Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF)
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và tài chính Techcom (TCFIN)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcom (TCSME)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom (TCRES)
Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt Techcom (TCFF)
Khám phá tổng quan thị trường thanh toán mã QR trên toàn cầu và tiềm năng phát triển của QR code trong cuộc cách mạng thanh toán điện tử trong bài viết sau.
Quy mô thị trường thanh toán mã QR năm 2022 đạt mức 11,2 tỷ USD, được dự đoán sẽ chạm mốc 51,58 tỷ USD vào năm 2023. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) cũng được dự đoán đạt 16,5%. Các doanh nghiệp kinh doanh liên tục xây dựng và áp dụng thêm kế hoạch phát triển nhằm tối ưu hóa quá trình bán hàng, mang đến trải nghiệm thanh toán thuận tiện, qua đó tạo nên sự thay đổi tích cực cho xu hướng thanh toán bằng mã QR.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Trong những năm gần đây, thị trường thanh toán mã QR trên thế giới đã có sự tăng trưởng tích cực. Trong đó, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ đã có sự chuyển biến rõ rệt với tỷ lệ thanh toán bằng mã QR tăng cao.
Thanh toán mã QR có xu hướng tăng trưởng ở Châu Á - Thái Bình Dương với tốc độ CAGR cao nhất toàn cầu. Với thị phần doanh thu hơn 28%, khu vực này đã thống trị thị trường thanh toán mã QR toàn cầu vào năm 2022.
Ở Trung Quốc, thói quen thanh toán qua mã QR phát triển nhanh chóng trong vài năm qua. Hơn 90% các giao dịch sử dụng mã QR nhờ vào dân số đông khiến Trung Quốc trở thành một trong những nước đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng dịch vụ thanh toán mã QR của Châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh ngày càng cao cùng với sự ra đời của các nền tảng thanh toán trực tuyến như WeChat Pay và Alipay trở thành động lực chính cho việc thanh toán mã QR được sử dụng rộng rãi tại quốc gia này.
Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ thanh toán mã QR cao nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Ảnh sưu tầm).
Cùng thời điểm đó, tại Ấn Độ, số lượng người dùng điện thoại thông minh tăng mạnh, thúc đẩy sự phát triển của thị trường thanh toán mã QR. Để khuyến khích thanh toán kỹ thuật số, bao gồm thanh toán bằng mã QR, chính phủ Ấn Độ đã khởi động nhiều dự án như Bharat QR từ Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) vào năm 2017. Dự án này nhắm tới hoạt động hướng dẫn cho khách hàng và doanh nghiệp cách sử dụng và hiểu rõ vấn đề bảo mật khi sử dụng mã QR để thanh toán. Việc tích hợp thanh toán bằng mã QR vào các nền tảng thương mại điện tử như Flipkart, Amazon... giúp người dân Ấn Độ dần trở nên quen thuộc với phương thức thanh toán mới. Sự thay đổi này góp phần mở rộng thị trường thanh toán bằng mã QR với tốc độ gấp 10 lần và trở nên phổ biến ở mọi quy mô và loại hình công ty.
Tại Nhật Bản, Chính phủ ban hành quyết định loại bỏ các khoản phí mà ngân hàng thường tính cho các giao dịch thanh toán bằng mã QR cho đến năm 2023. Quyết định này nhằm tạo động lực cho người dân sử dụng mã QR trong thanh toán, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng trẻ đều ưa thích sự tiện lợi và bảo mật trong các giao dịch tài chính.
Chính phủ Hàn Quốc cũng tích cực triển khai nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy việc sử dụng mã QR như một hình thức thanh toán. Cụ thể, Chính phủ nước này đã giới thiệu sáng kiến Zero Pay vào năm 2018, cho phép người dùng được hưởng ưu đãi chiết khấu khi họ thanh toán bằng mã QR tại các doanh nghiệp tham gia. Từ đó, thanh toán bằng mã QR trở thành một trong những lựa chọn thanh toán hàng đầu của người dân tại quốc gia này.
Nắm bắt xu hướng này, tại Việt Nam, hình thức thanh toán qua QR code tăng đột biến trong năm 2023 - với 152% về số lượng và 301% về giá trị so với cùng kỳ 2022. Có thể thấy, ảnh hưởng đáng kể của đại dịch COVID-19 đã khiến cuộc cách mạng kỹ thuật số đang được đẩy nhanh, từ đó các hình thức thanh toán không tiếp xúc như mã QR dần trở nên phổ biến hơn. Các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề khác nhau dần áp dụng giải pháp thanh toán mã QR tại các điểm bán hàng và nền tảng thương mại điện tử sau khi nhận thấy nhu cầu về các lựa chọn thanh toán không tiếp xúc. Với những ưu điểm như tiện lợi, nhanh chóng và an toàn, mã QR đang trở thành một lựa chọn thanh toán phổ biến trong thời đại công nghệ số tại Việt Nam.
