Hiện nay, thu không đủ chi là tình trạng phổ biến của nhiều gia đình Việt Nam, đặc biệt là các gia đình trẻ. Để cân bằng chi tiêu hợp lý, xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai, bạn hãy tham khảo ngay 6 cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình được tổng hợp dưới đây.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Lập ngân sách chi tiêu cho gia đình

Lập ngân sách chi tiêu giúp bạn kiểm soát được các khoản thu chi để chủ động hơn trong việc quản lý dòng tiền của gia đình. Đây là một trong những cách tiết kiệm chi tiêu trong gia đình được nhiều người Việt áp dụng. Khi lập ngân sách chi tiêu, bạn cần đảm bảo 1 số nguyên tắc sau:

(1) Dựa trên thu nhập của cả gia đình: Bạn nên thống kê lại tổng thu nhập hàng tháng của cả gia đình để phân bổ ngân sách sao cho vừa cân đối với các khoản chi tiêu, vừa tiết kiệm được mà không ảnh hưởng tới nhu cầu sinh hoạt của gia đình. 

(2) Áp dụng quy tắc 50/30/20: Với quy tắc này, bạn cần thực hiện chia nhỏ thu nhập hằng tháng theo các tỷ lệ nhất định, cụ thể:

  • Nhu cầu thiết yếu (50%): Là những khoản tiền cố định bắt buộc phải chi trả hàng tháng như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, học phí cho con, tiền internet...
  • Chi tiêu cá nhân (30%): Là các khoản tiền dùng để mua sắm vật dụng, đồ dùng cá nhân, nội thất mới cho gia đình...
  • Nhu cầu khác (20%): Là khoản tiền có thể dùng để tiết kiệm, đầu tư vào các kênh sinh lời hoặc dùng để trả nợ định kỳ.

Tùy theo tình trạng tài chính của mỗi gia đình mà bạn có thể linh hoạt thay đổi tỷ lệ % của quy tắc trên. Ví dụ, nếu gia đình đang có nhu cầu trả nợ cần ưu tiên hơn thì có thể đặt nhu cầu đó thành 30%, đồng thời giảm các chi tiêu cá nhân xuống còn 20%.

Áp dụng quy tắc 50/30/20 để chia nhỏ số tiền phục vụ cho các chi tiêu trong cuộc sống giúp tiết kiệm hiệu quả và ổn định hơn.

(3) Cắt giảm chi phí không cần thiết để đảm bảo chi tiêu ít hơn thu nhập: Trong quá trình chi tiêu, bạn cần lọc ra và loại bỏ các khoản chi phí không cần thiết theo trình tự sau:

  • Thống kê các khoản chi tiêu của gia đình và phân thành 2 loại: Cần thiết (chi tiêu không thể loại bỏ) và Không cần thiết (chi tiêu có thể loại bỏ).
  • Xem xét và cắt giảm tối đa những chi phí không cần thiết: Thuê dịch vụ dọn dẹp, mua sắm tại siêu thị, đăng ký các khóa tập luyện đắt đỏ mà không sử dụng...
  • Đánh giá hiệu quả của việc cắt giảm chi phí để điều chỉnh lại ngân sách cho phù hợp sau 1 tháng.
Cắt giảm các chi phí không cần thiết để tiết kiệm hiệu quả

Bạn cần cắt giảm các chi phí không cần thiết để việc tiết kiệm hiệu quả hơn.

2. Xây dựng và duy trì thói quen tiết kiệm

Việc duy trì thói quen tiết kiệm sẽ giúp bạn và gia đình có động lực để tích lũy được số tiền lớn, phục vụ cho những mục tiêu quan trọng trong tương lai. Để hình thành thói quen tiết kiệm đều đặn, bạn nên lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng và tự động hóa quá trình này. 

Hàng tháng, hệ thống ngân hàng sẽ tự động trích một khoản tiền trong tài khoản thanh toán để gửi vào một tài khoản tiết kiệm khác. Ngày trích tiền và số tiền tiết kiệm đều do bạn quyết định tùy vào tổng thu nhập của gia đình. Giải pháp này giúp bạn tiết kiệm một cách có kỷ luật, thực hiện đều đặn để kế hoạch tiết kiệm đạt hiệu quả tối đa.

