Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF)
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và tài chính Techcom (TCFIN)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcom (TCSME)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom (TCRES)
Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt Techcom (TCFF)
Nợ xấu cản trở quá trình vay vốn tín chấp của bạn. Tham khảo ngay bí quyết cải thiện tình trạng nợ xấu, nâng điểm tín dụng và vay thành công trong bài viết này.
Nhu cầu vay vốn ngày càng tăng cao trong xã hội hiện đại, đặc biệt là vay tín chấp. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn trong việc vay vốn do có nợ xấu. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về khả năng vay tín chấp cho người có nợ xấu, đồng thời chia sẻ những lời khuyên hữu ích để nâng cao cơ hội vay vốn thành công.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Trên thực tế, người có nợ xấu vẫn có thể vay tín chấp được. Tuy nhiên, ngân hàng/tổ chức tín dụng sẽ dựa trên tình hình nợ xấu (phân loại theo nhóm) của người vay để thẩm định hồ sơ vay tiền.
Ngoài nợ xấu, độ tuổi, giấy tờ tuỳ thân... cũng là những yếu tố mà bạn cần lưu tâm khi vay tín chấp. Tìm hiểu chi tiết điều kiện vay tín chấp thông qua bài viết Vay tín chấp là gì.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, tổ chức tín dụng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ thực hiện phân loại nợ dựa trên kết quả của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) theo 5 nhóm như sau:
Nhóm | Phân loại | Thời gian quá hạn | Thời gian được vay tiền trở lại |
Nhóm 1 | Nợ đủ tiêu chuẩn | Dưới 10 ngày | Có thể xem xét cho vay ngay |
Nhóm 2 | Nợ cần chú ý | Từ 10 ngày đến 90 ngày | Sau 12 tháng |
Nhóm 3 | Nợ dưới tiêu chuẩn | Từ 91 đến dưới 180 ngày | Sau 5 năm |
Nhóm 4 | Nợ nghi ngờ bị mất vốn | Từ 181 ngày đến dưới 360 ngày | Sau 5 năm |
Nhóm 5 | Nợ có khả năng mất vốn | Trên 360 ngày | Sau 5 năm |
Phân loại nhóm nợ xấu theo Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC).
Như vậy, người vay có nợ xấu thuộc nhóm 3, 4 và 5 thì phần lớn các ngân hàng/tổ chức tín dụng sẽ không phê duyệt khoản vay tín chấp. Trong khi đó, nếu người vay thuộc nhóm nợ xấu 1 (tức đóng chậm hạn từ 1 – 10 ngày) hoặc nhóm 2 (đóng chậm hạn từ 10 – 90 ngày) thì ngân hàng/tổ chức tín dụng vẫn có thể chấp nhận cho vay (*), tuy nhiên cần đáp ứng một số điều kiện khác như:
(*) Lưu ý: Tùy từng ngân hàng/tổ chức tín dụng sẽ có những quy định riêng về điều kiện cho vay tín chấp với khách hàng nợ xấu thuộc nhóm 2.
Cách 1: Kiểm tra các khoản nợ xấu trên website của CIC
Truy cập vào website của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC): https://cic.gov.vn/
Lưu ý: Truy cập đúng trang web chính thức của CIC để đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân.
Một số trường hợp, CIC có thể yêu cầu xác thực thông tin bổ sung qua cuộc gọi điện thoại.
Chỉ cần vài thao tác, người dùng đã kiểm tra chi tiết thông tin nợ xấu chính xác.
Cách 2: Kiểm tra nợ xấu qua ứng dụng CIC Connect
Tìm kiếm ứng dụng:
Lưu ý:
Một số trường hợp, CIC có thể yêu cầu xác thực thông tin bổ sung qua cuộc gọi điện thoại.
Kiểm tra nợ xấu qua ứng dụng CIC Connect là phương pháp tiện lợi và nhanh chóng dành cho người dùng smartphone.
Vay tín chấp khi có nợ xấu là vấn đề nan giải với nhiều người. Tuy khả năng vay vốn thấp hơn so với người không có nợ xấu, nhưng bạn vẫn có cơ hội nếu áp dụng các lời khuyên sau:
Xử lý nợ xấu hiện tại
Xử lý nợ xấu trước sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ vay tín chấp thành công.
Đăng ký nhận báo cáo tín dụng
Đây là hành động thiết thực giúp bạn theo dõi tình trạng tín dụng của bản thân, từ đó có biện pháp kịp thời để cải thiện điểm tín dụng và tránh rơi vào các nhóm nợ xấu cao hơn như nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.
Bên cạnh đó, nếu có bất kỳ sai sót nào trong báo cáo tín dụng, bạn có thể kịp thời liên hệ với tổ chức cung cấp thông tin để sửa chữa, tránh ảnh hưởng đến khả năng vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo trong tương lai.
Cẩn trọng với các dịch vụ "xóa nợ xấu"
Nếu người cho vay yêu cầu bạn đặt cọc hoặc trả tiền trước để "mở khóa" dịch vụ hoặc giúp xóa nợ xấu, đây có thể là dấu hiệu của lừa đảo. Bởi lẽ, việc xóa nợ xấu chỉ có thể thực hiện theo quy định của pháp luật và cần có thời gian.
Vay tín chấp khi có nợ xấu đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực từ phía người vay. Áp dụng những lời khuyên nêu trên có thể giúp bạn cải thiện tình hình tài chính, nâng cao điểm tín dụng và mở ra cơ hội vay vốn trong tương lai. Hãy luôn nhớ rằng, quản lý tài chính hiệu quả và xây dựng lịch sử tín dụng tốt là chìa khóa để bạn dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:
Cập nhật lãi suất vay ngân hàng Techcombank, Vietcombank, VP Bank, Bản Việt, Vietinbank, Agribank, HDBank... chi tiết trong bài viết này. Tìm hiểu ngay!
Vay trả góp là một phương thức trả nợ cho các giải pháp vay tín chấp, thế chấp... Khám phá thêm những điều bạn cần biết về vay trả góp trong bài viết này.
Giải ngân là gì? Tìm hiểu chi tiết về khái niệm giải ngân, quy trình thực hiện và những điều lưu ý khi giải ngân trong các giao dịch tài chính ngay trong bài viết.