền gửi được phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, giúp bạn tối ưu hoá số tiền nhàn rỗi một cách an toàn và hiệu quả. Những ưu điểm nổi trội của sản phẩm tiền gửi này bao gồm:

  • Lãi suất vượt trội: Mức lãi suất hấp dẫn tới 3.6%/năm cho thời hạn 3 tháng (Thông tin cập nhật đến ngày 24/07/2024, lãi suất thực tế có thể được điều chỉnh tùy thời điểm).
  • An toàn: Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc có giá trị như một khoản tiền gửi tiết kiệm, an toàn và được bảo hiểm tương tự tiền gửi tiết kiệm theo Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13.
  • Linh hoạt: Dễ dàng chuyển nhượng ngay khi có nhu cầu.
  • Trải nghiệm thuận tiện: Giao dịch nhanh chóng và dễ dàng trên ứng dụng Techcombank Mobile với giao diện thân thiện.

Sinh lãi mỗi ngày với Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc.

Sinh lãi mỗi ngày với Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn trả lời câu hỏi “Chứng chỉ tiền gửi khác gì tiền gửi tiết kiệm”? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi, để hiểu rõ hơn về các hình thức sinh lời hấp dẫn trên thị trường hiện nay. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, giúp bạn tối ưu hoá số tiền nhàn rỗi một cách an toàn trong bối cảnh tài chính hiện nay. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây: 

 

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc

Sinh lãi mỗi ngày - Thanh khoản linh hoạt