Có rất nhiều cách tiết kiệm theo tuần, nhưng cách làm nào đơn giản mà mang lại hiệu quả cao thì không phải ai cũng biết. Bài viết này, Techcombank sẽ bật mí 4 cách tiết kiệm theo tuần đơn giản, dễ thực hiện. Hãy theo dõi để chọn được phương pháp tiết kiệm phù hợp nhất!

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

Tiết kiệm theo tuần

Tiết kiệm theo tuần giúp người dùng có thể tích lũy từ một khoản tiền nhỏ thành một khoản tiền lớn.

1. Tiết kiệm tiền lẻ mỗi ngày

Các đồng tiền có mệnh giá nhỏ như 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng thường bị lãng quên trong túi áo, túi quần hoặc ở đâu đó mà không được nhớ đến. Thực tế cho thấy, nếu để dành tiền lẻ trong thời gian dài (trên 3 tháng), bạn có thể tiết kiệm được số tiền đáng kể.

Cách thực hiện: Hàng tuần, bạn lặp đi lặp lại cách làm dưới đây:

  • Cuối mỗi ngày: Bạn hãy tập hợp tiền lẻ vào một ngăn trong ví hoặc một chiếc hộp riêng biệt. 
  • Sau mỗi tuần: Bạn thống kê lại số tiền lẻ đã tích lũy được, sau đó đổi lấy mệnh giá tiền chẵn tương đương để cất đi.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không quá lớn, do “vốn góp” mỗi ngày không nhiều. Bạn nên kết hợp thêm với các hình thức tiết kiệm tiền khác để có được những khoản tiết kiệm lớn hơn trong tương lai. 

Tiết kiệm tiền lẻ mỗi tuần

Tiết kiệm tiền lẻ mỗi tuần sẽ giúp bạn tích lũy được một khoản tiền đáng kể.

2. Quản lý chi tiêu từng tuần hiệu quả

Quản lý chi tiêu từng tuần không đồng nghĩa với việc bạn cắt giảm chi tiêu, tạo áp lực cho bản thân mà là việc theo dõi tất cả các hoạt động thu - chi hàng tuần, đánh giá mức độ cần thiết của các khoản chi, từ đó tối ưu để chi tiêu thông minh, tiết kiệm hiệu quả hơn.

Cách thực hiện:

2.1. Bước 1 - Liệt kê tất cả các khoản cần chi theo tuần, theo tháng

Bạn chia các khoản chi thành 2 loại là:

(1) Khoản chi cố định (không thay đổi mỗi tháng): Như tiền thuê nhà, tiền điện nước... 

(2) Khoản chi linh động (có thể thay đổi): Tiền mua mỹ phẩm, quần áo, ăn vặt, ăn uống, tiền xăng xe... 

2.2. Bước 2 - Tối ưu lại số tiền cần chi

Từ các khoản chi được thống kê ở trên, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về những khoản thu chi của bản thân. Lúc này, bạn có thể suy nghĩ thêm về các cách để tối ưu khoản chi như: 

Thay vì ăn cơm ngoài, bạn có thể tự nấu cơm tại nhà;

Thay vì uống trà sữa 5 buổi/tuần, bạn có thể giảm xuống còn 2 - 3 buổi hoặc đổi sang món đồ uống khác phải chăng hơn... 

Số tiền sau khi tối ưu các khoản chi chính là tổng chi dự kiến trong tháng (3)

2.3. Bước 3 - Đặt mục tiêu tiết kiệm theo tuần, theo tháng

Bạn thống kê lại tổng thu dự kiến trong tháng (4).

Để ra một khoản tiền cho những phát sinh như việc gấp không lường đến hoặc trường hợp chi tiêu quá tay,  khoảng 500.000 - 1.000.000 VND. Số tiền này gọi là tiền chi phát sinh (5).

Tiếp theo, bạn cần tính số tiền tiết kiệm được trong tháng và tiền dự kiến chi theo tuần. 

