Thẻ tín dụng bị khóa sẽ hạn chế nhiều tính năng thanh toán/giao dịch trong quá trình sử dụng. Để giúp khách hàng nhanh chóng mở khóa thẻ, bài viết dưới đây đã tổng hợp những nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất tình trạng thẻ tín dụng bị khóa.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

 

Nhóm nguyên nhân Nguyên nhân Cách khắc phục
Vấn đề chủ quan từ người dùng Nhập sai mã PIN quá 3 lần.

Liên hệ với ngân hàng qua hotline. 

Đến trực tiếp ngân hàng để được hỗ trợ cấp lại mã PIN.

Ngừng sử dụng thẻ trong thời gian dài.

Đến trực tiếp ngân hàng để được hướng dẫn thủ tục mở khóa thẻ tín dụng.

Chưa thanh toán nợ quá hạn. Nhanh chóng đóng phạt nợ, thanh toán đầy đủ dư nợ và lãi suất.
Thẻ tín dụng phát sinh giao dịch bất thường. Liên hệ với ngân hàng để mở khóa thẻ kịp thời và xác minh làm rõ giao dịch.
Thẻ hết hiệu lực chưa được gia hạn thêm. Đến trực tiếp ngân hàng gần nhất để gia hạn thẻ hoặc thực hiện cấp mới thẻ. Đăng ký gia hạn thẻ tự động.
Vấn đề khách quan từ ngân hàng Hệ thống ngân hàng gặp sự cố. Liên hệ với ngân hàng để xác minh và đợi khắc phục.
Ngân hàng cấp thẻ ngừng triển khai một số sản phẩm. Đến phòng giao dịch/ chi nhánh gần nhất để yêu cầu hỗ trợ mở lại thẻ hoặc thay gói thẻ mới. Đăng ký thẻ tín dụng mới ở ngân hàng khác.

1. Nhập sai mã PIN nhiều lần

  • Nguyên nhân: Phần lớn các ngân hàng đều quy định khi khách hàng nhập sai mã PIN quá 3 lần thì ngay lập tức thẻ tín dụng sẽ bị khóa nhằm đảm bảo an toàn và quyền lợi cho chủ thẻ.
  • Cách khắc phục: Trong tình huống này, khách hàng cần gọi điện đến hotline của ngân hàng phát hành thẻ để được hỗ trợ mở khóa thẻ và cấp lại mã PIN. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đến trực tiếp các quầy giao dịch ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ khắc phục tình huống này.
Nhập mã PIN tại ATM

Thẻ tín dụng bị khóa nếu nhập sai mã PIN quá 3 lần.

2. Ngừng sử dụng thẻ trong thời gian dài

  • Nguyên nhân: Nếu khách hàng không sử dụng thẻ, không có bất kỳ giao dịch nào phát sinh trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng (phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng), ngân hàng sẽ tiến hành khóa thẻ tín dụng đó. Điều này không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm được phí thường niên mà còn giúp ngân hàng quản lý thẻ tốt hơn.
  • Cách khắc phục: Khách hàng cần liên hệ qua hotline hoặc đến trực tiếp phòng giao dịch ngân hàng gần nhất để được hướng dẫn thủ tục mở khóa thẻ hoặc làm lại thẻ mới. Đối với trường hợp này, khách hàng có thể phải chi trả khoảng 50.000 - 500.000 VND (tùy vào chính sách của từng ngân hàng) để được phát hành lại thẻ/mở khóa thẻ.

Lưu ý: Để hạn chế tình trạng thẻ tín dụng bị khóa tự động thì khách hàng nên sử dụng thẻ để chi tiêu ít nhất 1 lần trong khoảng 2 tháng.

Quẹt thẻ tín dụng

Khách hàng nên sử dụng thẻ ít nhất 1 lần trong 2 tháng để không bị khóa thẻ.