Gửi tiết kiệm tích lũy là một trong những sản phẩm tiết kiệm phù hợp với nhu cầu trên.

Duy trì tiết kiệm đều đặn

Duy trì tiết kiệm đều đặn sẽ hình thành thói quen tốt và tích lũy số tiền ngày càng nhiều để thực hiện những mục đích lớn trong tương lai.

3. Kiểm soát chi tiêu bằng thẻ tín dụng 

Thẻ tín dụng sẽ là một giải pháp tài chính tối ưu cho gia đình nếu như bạn biết tận dụng đúng cách để mua hàng tiết kiệm, tích lũy ngân sách dự phòng... Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng thẻ tín dụng có thể dẫn đến việc mất kiểm soát chi tiêu, chi tiêu quá mức thu nhập thực tế khiến phát sinh dư nợ lớn khó trả.

Nếu bạn trả nợ tín dụng trễ hạn sẽ phải chịu thêm phí phạt và lãi suất trả chậm cao, gây lãng phí tiền bạc không mong muốn. Do đó, bạn nên quản lý chặt chẽ mức chi tiêu qua thẻ tín dụng, chỉ nên chi tiêu khoảng 30% hạn mức thẻ tín dụng để đảm bảo khả năng thanh toán dư nợ mỗi kỳ.

Kiểm soát chi tiêu bằng thẻ tín dụng

Khách hàng chỉ nên chi tiêu bằng thẻ tín dụng trong khoảng 30% so với thu nhập để đảm bảo khả năng thanh toán dư nợ mỗi kỳ.

4. Lên danh sách và so sánh giá sản phẩm trước khi mua

Lập danh sách trước khi mua sắm là giải pháp giúp bạn hạn chế phát sinh chi tiêu không cần thiết. Bạn nên lập danh sách những món hàng cần mua và dự trù ngân sách trước khi đến chợ, siêu thị hay các trung tâm mua sắm để hạn chế mua sắm “quá tay”, ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu và mục tiêu tiết kiệm.

Trước khi mua hàng, bạn nên so sánh giá và chất lượng sản phẩm qua các trang thương mại điện tử hoặc các khu chợ, hệ thống siêu thị khác nhau để có lựa chọn tốt nhất. Bạn cũng nên chú ý tới các chương trình khuyến mãi định kỳ của cơ sở mua sắm, thu gom các phiếu giảm giá, phiếu quà tặng... để tận dụng mua hàng tiết kiệm hơn.

Lên danh sách và so sánh giá sản phẩm trước khi mua để tiết kiệm hơn

Bạn nên lên danh sách và so sánh giá trước khi mua tại nhiều cơ sở bán hàng khác nhau để mua được hàng tốt với mức giá tối thiểu.

5. Dạy trẻ cùng tiết kiệm

Việc hình thành thói quen tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp con trẻ có nhận thức tốt hơn về việc quản lý chi tiêu khi trưởng thành. Cha mẹ có thể dạy con học cách tiết kiệm từ những việc nhỏ hàng ngày như: Tắt nước ngay sau khi sử dụng xong, tắt đèn/quạt/máy lạnh khi ra khỏi phòng, hạn chế làm hư hỏng/vẽ bậy lên các vật dụng trong nhà để tiết kiệm chi phí thay mới và sửa chữa…

Cha mẹ cũng có thể dạy con tiết kiệm từ chính các khoản tiền của mình như: Tiền tiêu vặt, tiền thưởng khi giúp đỡ cha mẹ, tiền học bổng... tạo thói quen tiết kiệm và có tư duy tự chủ độc lập tài chính cho con từ bé.

Giáo dục con trẻ tiết kiệm ngay từ nhỏ

Cha mẹ nên giáo dục con trẻ tiết kiệm ngay từ nhỏ để tạo thói quen tốt và phát triển khả năng quản lý chi tiêu cho con khi trưởng thành.