  • Số tiền tiết kiệm dự kiến trong tháng (6) = Tổng thu dự kiến trong tháng (3) - tổng chi dự kiến trong tháng (4) - tiền chi phát sinh (5).
  • Số tiền được phép chi trong từng tuần (7) = [Tổng chi dự kiến trong tháng (3) - khoản chi cố định (1)]/4 + khoản chi cố định cần phải chi trong tuần đó.
Quản lý chi tiêu từng tuần

Quản lý chi tiêu từng tuần giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về tình hình thu chi, từ đó đề ra kế hoạch tiết kiệm cụ thể.

2.4. Bước 4: Ghi lại tất cả các khoản chi thực tế theo tuần

Cuối mỗi ngày, bạn ghi lại những khoản mình đã chi trong ngày vào một cuốn sổ. Bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại thông minh để ghi chú hiệu quả hơn. 

Tổng kết khoản chi vào cuối tuần, xem xét xem có bị nhiều hơn/ít hơn khoản chi dự kiến hay không. Lặp đi lặp lại cách làm dưới đây cho tuần tiếp theo.

  • Nếu khoản chi nhiều hơn dự kiến: Bạn hãy lấy tiền ở khoản phát sinh mà bạn đã dành ra từ trước để chi tiêu (500.000 - 1.000.000 VND). Bên cạnh đó, bạn cần cân đối lại số tiền được chi trong tuần tiếp theo để hạn chế việc chi vượt. 
  • Nếu khoản chi ít hơn dự kiến: Bạn hãy để khoản tiền dư ra vào khoản tiền dành cho phát sinh, không nên cộng dồn vào số tiền dự kiến chi của tuần tiếp theo vì có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả chi tiêu.

Cuối tháng, bạn hãy tổng kết lại chi tiêu, tối ưu khoản chi để có thể tiết kiệm phù hợp cho tháng tiếp theo.

Lưu ý: Bên cạnh việc nỗ lực tiết kiệm tiền (giảm chi), bạn có thể tìm thêm những giải pháp để có thể tăng thu nhập (tăng thu) nếu không muốn quá khắt khe với chi tiêu của bản thân. 

3. Tham gia thử thách tiết kiệm trong 52 tuần

Nếu muốn “nâng level” tiết kiệm, bạn có thể tham gia thử thách 52 tuần. Người tham gia sẽ bắt đầu tiết kiệm tuần thứ nhất với 10.000 VND, các tuần sau sẽ lần lượt cộng thêm 10.000 VND vào số tiền đã tiết kiệm trước đó. Nghĩa là tuần 2 bạn để ra 20.000 VND, tuần 3 là 30.000 VND... Cứ như vậy, tổng số tiền bạn tiết kiệm được sau 52 tuần sẽ là 13 triệu 780 nghìn VND. Cụ thể:

Tuần

Số tiền tiết kiệm theo tuần (VND)

Số tiền tích luỹ (VND)

1

10.000

10.000

2

20.000

30.000

3

30.000

60.000

4

40.000

100.000

5, 6, 7, 8

260.000

360.000

9, 10, 11, 12

420.000

780.000

13, 14, 15, 16

580.000

1.360.000

17, 18, 19, 20

740.000

2.100.000

21, 22, 23, 24

900.000

3.000.000

25, 26, 27, 28

1.060.000

4.060.000

29, 30, 31, 32

1.220.000

5.280.000

33, 34, 35, 36

1.380.000

6.660.000

37, 38, 39, 40

1.540.000

8.200.000

41, 42, 43, 44

1.700.000

9.900.000

45, 46, 47, 48

1.860.000

11.760.000

49, 50, 51, 52

2.020.000

13.780.000

Tổng số tiền tiết kiệm

13.780.000

Đây là cách tiết kiệm được nhiều bạn sinh viên mới ra trường, dân văn phòng có thu nhập dưới 8 triệu/tháng ưa chuộng bởi nhiều lợi ích mang lại như:

  • Tạo thói quen tiết kiệm bền bỉ và đều đặn: Việc lặp đi lặp lại hành động tiết kiệm trong một khoảng thời gian dài lâu dần sẽ tạo thành thói quen tiết kiệm và ý thức tự quản lý chi tiêu. 
  • Tăng động lực tiết kiệm tiền theo tuần: Thử thách 52 tuần có lộ trình tiết kiệm được chia cụ thể thành các mục tiêu nhỏ mỗi tuần, giúp bạn dễ dàng bám sát mục tiêu. Việc thực hiện thành công mục tiêu nhỏ ở mỗi tuần sẽ tạo động lực giúp bạn về tiếp tục thực hiện thử thách tiết kiệm tiếp theo.