3. Chưa thanh toán nợ quá hạn

  • Nguyên nhân: Khách hàng không thanh toán đầy đủ và đúng hạn số tiền đã chi tiêu trên thẻ tín dụng theo quy định của ngân hàng. Thông thường, thẻ tín dụng bị khóa tạm thời khi khách hàng thanh toán chậm dư nợ tối thiểu 75 ngày. Thẻ tín dụng sẽ bị khóa vĩnh viễn nếu khách hàng không hoàn trả số tiền thanh toán tối thiểu trong vòng 6 tháng tùy theo chính sách của từng ngân hàng.
  • Cách khắc phục: Khách hàng cần nhanh chóng đến trực tiếp quầy giao dịch ngân hàng để đóng phạt nợ, thanh toán khoản dư nợ và các khoản phí, lãi để được mở lại thẻ tín dụng.

Lưu ý: Khi chủ thẻ không thanh toán dư nợ đúng hạn thì khoản vay đó sẽ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu và ảnh hưởng nhiều tới điểm tín dụng cũng như khả năng tiếp cận với những khoản cấp tín dụng khác. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng, khách hàng phải hết sức lưu ý về việc thanh toán số tiền đã chi tiêu trên thẻ tín dụng đúng hạn.

Thanh toán nợ đúng hạn để tránh việc thẻ tín dụng bị khóa

Chủ thẻ nên thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn.

4. Thẻ tín dụng bị ngân hàng phát hiện có giao dịch bất thường

  • Nguyên nhân: Theo quy định của đa số ngân hàng, những giao dịch phát sinh trong khoảng thời gian từ 23h đến 5h sáng hôm sau, giao dịch tại các trang web lạ hay giao dịch quá nhiều lần trên một nền tảng... được coi là bất thường. Khi đó, ngân hàng có thể tạm khóa thẻ tín dụng của khách hàng để đảm bảo an toàn, bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu.
  • Cách khắc phục: Khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với ngân hàng phát hành thẻ tín dụng để làm rõ những giao dịch bất thường. Sau khi những giao dịch đó được xác minh là hợp lệ, ngân hàng sẽ tiến hành mở khóa thẻ tín dụng.

5. Thẻ hết hiệu lực chưa được gia hạn thêm

  • Nguyên nhân: Phần lớn thẻ tín dụng hiện nay có thời hạn sử dụng khoảng từ 2 đến 5 năm. Thông tin này được in trên thẻ cứng nhưng nhiều người dùng không để ý đến thời hạn này. Qua mốc thời gian này, thẻ tín dụng sẽ hết hiệu lực, bị tạm khóa và không thể sử dụng được nữa.
  • Cách khắc phục: Đối với trường hợp này, khách hàng hãy gọi điện tới phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng gần nhất để yêu cầu mở thẻ tín dụng (thẻ credit) mới. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đăng ký tự động gia hạn trực tuyến để ngân hàng tự động gia hạn hiệu lực cho thẻ.
Giao dịch viên Techcombank đang hướng dẫn khách hàng đăng ký tự động gia hạn thẻ tín dụng trực tuyến

Khách hàng nên đăng ký tự động gia hạn thẻ tín dụng trực tuyến.

Để tránh việc thẻ tín dụng bị khoá gây ảnh hưởng đến quá trình giao dịch, khách hàng nên cẩn trọng trong việc bảo mật thông tin thẻ, đồng thời lưu ý đến các mốc thời gian thanh toán quan trọng trong quá trình sử dụng thẻ.

6. Ngân hàng cấp thẻ ngừng triển khai một số sản phẩm

  • Nguyên nhân: Trong trường hợp ngân hàng ngừng phát hành hoặc thay thế bằng một loại thẻ khác tối ưu hơn, thẻ tín dụng của bạn sẽ có thể sẽ bị khóa. Tuy nhiên, thông thường, ngân hàng sẽ thông báo tới khách hàng trước khi tiến hành thu hồi và huỷ thẻ.
  • Cách khắc phục: Trong trường hợp này, khách hàng có thể đến ngân hàng để yêu cầu hỗ trợ phát hành lại thẻ mới.
Khách hàng cập nhật tin tức từ ngân hàng

Khách hàng nên thường xuyên theo dõi cập nhật tin tức từ ngân hàng.

