Thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và nhạy bén với công nghệ là lực lượng chủ đạo, đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số và phát triển thanh toán không tiền mặt trong tương lai.

Thanh toán không tiền mặt.

Thế hệ trẻ với vai trò thúc đẩy thanh toán không tiền mặt (Nguồn: Ảnh sưu tầm).

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng vượt bậc

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển nhanh chóng về hạ tầng công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, khuôn khổ pháp lý, sự an toàn, tiện lợi… Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2023, số lượng giao dịch thanh toán không tiền mặt cũng tăng vượt trội lên đến 51,19% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó:

  • Giao dịch qua Internet tăng 66,46% về số lượng và 4,01% về giá trị.
  • Giao dịch qua điện thoại di động tăng 63,09% về số lượng và 8,79% về giá trị.
  • Giao dịch quét mã QR tăng 124,15% về số lượng và 16,12% về giá trị.
  • Giao dịch qua máy POS tăng 25,24% về số lượng và 23,97% về giá trị.

Thị trường ví điện tử Việt Nam cũng đang trong giai đoạn bùng nổ với số lượng người dùng tăng vọt. Theo số liệu thống kê năm 2023 của ví điện tử Momo cho thấy:

  • MoMo chiếm 47% tổng số giao dịch trên Cổng dịch vụ công Quốc gia theo số liệu quý 3 năm 2023.
  • Khoảng hơn 90% các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 đều có thể thanh toán bằng MoMo.
  • Năm 2023, thanh toán trên Cổng dịch vụ công Quốc gia qua ví điện tử MoMo tăng 155% đối với các mảng đóng phí, lệ phí và tăng 315% đối với mảng nộp phạt giao thông so với năm 2022.
  • Khoảng 51,3% khách hàng từ 18 đến 27 tuổi chọn MoMo là phương thức thanh toán trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và 45,8% khách hàng trong độ tuổi này sử dụng MoMo để thanh toán các dịch vụ công.

Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập MoMo chia sẻ trong hội thảo "Thúc đẩy dịch vụ công và Thanh toán không dùng tiền mặt" (Nguồn: VnExpress).

Những số liệu trên thể hiện sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng giao dịch thanh toán không tiền mặt cũng như nhóm đối tượng người dùng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của thế hệ trẻ. Do đó, nếu tập trung hơn vào tập khách hàng từ 18 - 27 tuổi thì quá trình chuyển đổi số sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm:

2. Lý do giới trẻ trở thành động lực thúc đẩy thanh toán không tiền mặt

Theo ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập MoMo, giới trẻ là nhóm người dùng chủ lực và là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện chuyển đổi số trong thanh toán, đặc biệt là dịch vụ công. Điều này có thể được lý giải bởi những lý do như:

  • Khả năng tiếp cận với công nghệ vượt trội: Giới trẻ vốn là những người thích công nghệ, nhanh nhạy với cái mới. Đặc biệt, hầu hết các bạn trẻ gen Z được tiếp xúc với công nghệ từ sớm qua các nền tảng giải trí, mua sắm online. Nhờ đó, lứa tuổi này luôn dẫn đầu trong xu hướng thanh toán không tiền mặt.
  • Thói quen chi tiêu: Dịch Covid-19 thúc đẩy thói quen thanh toán không tiền mặt, đặc biệt là với giới trẻ. Khác với thế hệ trước, người tiêu dùng trẻ Việt Nam ưa chuộng và dành nhiều thời gian cho việc mua sắm trực tuyến bởi sự tiện lợi và nhanh chóng.
  • Đề cao sự an toàn và bảo mật của thông tin cá nhân: An toàn và bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ hiện nay. Nhiều người trẻ có tâm lý e ngại thanh toán trực tiếp vì lo ngại rằng mang theo tiền mặt vừa không an toàn, vừa bất tiện. Do đó, họ dần có xu hướng chuyển đổi sang các hình thức thanh toán có tính bảo mật cao.
  • Tích hợp đa dạng dịch vụ tiện ích: Giới trẻ luôn mong muốn có được sự tiện lợi và liền mạch trong quá trình thanh toán khi họ chỉ cần sử dụng một ứng dụng là có thể thanh toán cho nhiều dịch vụ khác nhau tích hợp trong đó. Chẳng hạn, với ứng dụng Mobile Banking của một số ngân hàng, người trẻ hoàn toàn có thể đặt vé xem phim, thanh toán hóa đơn, mua sắm online, đặt phòng khách sạn… Điều này cũng giúp họ quản lý tốt hơn các khoản chi tiêu thông qua một ứng dụng duy nhất.
  • Chi phí thấp: Thanh toán không dùng tiền mặt giúp giới trẻ giảm bớt phần lớn chi phí đi lại khi các thao tác thanh toán có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, thanh toán không tiền mặt còn đem đến cho người dùng nhiều ưu đãi hấp dẫn như voucher, hoàn tiền, tích điểm… giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng. Điều này cũng là một yếu tố quan trọng thu hút nhiều người trẻ sử dụng hình thức thanh toán không tiền mặt.
Giới trẻ là động lực thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.

Giới trẻ là động lực thúc đẩy thanh toán không tiền mặt (Nguồn: Ảnh sưu tầm).

Hiện nay, một số ngân hàng đã thực hiện rất tốt trong việc tập trung vào đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Điển hình là ngân hàng Techcombank đã tổ chức chiến dịch Why not với mục tiêu cổ vũ tinh thần không ngại thử thách và đồng hành cùng thế hệ trẻ trong việc xây dựng nền tài chính vững mạnh, sớm thực hiện được hoài bão trong tương lai. Thông qua chiến dịch này, Techcombank mong muốn tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ cá tính, năng động và thúc đẩy họ thanh toán không dùng tiền mặt bằng những giải pháp tối ưu của ngân hàng.

Khi càng có nhiều người trẻ giao dịch không tiền mặt, tốc độ chuyển đổi số trong thanh toán sẽ càng được thúc đẩy nhanh chóng. Tích cực sử dụng hình thức thanh toán không tiền mặt, giới trẻ đã góp phần lan tỏa xu hướng tiêu dùng mới, từ đó thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Do đó, các ngân hàng và các đơn vị liên quan cần đưa ra giải pháp về sản phẩm dịch vụ không chỉ hướng đến các tệp khách hàng nói chung mà cần tập trung hướng đến các tệp khách hàng trẻ - những người năng động, sáng tạo và nhạy bén với công nghệ, có khả năng lan toả xu hướng đến tất cả mọi người.

Để tìm hiểu thêm thông tin về các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vui lòng liên hệ chuyên viên tư vấn của Techcombank theo 3 kênh thông tin sau:

  • Hotline:

         - Trong nước: 1800 588 822 (KHCN) - 1800 6556 (KHDN)

          - Quốc tế: +84 24 3944 6699 (KHCN) - +84 24 7303 6556 (KHDN)