Lưu ý: Nếu tài chính không đủ để tiết kiệm theo 52 tuần, bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm theo 16 tuần, 32 tuần hay 40 tuần tùy theo năng lực tài chính cá nhân. 

>>> Tìm hiểu thêm các phương pháp tiết kiệm:

Checklist thử thách tiết kiệm trong 52 tuần

Thử thách 52 tuần giúp bạn hình thành thói quen tiết kiệm bền bỉ từ những mục tiêu nhỏ nhất. 

4. Tiết kiệm tiền theo tuần bằng giải pháp tiết kiệm tích lũy 

Tiết kiệm tích lũy là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, người dùng có thể gửi góp thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm định kỳ theo tuần, theo tháng để hoàn thành mục tiêu tiết kiệm ban đầu đề ra. Lãi suất gửi tiết kiệm tích lũy thường khoảng 3 - 5%/năm (tuỳ theo chính sách của từng ngân hàng), số tiền gửi ban đầu chỉ từ 100.000 VND. 

Khi ứng dụng giải pháp tiết kiệm tích lũy của ngân hàng vào tiết kiệm tiền theo tuần, bạn bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Dễ dàng đặt mục tiêu tiết kiệm theo tuần: Từ một mục tiêu lớn, giải pháp tiết kiệm này sẽ tự động gợi ý lộ trình tiết kiệm với từng mục tiêu nhỏ, giúp bạn từng bước hoàn thành kế hoạch tiết kiệm phù hợp với năng lực tài chính cá nhân.
  • Sinh lời ổn định: Giải pháp tiết kiệm này thường có mức lãi suất không thay đổi theo biến động thị trường trong suốt kỳ hạn tiết kiệm, điều này đảm bảo sự sinh lời ổn định cho người dùng.
  • Linh hoạt số lần rút tiền và số tiền rút: Trong trường hợp bạn cần tiền gấp, gói tiết kiệm tích lũy cho phép bạn tất toán nhanh chóng với lãi suất bằng mức lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn từ (0.1 - 1%/năm) tùy theo quy định của từng ngân hàng.
  • Chủ động kiểm soát, thuận tiện giao dịch: Bạn có thể thực hiện các giao dịch gửi tiền và rút tiền một cách đơn giản tại các điểm giao dịch hoặc qua ứng dụng của ngân hàng. Đặc biệt, khi kết hợp sử dụng Mobile Banking, bạn sẽ dễ dàng theo dõi được lịch sử tiết kiệm và kiểm soát được lộ trình tiết kiệm sắp tới của bản thân.
Gói tiết kiệm linh hoạt

Gói tiết kiệm linh hoạt là giải pháp phù hợp cho những ai muốn tiết kiệm tiền theo tuần.

Bên cạnh các cách tiết kiệm theo tuần kể trên, bạn có thể áp dụng đồng thời một số mẹo giúp chi tiêu hiệu quả dưới đây:

  • Tham gia chương trình giảm giá hàng tuần
  • Ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng vào các ngày cuối tuần
  • Sử dụng thẻ tín dụng để quản lý chi tiêu hiệu quả hơn, nhiều ưu đãi khi mua sắm.

>> Tìm hiểu thêm các giải pháp tiết kiệm tại Techcombank như Tiền gửi rút gốc linh hoạt, Tích luỹ Như Ý...

Tóm lại, các cách tiết kiệm tiền theo tuần như thử thách 52 tuần, lên kế hoạch quản lý chi tiêu, gửi tiết kiệm tích lũy... đều giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả và đạt được mục tiêu tài chính mong muốn. Vì thế, hãy áp dụng những cách tiết kiệm này vào cuộc sống hàng ngày của bạn ngay hôm nay bạn nhé!

Nếu có nhu cầu gửi tiết kiệm lãi suất cao tại Techcombank, khách hàng vui lòng liên hệ với ngân hàng thông qua các phương thức sau đây để nhận được tư vấn chi tiết 24/7: