Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF)
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và tài chính Techcom (TCFIN)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcom (TCSME)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom (TCRES)
Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt Techcom (TCFF)
Tỷ lệ áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế còn khá thấp. Dưới đây là các giải pháp góp phần thúc đẩy hình thức thanh toán này trở nên phổ biến hơn.
Thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, hình thức này chưa được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế và cần được Nhà nước cùng các đơn vị quan tâm, cải thiện nhiều hơn trong thời gian tới.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Hoạt động thanh toán không tiền mặt đã được đưa vào sử dụng và triển khai rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như mua bán hàng hóa dịch vụ, điện nước, giáo dục... Tuy nhiên, tỷ lệ áp dụng hình thức thanh toán này trong lĩnh vực y tế còn khá thấp. Ngay cả những đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ người dân thanh toán viện phí qua ngân hàng chỉ đạt khoảng 10%. Tỷ lệ này tại tỉnh Bình Phước cũng chỉ đạt chưa đến 5%, thậm chí như tỉnh Đắk Nông còn chưa áp dụng thu viện phí qua ngân hàng.
Thanh toán không tiền mặt còn hạn chế trong lĩnh vực y tế (Nguồn: Ảnh sưu tầm).
Lý giải cho kết quả trên, đầu tiên phải kể đến việc người dân vẫn còn chưa quen với hình thức này khi thanh toán tại các đơn vị khám chữa bệnh. Các đối tượng bệnh nhân là người cao tuổi, trung niên vẫn giữ thói quen thanh toán tiền mặt, còn e ngại việc sử dụng thẻ hay các ứng dụng thanh toán di động vì sợ rủi ro hoặc không thành thạo công nghệ.
Lý do thứ hai đến từ việc cơ sở hạ tầng tại các cơ sở y tế còn hạn chế. Theo GS, TS, BS Tạ Văn Trầm, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế đòi hỏi đầu tư về cơ sở hạ tầng, phần mềm và quá trình đào tạo nhân viên. Thực tế hiện nay, lĩnh vực y tế đang không có sự đồng nhất trong hệ thống và phần mềm quản lý giữa các cơ sở y tế. Sự không tương thích và thiếu chuẩn hóa giữa các hệ thống này có thể gây khó khăn trong việc chuyển đổi số và chia sẻ thông tin.
Thanh toán không tiền mặt tuy đã có một số thành tựu nhất định nhưng theo ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, phạm vi triển khai thanh toán không tiền mặt hiện chỉ tập trung chủ yếu tại khu vực thành thị, điều kiện kinh tế phát triển mà chưa có sự đồng đều giữa các vùng. Đây cũng chính là một khó khăn lớn cho việc gia tăng tỷ lệ thanh toán không tiền mặt trong lĩnh vực y tế.
Như vậy, việc triển khai thanh toán không tiền mặt còn đang gặp khó khăn từ phía người dân, các cơ sở y tế và cả các cơ quan ban ngành. Do đó, các cấp các ngành cần có giải pháp toàn diện đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt trong lĩnh vực y tế.
Có nhiều khó khăn, thách thức lớn trong quá trình triển khai thanh toán không tiền mặt trong ngành y tế (Nguồn: Ảnh sưu tầm).
Để đối mặt với những khó khăn trên, các ban ngành cần có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trong lĩnh vực y tế. Trước tiên, việc nâng cao nhận thức của người dân về các phương thức thanh toán không tiền mặt cần phủ sóng đều cho các địa phương. Nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tài chính để người dân tin tưởng vào thanh toán không tiền mặt và dần thay đổi thói quen thanh toán.
Sau đó, các cơ sở y tế cần cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo độ tin cậy và sẵn sàng của hệ thống. Các cơ sở y tế cần nâng cao chất lượng kết nối mạng, hạn chế sự cố kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả truy cập và chia sẻ thông tin. Bên cạnh đó, các bệnh viện nên cung cấp đa dạng các hình thức thanh toán không tiền mặt như quẹt thẻ, sử dụng thẻ thanh toán online, thanh toán một chạm, quét mã QR... để người dân có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện thanh toán.
Các đơn vị khám chữa bệnh cần cung cấp đa dạng hình thức thanh toán không tiền mặt (Nguồn: Ảnh sưu tầm).
Với mong muốn thúc đẩy phát triển thanh toán không tiền mặt, Nhà nước đã triển khai đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm từng bước chuẩn hóa cơ sở dữ liệu khách hàng, từ đó thúc đẩy thanh toán không tiền mặt phát triển trong khu vực dịch vụ hành chính công, trong đó có lĩnh vực y tế.
Trong thời gian tới, Nhà nước cần tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, chính sách hỗ trợ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cấp hạ tầng thanh toán không tiền mặt. Các ngân hàng cần đẩy mạnh kết hợp với Kho bạc Nhà nước để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán cho dịch vụ công. Các đơn vị y tế cần triển khai đa dạng các giải pháp thanh toán không giới hạn thời gian, không gian để hướng người dùng sang sử dụng hình thức thanh toán không tiền mặt.
Các cấp các ngành cần có những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trong tương lai (Nguồn: Ảnh sưu tầm).
Như vậy, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trong lĩnh vực y tế là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện. Với các giải pháp về cải thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức người dân… hy vọng rằng tỷ lệ thanh toán không tiền mặt trong y tế sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Để tìm hiểu thêm thông tin về thực trạng và giải pháp, vui lòng liên hệ chuyên viên tư vấn của Techcombank theo 3 kênh thông tin sau:
- Trong nước: 1800 588 822 (KHCN) - 1800 6556 (KHDN)
- Quốc tế: +84 24 3944 6699 (KHCN) - +84 24 7303 6556 (KHDN)
Gửi tiết kiệm là hình thức gửi tiền sinh lời ổn định. Cùng Techcombank tìm hiểu thông tin về lợi ích, lưu ý và gợi ý ngân hàng phù hợp khi bắt đầu gửi tiền tiết kiệm trong bài viết sau.
Cùng tìm hiểu chi tiết về điều kiện, thủ tục và 2 hình thức đăng ký thẻ tín dụng gồm mở thẻ trực tuyến và trực tiếp tại quầy giao dịch ngay sau đây!
Gửi tiết kiệm hàng tháng là sự lựa chọn hợp lý hiện nay. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về loại hình tiết kiệm này, cùng Techcombank tìm hiểu trong bài viết dưới đây!