Học cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền với 4 bước lập kế hoạch chi tiêu cá nhân. Việc lên kế hoạch chi tiết không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính dài hạn. Theo dõi bài viết để bắt đầu hành trình tài chính của bạn! 

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân là gì?

Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân là một quá trình quản lý tài chính của mỗi cá nhân, giúp xác định và phân bổ hợp lý nguồn thu nhập vào các khoản chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Mục tiêu của lập kế hoạch chi tiêu là tạo ra sự cân đối tài chính, giúp cá nhân đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn, chẳng hạn như mua nhà, đầu tư vào các dự án sinh lợi... Đồng thời, đảm bảo khả năng chi trả các khoản chi phí trong cuộc sống mà không gặp phải áp lực tài chính.

Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân, chìa khóa ổn định trong xã hội hiện đạiLập kế hoạch chi tiêu cá nhân - Chìa khóa để sống ổn định trong xã hội hiện đại.

2. Vì sao nên lập kế hoạch chi tiêu cá nhân càng sớm càng tốt?

Để đạt được sự ổn định tài chính, việc lập bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân sớm là một bước rất quan trọng, đồng thời cũng mang đến nhiều lợi ích “vàng”:

Giúp quản lý tốt thu chi, tiết kiệm, nợ, đầu tư: Khi lập kế hoạch chi tiêu cá nhân cụ thể, bạn sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát các khoản thu chi hàng ngày. Điều này giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn, quản lý nợ tốt hơn và đầu tư một cách thông minh. 

Giảm căng thẳng tài chính: Một kế hoạch chi tiêu hợp lý giúp bạn luôn có đủ tiền cho các nhu cầu cơ bản và các khoản chi tiêu đột xuất. Từ đó, giảm bớt lo âu về tài chính, đặc biệt là khi gặp phải các tình huống khẩn cấp.  

Tăng khả năng tiết kiệm: Bạn sẽ dễ dàng xác định được số tiền có thể dành để tiết kiệm hoặc đầu tư khi có kế hoạch chi tiêu khoa học. Việc này sẽ giúp bạn xây dựng được quỹ dự phòng hoặc tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn. 

Đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn: Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân giúp bạn tập trung vào những mục tiêu tài chính quan trọng như mua nhà, xây dựng quỹ hưu trí hay du lịch. Điều này sẽ giúp bạn đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu dễ dàng hơn. 

>>> Tìm hiểu 5 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân mà bạn cần biết để xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc trong tương lai.

3. 4 bước lập kế hoạch chi tiêu cá nhân

Bước 1: Xem xét và đánh giá tình hình tài chính hiện tại

Trước khi bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ tình hình tài chính hiện tại của mình. Bao gồm việc kiểm tra thu nhập hàng tháng, các khoản nợ, và các khoản tiết kiệm. Việc hiểu rõ tình hình tài chính sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định chi tiêu hợp lý. 

Bước 2: Tạo một danh sách các khoản thu nhập và chi phí cần sử dụng hàng tháng

Bước tiếp theo, bạn cần liệt kê danh sách tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng càng chi tiết càng tốt, bao gồm các khoản chi tiêu cố định (tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,…) và các khoản chi tiêu không cố định (ăn uống, giải trí, mua sắm, tiền hiếu hỉ,…). 

Hãy lên một danh sách các nguồn thu chi trong 1 tháng để lập kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân khoa học.Hãy lập một danh sách các nguồn thu chi trong 1 tháng để lên kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân khoa học.

Sau khi đã ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu, hãy rà soát lại tổng thu và tổng chi để xem mức độ cân đối. Nếu tổng thu lớn hơn tổng chi, có thể sử dụng phần dư đó để tiết kiệm hoặc đầu tư hoặc cân nhắc thêm việc lập một quỹ khẩn cấp để sẵn sàng với những tình huống bất ngờ. Ngược lại, nếu tổng chi lớn hơn tổng thu, bạn sẽ cần xem xét việc cắt giảm những khoản chi không cần thiết hoặc tìm cơ hội để tăng thu nhập (làm thêm, khởi nghiệp hay đầu tư,...). Việc này không chỉ giúp cải thiện tình hình tài chính của bạn mà còn tạo thêm cơ hội phát triển cá nhân và nghề nghiệp. 

Bước 3: Xây dựng kế hoạch chi tiêu khoa học

Bạn có thể áp dụng những quy tắc tài chính như quy tắc 50/20/30 để lập kế hoạch chi tiêu 1 tháng hợp lý. 

Ví dụ: Với mức lương 10 triệu VND trong 1 tháng, bạn có thể áp dụng để lập kế hoạch chi tiêu cá nhân như sau: 

  • 50% của 10 triệu là 5 triệu VND, được dùng cho các chi phí cố định hàng tháng như tiền thuê nhà, chi phí đi lại, hóa đơn điện, nước và Internet. 
  • 20% của 10 triệu là 2 triệu VND, được dành để tiết kiệm hoặc đầu tư cho tương lai. 
  • 30% của 7 triệu là 3 triệu VND, được dùng cho các chi phí linh hoạt hàng tháng, bao gồm như ăn uống, giải trí, mua sắm,... 

Bên cạnh đó, để xây dựng kế hoạch chi tiêu và quản lí hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo các ứng dụng trên ngân hàng số. Các ứng dụng này không chỉ giúp bạn theo dõi chi tiêu hàng ngày mà còn cung cấp các công cụ phân tích tài chính hữu ích.

Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hiệu quả bằng Ứng dụng Techcombank Mobile.

Lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả bằng Ứng dụng Techcombank Mobile.

Một trong những ngân hàng số nổi bật giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu là Techcombank Mobile. Năm 2023, Techcombank Mobile đã được Global Finace bình chọn là Ngân hàng số tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương.  

Không chỉ được các tổ chức uy tín đánh giá cao, với 4.8/5 đánh giá trên App Store, Techcombank Mobile là ngân hàng số được khách hàng yêu thích và đánh giá tốt cho đến thời điểm hiện tại. 

>>> Xem thêm video Hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân trên Techcombank Mobile.

Lợi ích của Ngân hàng số Techcombank Mobile:  

Ngân hàng số là ứng dụng không thể thiếu trong điện thoại của phần lớn khách hàng, vì các lợi ích nổi bật dưới đây:  

  • Tiện lợi: Có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến trực tiếp chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng  
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí: Các giao dịch được xử lý nhanh chóng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại so với việc đến trực tiếp ngân hàng. 
  • Thực hiện các giao dịch nhanh chóng, với độ chính xác cao: Nhờ công nghệ hiện đại, các giao dịch được xử lý tức thời, người dùng nhận thông báo theo thời gian thực để nhanh chóng đối soát nếu có sai sót nhập liệu. 
  • Hệ thống bảo mật 3 lớp tiên tiến: Bao gồm xác thực đa yếu tố, mã hóa dữ liệu, phát hiện gian lận giúp khách hàng an tâm giao dịch trực tuyến. Trải nghiệm ngân hàng số Techcombank Mobile để thanh toán dễ dàng và trải nghiệm quản lý tài chính cá nhân thông minh hơn!  

Khám phá thêm các tính năng tiện tích trong bài viết: Ngân hàng số là gì? 5 thông tin cần biết về ngân hàng số. 

Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu

Sau khi có một bản kế hoạch chi tiêu rõ ràng, chi tiết, việc tiếp theo bạn cần tuân thủ chính là theo dõi chi tiêu thường xuyên và cập nhật kế hoạch định kỳ. Việc theo dõi chi tiêu không chỉ giúp bạn kiểm soát các khoản chi hàng ngày mà còn giúp bạn phát hiện kịp thời những bất thường trong chi tiêu, từ đó có thể điều chỉnh nhanh chóng. Bằng cách này sẽ giúp bạn phát triển khả năng quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn trong tương lai. 

Như vậy, lập kế hoạch chi tiêu cá nhân là một bước quan trọng để xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh. Nó không chỉ giúp bạn kiểm soát tài chính mà còn mang lại sự tự tin trong các quyết định tài chính của mình. Bằng cách áp dụng 4 bước lập kế hoạch mà bài viết đã đưa ra, việc quản lý chi tiêu tài chính không còn là gánh nặng. Hãy bắt đầu ngay hôm nay để xây dựng một tương lai tài chính vững chắc! 

Khách hàng lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách mới nhất của Techcombank, quý khách vui lòng truy cập website https://techcombank.com hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

 

Sở hữu tài khoản thanh toán Techcombank

Đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của bạn