Không chỉ ở khu vực Châu Á, hình thức thanh toán mã QR cũng tăng trưởng mạnh mẽ ở Bắc Mỹ, với thị phần doanh thu thị trường đạt 39% vào năm 2022. Ở một số bang, đặc biệt là New York và New Jersey, các chương trình khuyến khích sử dụng thanh toán không tiếp xúc, bao gồm cả thanh toán bằng mã QR, được triển khai nhằm mục đích cải thiện tính hiệu quả, tốc độ và tính bảo mật của hệ thống thanh toán quốc gia.
Paypal, Square và Stripe là một trong số nhiều công ty hàng đầu trong việc hoạt động kinh doanh thanh toán bằng mã QR tại Hoa Kỳ vào những năm 2020 và 2021. Tuy không phổ biến như Trung Quốc, Ấn Độ... nhưng khu vực Bắc Mỹ cũng đã dần thu hút nhiều người dùng sử dụng mã QR để thanh toán trong những năm gần đây.
Độ phổ biến của phương thức thanh toán bằng mã QR ngày càng tăng tại các tiểu bang thuộc khu vực Bắc Mỹ (Ảnh sưu tầm).
Theo dự đoán của The Brainy Insights - công ty nghiên cứu thị trường tại Mỹ, tăng trưởng của thị trường thanh toán mã QR có thể lên đến 51,58 tỷ USD vào năm 2032, tăng hơn 78% so với năm 2022. Phương thức thanh toán mã QR phát triển từ thời điểm đại dịch COVID-19 bùng nổ, tác động mạnh mẽ đến nhu cầu thanh toán không chạm trên toàn cầu.
Ngoài ra, phân khúc bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR cao nhất trong giai đoạn dự báo, do việc người mua áp dụng thanh toán bằng ví điện tử ngày càng tăng. Sở thích mua sắm và thanh toán bằng mã QR từ thiết bị di động của khách hàng khiến các công ty trên toàn cầu phải cung cấp các lựa chọn thanh toán nhanh chóng và thiết thực nhằm đáp ứng nhu cầu và thói quen dần hay đổi của khách hàng.
Tại Việt Nam, nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của thanh toán mã QR, các cơ quan, ban ngành và các đơn vị liên quan rất tích cực đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, việc áp dụng sử dụng mã QR trong thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho các đơn vị ngân hàng nghiên cứu, hợp tác và ứng dụng rộng rãi trên toàn quốc.
Tại một số tỉnh tiêu biểu như Quảng Bình đã triển khai kế hoạch phủ sóng thanh toán mã QR trên toàn Thành phố Đồng Hới đến ngày 30/06/2024. Quảng Bình hướng đến mục tiêu trên 90% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng; 100% doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người buôn bán nhỏ lẻ, người cung ứng dịch vụ hàng hóa có điểm chấp nhận thanh toán mã QR Code; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán, tăng số điểm chấp nhận thanh toán mã QR Code lên trên 12.000 điểm; tốc độ tăng trưởng về số lượng, giá trị giao dịch thanh toán mã QR Code trên 40%/năm.
>>> Tìm hiểu thêm: Thanh toán mã QR trở thành phương thức được ưa chuộng và triển khai mạnh mẽ.
Có thể thấy, phương thức thanh toán mã QR trong các hoạt động giao dịch là vấn đề nên được chú trọng phát triển và đầu tư. Không chỉ riêng các quốc gia có nền kinh tế phát triển, mà các nước như Việt Nam cũng nên có những kế hoạch duy trì hạ tầng để phục vụ cầu khách hàng. Đồng thời, xây dựng khuôn khổ pháp lý chặt chẽ nhằm đáp ứng kịp thời với sự phát triển cũng như nhu cầu thực tiễn của thị trường.
Để tìm hiểu thêm thông tin về hình thức thanh toán bằng mã QR, vui lòng liên hệ chuyên viên tư vấn của Techcombank theo 3 kênh thông tin sau:
- Trong nước: 1800 588 822 (KHCN) - 1800 6556 (KHDN)
- Quốc tế: +84 24 3944 6699 (KHCN) - +84 24 7303 6556 (KHDN)
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng mới nhất 2024: mức lãi suất của hơn 30 ngân hàng sẽ được tổng hợp trong bài viết sau, giúp tìm kiếm ngân hàng gửi tiền sinh lời hiệu quả.
Phí thường niên là loại phí chủ thẻ ngân hàng phải đóng hàng năm và sẽ được miễn trong nhiều trường hợp. Tìm hiểu thêm các thông tin liên quan trong bài viết!
Số dư tài khoản thanh toán là gì? Có gì khác với số dư tài khoản khả dụng? Tìm hiểu về số dư tài khoản thanh toán và tính năng sinh lời tự động tại bài viết này!