7. Hệ thống ngân hàng gặp sự cố

  • Nguyên nhân: Khi gặp phải sự cố kỹ thuật tại ATM/POS, ngân hàng quá tải, đang bảo trì, nâng cấp hoặc lỗi không thể kết nối với hệ thống… ngân hàng có thể tạm khóa thẻ tín dụng nhằm phòng tránh những rủi ro, bất lợi xảy ra cho khách hàng.
  • Cách khắc phục: Khách hàng hãy liên hệ qua hotline của ngân hàng để thực hiện việc xác minh, thẻ tín dụng sẽ được mở lại sau khi ngân hàng khắc phục sự cố.
Thẻ tín dụng có thể bị khóa do lỗi hệ thống ngân hàng

Thẻ tín dụng của khách hàng có thể bị khóa do lỗi hệ thống ngân hàng.

8. 6 lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng để không bị khóa thẻ

Dưới đây là những lưu ý giúp cho khách hàng hạn chế được việc thẻ tín dụng bị khóa, ảnh hưởng tới việc thực hiện giao dịch thanh toán của mình:

  • Bảo mật an toàn thông tin thẻ: Khách hàng tuyệt đối không chia sẻ mã CVV (số bảo mật của thẻ), mã PIN, số thẻ in trên thẻ tín dụng, thông tin về chủ thẻ hoặc đưa thẻ cho người khác sử dụng.
  • Thanh toán dư nợ đúng hạn: Để không bị ngân hàng xếp vào nhóm nợ xấu và bị khóa thẻ làm ảnh hưởng tới quá trình sử dụng, khách hàng cần thực hiện thanh toán dư nợ đầy đủ đúng hạn. Chi tiết từng cách thanh toán dư nợ thẻ, khách hàng xem TẠI ĐÂY.
  • Thường xuyên cập nhật thông báo từ ngân hàng: Khách hàng hãy chủ động thường xuyên cập nhật thông báo từ ngân hàng phát hành để kịp thời phát hiện những giao dịch bất thường, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.
  • Không cố nhập mã PIN khi đã sai quá 2 lần tại cây ATM: Nếu không nhớ rõ mã PIN, khách hàng hãy thực hiện lấy lại mật khẩu thông qua các bước xác thực thông tin liên quan bằng các giấy tờ tùy thân trước khi tiến hành nhập và thực hiện những giao dịch mới.
  • Sử dụng thẻ đúng quy định: Khách hàng cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, hướng dẫn của ngân hàng, không thực hiện các giao dịch gian lận, bất hợp pháp bằng thẻ tín dụng.
Khách hàng thực hiện giao dịch trực tiếp tại quầy

Khách hàng nên đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các giao dịch lớn.

9. Câu hỏi thường gặp

1. Ngừng dùng thẻ tín dụng bao lâu thì bị khóa?

Trong vòng từ 6 - 12 tháng (phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng), nếu khách hàng không sử dụng thẻ, không có bất kỳ giao dịch nào phát sinh, ngân hàng sẽ tiến hành khóa thẻ tín dụng.

Lưu ý: Không phải tất cả ngân hàng đều khóa thẻ đã ngừng sử dụng. Để biết thông tin chính xác, khách hàng nên liên hệ với ngân hàng mở thẻ để được tư vấn.

2. Ngừng dùng thẻ tín dụng Techcombank bao lâu thì bị khóa?

Techcombank không có quy định liên quan đến khóa thẻ tín dụng đã ngừng sử dụng.

3. Quá hạn thẻ tín dụng bao lâu thì bị nợ xấu?

Quá hạn thanh toán dư nợ thẻ tín dụng trên 90 ngày sẽ được tính là nợ xấu và được ghi vào hồ sơ tín dụng. 

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới vấn đề thẻ tín dụng bị khóa. Nhìn chung, trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ nên cẩn thận hơn để hạn chế tình trạng khóa thẻ không mong muốn. Nếu khách hàng cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan tới quá trình sử dụng thẻ tín dụng hay một số câu hỏi điển hình như “Thẻ tín dụng bị khoá có mở lại được không?”, vui lòng liên hệ với Techcombank qua các phương thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất: