Khi vay thế chấp ngân hàng, người vay cần trả thêm một số khoản phí khác ngoài tiền lãi và gốc cần trả định kỳ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 4 loại phí thường gặp khi vay thế chấp nhằm giúp mọi người có ý định vay ngân hàng chủ động trong lập kế hoạch tài chính. Tham khảo ngay!

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Phí định giá tài sản bảo đảm

Phí định giá tài sản bảo đảm là mức phí mà khách hàng trả phí này cho đơn vị thẩm định giá để thực hiện định giá tài sản đảm bảo cho mục đích vay vốn ngân hàng.

Mức phí định giá tài sản bảo đảm dựa trên thỏa thuận giữa bên vay và công ty thẩm định giá. Thông thường, hai bên sẽ thỏa thuận chọn 1 trong 2 cách tính phí như sau:

  • Tính dựa trên tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị tài sản đảm bảo cộng thêm các chi phí phát sinh như phí kiểm nghiệm, công tác phí (nếu có).
  • Tính theo Hợp đồng thẩm định giá trọn gói.

Phí định giá tài sản bảo đảm thường do người vay thỏa thuận với đơn vị thẩm định giá.

Phí định giá tài sản bảo đảm thường do người vay thỏa thuận với đơn vị thẩm định giá.

2. Phí công chứng

Phí công chứng là mức phí trả cho văn phòng công chứng để thực hiện các thủ tục xác thực tính chính xác, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, lưu trữ bản sao. Văn phòng công chứng thực hiện thu phí theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 11/11/2016.

3. Phí trả nợ trước hạn

Phí trả nợ trước hạn là khoản phí mà những khách hàng có nhu cầu tất toán trước hạn cần trả thêm cho ngân hàng theo thỏa thuận/hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, phí trả nợ trước hạn được áp dụng theo thỏa thuận giữa ngân hàng và người vay.

4. Phí đăng ký giao dịch bảo đảm

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, các tài sản thế chấp cần đăng ký giao dịch đảm bảo. Để được tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký, người đăng ký cần nộp phí đăng ký tài sản bảo đảm.

Biểu mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định tại Thông tư 61/2023/TT-BTC như sau:

Nội dung Mức thu
Đăng ký biện pháp bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay), tàu biển, cây hằng năm, công trình tạm. 80,000 VND/hồ sơ
Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký. 60,000 VND/hồ sơ
Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký thay đổi thông báo xử lý tài sản bảo đảm. 30,000 VND/hồ sơ

 

Ngân hàng hoặc bên vay sẽ thực hiện đăng ký tài sản bảo đảm và đóng phí tại các cơ quan đăng ký theo quy định.

Ngân hàng hoặc bên vay sẽ thực hiện đăng ký tài sản bảo đảm và đóng phí tại các cơ quan đăng ký theo quy định.

Trên đây là những loại phí vay thế chấp phổ biến trong nhiều giao dịch vay thế chấp. Trên thực tế, nhiều ngân hàng có thể có thêm những khoản phí khác. Vì vậy, khách hàng nên nắm được các loại phí liên quan đến hoạt động cho vay để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình và chủ động trong kế hoạch vay và sử dụng vốn vay.

Bạn quan tâm tới các giải pháp mua bất động sản có giấy chứng nhận, vay mua nhà dự án trực tiếp từ Chủ đầu tư, vay mua ô tô đi lại của Techcombank, vui lòng liên hệ nhân viên tư vấn để được cung cấp thông tin chi tiết về chính sách vay và các khoản phí vay thế chấp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

 

Vay mua bất động sản

Nắm bắt cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước