Nhiều khách hàng có lịch sử nợ không tốt nên có băn khoăn về việc nợ xấu có làm thẻ Visa được không. Thực tế, tùy vào mức độ nợ xấu mà khách hàng vẫn có thể làm loại thẻ Visa phù hợp. Trong bài viết này, Techcombank sẽ giải đáp vấn đề trên, đồng thời hướng dẫn cách làm thẻ Visa kể cả khi bạn đang có nợ tín dụng.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Nợ xấu làm thẻ Visa Debit được không? 

Khách hàng bị nợ xấu vẫn có thể mở thẻ Visa Debit (thẻ thanh toán). Bởi vì bản chất của thẻ Visa Debit là khách hàng “nạp tiền bao nhiêu xài bấy nhiêu”, tức là chi tiêu trong chính khoản tiền của bản thân. 

Mà nợ xấu được hiểu đơn giản là khoản nợ của khách hàng với ngân hàng đã bị quá hạn thanh toán nhiều ngày. Do đó, dù khách hàng có lịch sử nợ xấu thì vẫn có thể mở thẻ Visa Debit mà không bị ảnh hưởng.

Thẻ Visa Debit

Ngân hàng vẫn chấp nhận làm thẻ Visa Debit cho khách hàng bị nợ xấu.

Lưu ý: Tương tự như thẻ Visa Debit, khách hàng bị nợ xấu cũng vấn có thể mở thẻ Visa PrePaid được do tính chất hoạt động của 2 loại thẻ này là giống nhau.

2. Nợ xấu làm thẻ Visa Credit được không?

Việc nợ xấu có mở được thẻ tín dụng Visa hay không tùy thuộc vào chính sách của mỗi Tổ chức tín dụng theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, thông thường thì khách hàng đang có nợ xấu sẽ không được cấp thẻ tín dụng. Còn khách hàng đã có lịch sử nợ thì tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng, cụ thể:

1 - Nhóm nợ xấu làm được thẻ tín dụng 

Nhiều ngân hàng quy định người dùng bị “dính” nợ thuộc nhóm 1 và 2 sẽ bị hạn chế mở thẻ Visa Credit (thẻ tín dụng).

Nếu muốn mở thẻ tín dụng, khách hàng cần phải hoàn trả tất cả các khoản nợ còn lại. Đồng thời, lịch sử nợ của khách hàng phải được xoá khỏi hệ thống CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng) thì mới được xem xét mở thẻ Visa Credit. Tuy nhiên, thông thường khách hàng sẽ cần khoảng 1 năm để được hệ thống xóa lịch sử tín dụng nợ quá hạn trên CIC.

2 - Nhóm nợ xấu không làm được thẻ tín dụng: Nếu có lịch sử nợ xấu từ nhóm 3 trở lên, khách hàng sẽ bị từ chối cấp thẻ Visa Credit ở hầu hết các ngân hàng. 

Thẻ Visa Credit

Khách hàng trong nhóm nợ 1 và 2 vẫn có thể mở được thẻ Visa Credit nếu đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết.

3. Hướng dẫn mở thẻ Visa Credit khi bị nợ xấu

Với những khách hàng đã từng thuộc nhóm nợ 1 và 2, khách hàng nên thực hiện theo quy trình như sau:

3.1. Bước 1: Trả hết nợ tín dụng và đóng đầy đủ các phí phạt, lãi suất

  • Các khoản phí phạt bao gồm: Phí trễ hạn, phí quản lý tài khoản, phí xử lý nợ và các khoản phí khác. Mức phí phạt được quy định tùy theo từng ngân hàng, thường là 5% số tiền chậm thanh toán, tối thiểu 150.000 đồng
  • Lãi suất: Ngoài đóng phí phạt, khách hàng cần phải thanh toán thêm lãi suất dư nợ tín dụng do thanh toán chậm. Thông thường lãi suất sẽ rơi vào khoảng 20 - 40%/ năm tùy chính sách của từng ngân hàng. Chi tiết người dùng có thể tham khảo công thức tính lãi suất dư nợ tín dụng để hiểu rõ hơn.

Đối với nhóm nợ 1 và 2, sau 12 tháng kể từ khi thanh toán hết dư nợ tín dụng, tên của khách hàng mới được xóa hoàn toàn trên hệ thống CIC (Credit Information Centre - Trung tâm thông tin tín dụng).

3.2. Bước 2: Tích lũy lại điểm tín dụng uy tín 

Sau 12 tháng, khi lịch sử nợ tín dụng của khách hàng đã được xóa tên trên CIC thì cần phải thực hiện tích lũy lại điểm tín dụng để được mở thẻ tín dụng. Cụ thể, khách hàng có thể thực hiện theo 2 cách sau: 

  • Gia tăng giá trị tài sản: Ngân hàng sẽ cấp thẻ tín dụng cho một khách hàng nếu cá nhân đó đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Do đó, khách hàng cần tăng thu nhập cá nhân, tăng tài sản sở hữu thông qua bảng lương hàng tháng, giấy bất động sản, sổ tiết kiệm, bảo hiểm nhân thọ hoặc các xa xỉ phẩm khác đứng tên khách hàng.
  • Thanh toán dư nợ đúng hạn: Do đã từng có lịch sử nợ xấu nên khách hàng cần phải đảm bảo thanh toán đúng hạn với các khoản vay khác trong thời gian tích lũy lại tín dụng để không tiếp tục cuốn vào nợ nần, gây mất uy tín tài chính cá nhân.

Thời gian để tích lũy lại điểm tín dụng có thể mất khoảng từ 2 đến 5 năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian này còn thay đổi tùy thuộc vào tình hình tài chính và các hành vi thanh toán của từng khách hàng. Do đó, người dùng tuyệt đối không nên thực hiện bất kỳ hành động vi phạm hợp đồng về nghĩa vụ tài chính và hạn mức khoản vay nào để đảm bảo sau đó có thể mở thẻ tín dụng.

Tích lũy điểm tín dụng

Người dùng cần tích lũy điểm tín dụng để tăng cơ hội được phê duyệt mở thẻ.

3.3. Bước 3: Đăng ký mở thẻ online hoặc offline tại các quầy giao dịch

Sau thời gian tích lũy tín dụng, khách hàng có thể thực hiện mở thẻ tín dụng bình thường với cả 2 hình thức online thông qua Mobile Banking và trực tiếp tại quầy.

Chi tiết về cách mở thẻ tín dụng, khách hàng có thể tham khảo tại video dưới đây:

Xem thêm: Hướng dẫn mở thẻ tín dụng phê duyệt trước hạn mức 100% online.

Như vậy, bài viết trên đã giúp khách hàng giải đáp băn khoăn về nợ xấu có làm thẻ Visa được không. Khách hàng bị nợ xấu vẫn có thể mở thẻ Visa Debit và Visa Prepaid được, còn thẻ Visa Credit thông thường sẽ chỉ hỗ trợ mở thẻ cho khách hàng đã từng có lịch sử nợ nhóm 1 và 2. Do đó, khi sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng cần lưu ý tuân thủ đầy đủ quyền và nghĩa vụ tài chính với ngân hàng để đảm bảo cho những kế hoạch tài chính trong tương lai. 

Nếu bạn có nhu cầu mở thẻ Visa tại Techcombank, hãy đến các phòng giao dịch gần nhất hoặc liên hệ qua các cách sau đây để được hỗ trợ 24/7:

 

 

Sở hữu thẻ Visa Techcombank

Và tận hưởng ưu đãi quanh năm