Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF)
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và tài chính Techcom (TCFIN)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcom (TCSME)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom (TCRES)
Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt Techcom (TCFF)
Tiếp nối sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, Fintech sẽ thúc đẩy hợp tác với các ngân hàng để có được thành công trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Trong thời đại 4.0, công nghệ tài chính Fintech đang có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều lợi thế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Không chỉ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng, Fintech đồng thời cũng hợp tác, tạo động lực thúc đẩy ngành ngân hàng chuyển đổi số.
Fintech là xu thế tất yếu trong chuyển đổi số (Nguồn: Ảnh sưu tầm).
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Fintech (viết tắt của Financial Technology) là từ dùng chung để chỉ việc ứng dụng sự sáng tạo của công nghệ vào các hoạt động, dịch vụ tài chính. Hiện nay, thuật ngữ này còn được sử dụng chung cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, phần mềm mã nguồn mở... Với lợi thế về tốc độ, hiệu suất, cách hoạt động đơn giản, Fintech có khả năng chia sẻ nhiều hơn, từ đó đáp ứng toàn diện những nhu cầu của khách hàng mà các nhà cung cấp dịch vụ trước đây chưa làm được.
Ở thời điểm mới xuất hiện, các công ty khởi nghiệp Fintech khiêm tốn cả về số lượng và chất lượng, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, thị trường Fintech tại Việt Nam hiện đang có sự phát triển mạnh mẽ. Theo Nikkei Asia, Việt Nam thuộc nhóm thị trường Fintech cạnh tranh nhất châu Á, đặc biệt là Fintech của các đơn vị, tổ chức tài chính nội địa như MoMo, ZaloPay, VNPAY... Tính đến cuối năm 2021, số lượng công ty Fintech đã đạt 154 công ty, tăng gấp 4 lần so với 39 công ty vào năm 2015.
Fintech đang có sự phát triển nhanh và mạnh trong những năm gần đây (Nguồn: Ảnh sưu tầm).
Với sự phát triển mạnh mẽ của Fintech, nhiều chuyên gia đặt ra câu hỏi rằng liệu ngân hàng có nguy cơ bị ảnh hưởng hay không? Theo TS. Nguyễn Thị Hiền - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Fintech hiện đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực trong hoạt động ngân hàng. Trong đó, nổi bật là hai lĩnh vực cho vay và thanh toán, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, vốn là thế mạnh của ngành ngân hàng. Chính vì vậy, Fintech có thể là “đối thủ” trực tiếp của các ngân hàng.
Sự vươn lên nhanh chóng của Fintech trong những năm gần đây đã phần nào thể hiện tầm quan trọng của lĩnh vực này trên thị trường dịch vụ tài chính. Fintech không chỉ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm với chi phí thấp, mà còn mang đến nhiều tiện ích với quy mô và mức độ tiếp cận tốt hơn. Đặc biệt, Fintech còn giúp giảm nguy cơ tiền giả, rửa tiền và kiểm soát tiền mặt cho các nhà quản lý.
TS. Nguyễn Thị Hiền phát biểu tại Hội thảo phổ biến kết quả Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ (Nguồn: Thời báo Ngân hàng).
Đứng trước sự thúc đẩy nhanh chóng và khả năng tác động mạnh tới nền tài chính của Fintech, các ngân hàng đã đưa ra quyết định hợp tác để phát triển công nghệ mới. Mục tiêu hợp tác hướng tới việc giúp khách hàng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp hơn. Các giải pháp công nghệ mới của Fintech được các ngân hàng áp dụng như phân tích dữ liệu lớn, blockchain, công nghệ sinh trắc học eKYC và trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và cải thiện dịch vụ.
Trên thực tế không thể phủ nhận vai trò của Fintech trong việc chuyển đổi số ngành ngân hàng. Đồng ý với vấn đề này, ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) nhận định rằng, Fintech là một phần tất yếu trong quá trình đổi mới sáng tạo chuyển đổi số - động lực chính trong tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Báo cáo Khởi nghiệp Việt Nam 2022 của Nextrans cho biết Fintech là mảng thu hút nhiều vốn đầu tư nhất với tổng vốn là 138 triệu USD, trong đó khởi nghiệp Fintech Việt Nam có tổng đầu tư đạt 137.9 triệu USD (chiếm 2,3% giá trị thương vụ trong khu vực).
Sự hợp tác giữa Fintech và các ngân hàng đã đem lại nhiều lợi ích giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng (Nguồn: Ảnh sưu tầm).
Nhờ những vai trò to lớn của mình, Fintech không còn là đối thủ mà đã trở thành động lực thúc đẩy sự thay đổi trong lĩnh vực thanh toán và buộc các ngân hàng phải thực hiện chuyển đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã xây dựng chiến lược ngân hàng số và cung cấp các sản phẩm số hóa mới để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các ngân hàng không cần quá lo ngại về việc bị lấn át bởi Fintech. Nguyên nhân là do mô hình hoạt động của Fintech rất khác so với mô hình hoạt động của ngân hàng. Mặc dù Fintech có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nhưng các công ty này cũng không thể cung cấp đầy đủ tất cả dịch vụ như ngân hàng truyền thống. Hơn thế nữa, các ngân hàng và thể chế tài chính chắc chắn cũng sẽ có những bước thay đổi nhanh chóng để ngày càng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ, đem đến những trải nghiệm ưu việt hơn cho khách hàng.
Nhằm gia tăng giá trị và tiện ích cho khách hàng, Techcombank cũng đã có những giải pháp ứng dụng fintech một cách sáng tạo như Mobile Banking, nhận diện sinh trắc eKYC, công cụ quản lý tài chính cá nhân dựa trên AI… Điều này đã mang đến những trải nghiệm vượt trội và nâng cao khả năng bảo mật thông tin cho khách hàng. Techcombank cũng đã tích hợp nhiều giải pháp phần mềm và các dịch vụ mới như hợp tác đánh giá tín dụng, phần mềm kế toán tài chính và chữ ký số, quản lý bán hàng, quản lý nhân sự… với mục tiêu hỗ trợ cho khách hàng doanh nghiệp trong quá trình vận hành và phát triển.
Các ngân hàng không cần quá lo ngại Fintech sẽ lấn át sự phát triển của mình (Nguồn: Ảnh sưu tầm).
Như vậy, Fintech đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, vừa là đối thủ, vừa là đối tác phát triển với các ngân hàng. Trong tương lai, Fintech hứa hẹn sẽ tiếp tục có sự hợp tác mang tính chiến lược với các ngân hàng để cùng nhau phát triển và thành công trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều nhóm khách hàng. Trong tương lai, hình thức thanh toán này dự kiến sẽ tiếp tục phát triển.
Trong bài viết này, cùng khám phá chi tiết 5 xu hướng công nghệ được dự đoán sẽ định hình ngành ngân hàng trong tương lai và tạo ra môi trường cạnh tranh mới.
Thanh toán không dùng tiền mặt dần trở thành xu hướng tất yếu của kinh tế toàn cầu. Bắt kịp xu hướng này, Việt Nam đã có những thành tựu bước đầu được ghi nhận.