6. Tái sử dụng triệt để đồ cũ

Một số cách tái sử dụng đồ cũ mà bạn và gia đình có thể tham khảo để tiết kiệm tiền: 

Cho con dùng lại balo, điện thoại, máy tính vẫn còn sử dụng tốt của anh chị để tiết kiệm khoản tiền mua mới hoặc tận dụng quần áo cũ để làm đồ chơi cho con.

Sử dụng hộp bảo quản thực phẩm có khả năng tái sử dụng nhiều lần thay vì dùng các loại màng bọc thực phẩm 1 lần để tiết kiệm chi phí và hạn chế rác thải nhựa ra môi trường.

Thu gom những loại vật liệu như: Lon bia, chai nhựa, túi nhựa, pin, giấy carton... rồi bán lại hoặc quy đổi thành quà tặng tại các cơ sở thu mua để họ tái chế và tạo thêm khoản thu nhỏ cho gia đình.

Tái sử dụng đồ cũ còn dùng được để tiết kiệm chi phí mua mới

Bạn nên tái sử dụng đồ cũ vẫn còn dùng được để tiết kiệm chi phí mua mới đồng thời bảo vệ môi trường.

7. Mua sắm thông minh

Bên cạnh việc quản lý tài chính chặt chẽ, việc mua sắm thông minh cũng giúp bạn tiết kiệm được 10% - 30% chi phí mua sắm hàng tháng. Áp dụng 3 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn trở thành người tiêu dùng thông thái và tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình: 

  • So sánh giá: Việc so sánh giá cả của các sản phẩm giữa các điểm bán là cần thiết vì với cùng 1 sản phẩm, giá bán tại các điểm bán khác nhau có thể chênh lệch từ 5% - 15% 
  • Tận dụng các chương trình khuyến mãi: Với một số đồ dùng thiết yếu, bạn nên cân nhắc mua với số lượng lớn vào các dịp ưu đãi để mua được sản phẩm với giá tốt. Thông thường các chương trình ưu đãi có thể giúp bạn miễn phí vận chuyển, thậm chí giảm được từ 5% - 50% giá trị món hàng 
  • Từ bỏ thói quen mua sắm theo cảm xúc: Nếu không phải là vật dụng cấp thiết, bạn nên cân nhắc khoảng 3 ngày để đánh giá mức độ cần thiết của vật dụng trước khi mua, tránh tình trạng mua sắm theo cảm xúc gây lãng phí tiền bạc 

8. Tìm thêm việc làm để tăng thu nhập

Để tiết kiệm được nhiều tiền hơn, bạn có thể tìm cách để tăng nguồn thu nhập hàng tháng bên cạnh thu nhập chính. Hiện tại có rất nhiều công việc làm thêm tại nhà như viết content, quản lý fanpage, bán hàng online… Nếu sắp xếp được thời gian, bạn có thể cân nhắc nhận thêm để tăng thu nhập. 

9. Sử dụng ứng dụng thông minh để quản lý chi tiêu trong gia đình

Nếu gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính cho cả gia đình, bạn có thể cân nhắc sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính trên điện thoại thông minh. Các ứng dụng này thường được thiết kế đơn giản, thuận tiện thao tác trên điện thoại di động, cùng với đó là có những báo cáo thống kê hàng tháng để bạn dễ dàng theo dõi, quản lý.  

10. Đánh giá tình hình tài chính gia đình mỗi tháng

Cuối mỗi tháng, bạn nên thống kê lại các khoản thu, chi để dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo, từ đó tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình. Số tiền tiết kiệm được mỗi tháng bạn có thể gửi tiết kiệm tại ngân hàng để sinh lời hiệu quả cho khoản tiền gửi.  

Trên đây là 10 cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình để bạn tham khảo. Ngay bây giờ, hãy bắt đầu thiết lập một khoản tiết kiệm cho gia đình của bạn để dự phòng các rủi ro có thể xảy ra và tận hưởng cuộc sống thoải mái hơn trong tương lai. 

Khách hàng lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây: 

 

Gửi tiết kiệm tại Techcombank

Tiết kiệm hôm nay cho tương lai tài chính vững vàng