Các phương thức thanh toán online ngày càng trở nên phổ biến nhờ ưu điểm nhanh chóng, tiện lợi. Nắm bắt xu thế này, các ngân hàng tập trung vào mở rộng dịch vụ, trong khi đó người dân nhanh chóng thích ứng với hình thức thanh toán mới giúp hoạt động giao dịch này phát triển rộng rãi và đạt được những kết quả tích cực. 

Thanh toán online ngày càng trở nên phổ biến.

Thanh toán online ngày càng trở nên phổ biến và trở thành thói quen của nhiều người dùng Việt Nam (Ảnh sưu tầm).

1. Hoạt động thanh toán trực tuyến lên ngôi tại Việt Nam 

Các số liệu được thống kê trong vòng 6 tháng đầu 2023 đã cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động thanh toán tại Việt Nam:

  • Hoạt động thanh toán qua mạng lưới của NAPAS tăng trưởng 65,1% về số lượng giao dịch và 12,1% về giá trị so với cùng kỳ.
  • Giao dịch rút tiền mặt qua ATM có xu hướng giảm 13,5% về số lượng và 17,8% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ.

Những kết quả nổi bật trên xuất phát từ những lợi ích mà xu hướng thanh toán trực tuyến mang lại. Điển hình như:

  • Thanh toán dễ dàng, tức thì: Đây là lợi ích đầu tiên và dễ thấy nhất của phương thức thanh toán online. Trước đây, để nạp tiền điện thoại, mua sắm hằng ngày hay thanh toán hóa đơn... bạn phải trực tiếp ra cửa hàng và thanh toán bằng tiền mặt. Nhưng giờ đây, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh được kết nối Internet hoặc thẻ thanh toán, mọi giao dịch đều được thanh toán nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi.
  • An toàn, giảm rủi ro so với tiền mặt: Thanh toán tiền mặt có thể xảy ra một số tình huống như tiền giả, tiền rách, sai sót hoặc mất cắp. Trong khi giao dịch trực tuyến sẽ giải quyết được hầu hết những rủi ro này. Số tiền thanh toán chính xác được chuyển thẳng đến người nhận chỉ trong vài giây. Ngoài ra, người dùng sẽ luôn được nhắc nhở thường xuyên về cách bảo vệ thông tin cá nhân.
  • Dễ dàng quản lý giao dịch: Khi thanh toán trực tuyến qua thẻ hay tài khoản ngân hàng, lịch sử giao dịch sẽ được lưu trữ trên hệ thống ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng như gửi thông báo qua tin nhắn SMS/Email. Tính năng này giúp người dùng kiểm soát và quản lý giao dịch thuận tiện, dễ dàng hơn.
Thanh toán trực tuyến lên ngôi nhờ đem lại nhiều lợi ích cho người dùng Việt.

Hoạt động thanh toán trực tuyến lên ngôi nhờ đem lại nhiều lợi ích cho người dùng Việt (Ảnh sưu tầm). 

2. Các ngân hàng và các dịch vụ thanh toán cùng “chung tay" phát triển hình thức thanh toán online 

Theo Báo cáo “Xu hướng số của người dùng trên không gian mạng”, xu thế thanh toán online đang phát triển mạnh mẽ, dần thay thế cho tiền mặt và trở thành thói quen tiêu dùng trong thanh toán hàng ngày. Hiện nay, các ngân hàng đã đồng nhất về mặt công nghệ trong thanh toán để đảm bảo an ninh, an toàn trong hệ thống đường truyền, góp phần đẩy mạnh hình thức thanh toán trực tuyến.

Cụ thể, trong chuỗi sự kiện Ngày thẻ Việt Nam, Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước cho biết, những quy định pháp luật về lĩnh vực thanh toán tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện để thúc đẩy các ngân hàng chuyển đổi số, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ - kỹ thuật, ứng dụng các phương tiện và dịch vụ thanh toán mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo đó, các văn bản được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi các ngân hàng triển khai thực hiện và bảo đảm lợi ích cho người dân khi thanh toán. Có thể kể đến như:

  • Hướng dẫn mở tài khoản.
  • Hướng dẫn lập sổ tiết kiệm.
  • Bảo mật thông tin.
  • Hướng dẫn hoạt động gửi tiền hay cho vay thông qua phương thức điện tử.
  • Các quy định về đảm bảo an ninh an toàn liên quan tới những hình thức thanh toán nhanh như QR code, thẻ chip nội địa.

Để đảm bảo sự đồng nhất giữa hệ thống công nghệ phục vụ cho hoạt động ngân hàng số, hạ tầng thanh toán dùng chung sẽ được chú trọng đầu tư, nâng cấp, phát triển mạnh. Hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ mới, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, mang tới trải nghiệm thanh toán tiện lợi và an toàn. Ví dụ như:

  • Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng.
  • Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử.
  • Hệ thống thông tin tín dụng quốc gia.
Ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước.

Ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (Ảnh sưu tầm).

Cũng trong khuôn khổ của bài phát biểu, ông Lê Anh Dũng nhận định: “Không chỉ đến từ ngân hàng, mà các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán như Napas đã triển khai thẻ tín dụng nội địa đến 15 tổ chức thành viên, trong đó có 11 Ngân hàng và 4 công ty tài chính với số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành khoảng hơn 800.000 (tính đến tháng 8/2023), tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022. Tại Hàn Quốc, người dân thường sử dụng các thẻ này để phục vụ hoạt động thanh toán trực tiếp tại các điểm bán hàng, thanh toán online, trả phí khi tham gia giao thông công cộng, rút tiền mặt thông qua mạng lưới các điểm có liên kết thanh toán với tổ chức BC Card.”

Với những lợi ích mang lại cho cả cá nhân và doanh nghiệp, hoạt động thanh toán trực tuyến trong tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Ứng dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy thúc đẩy tài chính tiêu dùng và nhu cầu chi tiêu đại bộ phận người tiêu dùng Việt.

>>> Tìm hiểu thêm: