Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF)
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và tài chính Techcom (TCFIN)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcom (TCSME)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom (TCRES)
Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt Techcom (TCFF)
Nợ xấu chia thành 5 nhóm, trong đó chỉ có một số nhóm đủ điều kiện mở được thẻ tín dụng. Chi tiết hãy cùng Techcombank tham khảo ngay tại bài viết sau!
Theo công bố của CIC (Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông tin Tín Dụng), nợ xấu được chia thành 5 nhóm, có những nhóm mở được thẻ tín dụng và có nhóm không. Vậy nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không và nhóm nợ xấu nào được mở, cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Khách hàng có nợ xấu sẽ khó khăn trong việc mở thẻ tín dụng, thông thường nợ xấu sẽ không thể mở thẻ tín dụng. Bởi khi mở thẻ tín dụng, các ngân hàng sẽ kiểm tra hồ sơ tín dụng của khách hàng để đánh giá khả năng thanh toán dư nợ và uy tín tín dụng cá nhân.
Nợ xấu gây khó khăn trong việc được chấp nhận mở thẻ tín dụng.
Về cơ bản, khách hàng đang không có nợ xấu tín dụng và có đủ năng lực tài chính mới có thể mở được thẻ tín dụng. Nếu khách hàng có lịch sử nợ xấu thuộc nhóm nợ 1 và 2 vẫn có thể được xem xét phê duyệt phát hành thẻ tín dụng tùy theo chính sách của từng ngân hàng. Trường hợp khách hàng có lịch sử nợ xấu nhóm 3 - 5 thì thường sẽ không được mở thẻ tín dụng.
Do đó nếu đang có nợ xấu, khách hàng cần trả hết nợ cũ để thực hiện mở thẻ tín dụng. Đồng thời, lịch sử nợ xấu của khách hàng cần phải được xóa khỏi Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) ít nhất 12 tháng sau khi trả hết nợ và tích lũy lại điểm tín dụng cá nhân để được mở thẻ mới.
Hiện nay, có năm nhóm nợ tín dụng dựa trên thời gian thanh toán quá hạn và khả năng thu hồi nợ, cụ thể như sau:
Các nhóm nợ tín dụng xếp hạng dựa trên thời gian thanh toán quá hạn và khả năng thu hồi.
Khi kiểm tra lịch sử tín dụng trên CIC, khách hàng sẽ biết được điểm tín dụng cá nhân và cấp độ nợ xấu của bản thân để có những giải pháp khắc phục kịp thời sau đó. Khách hàng có 2 cách kiểm tra nợ xấu trên hệ thống tín dụng CIC, đó là kiểm tra thông qua trang web chính thức của CIC và kiểm tra thông qua ứng dụng CIC trên điện thoại. Cụ thể:
1 - Cách kiểm tra các khoản nợ xấu trên website của CIC
Để kiểm tra nợ xấu trên website của CIC, khách hàng cần làm theo các bước sau:
Chỉ cần vài thao tác, người dùng đã kiểm tra chi tiết thông tin nợ xấu chính xác.
2 - Cách kiểm tra nợ xấu trên ứng dụng CIC
Để kiểm tra nợ xấu trên ứng dụng CIC, khách hàng có thể làm theo các bước sau:
Ứng dụng CIC cũng là cách để người dùng kiểm tra nợ xấu hiệu quả.
Không có một văn bản quy định chính xác nào về cách xóa nợ xấu tín dụng cả. Tuy nhiên, để có thể xóa nợ xấu tín dụng nhanh chóng, mở thẻ tín dụng thành công, khách hàng có thể thực hiện theo hướng dẫn được tham vấn dưới đây:
Hướng dẫn cách xóa nợ xấu để mở thẻ tín dụng nhanh nhất.
Tóm lại, sau khi xóa nợ xấu thành công, trong quá trình giao dịch tài chính, khách hàng cần phải đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ các điều khoản theo quy định của ngân hàng để xây dựng lại uy tín tín dụng cá nhân tốt, phục vụ cho mục đích vay nợ tín dụng, ngân hàng về sau. |
Đối với khách hàng đã từng có lịch sử nợ quá hạn nhóm 1 và 2, sau 12 tháng trả nợ đầy đủ thì tên của khách hàng sẽ được xóa hoàn toàn khỏi hệ thống. Sau đó, khách hàng cần 1 đến 5 năm tùy theo yêu cầu của ngân hàng để xây dựng lại uy tín tín dụng mới có thể tiếp tục mở thẻ tín dụng.
Ngân hàng |
Thời gian quy định |
Techcombank |
Sau 5 năm |
MBBank |
Sau 5 năm |
TPBank |
1 năm - 5 năm |
VPBank |
Sau 5 năm |
Vietcombank |
Sau 5 năm |
ACB |
Sau 3 năm |
Thời gian và điều khoản cụ thể xóa nợ xấu khỏi hệ thống CIC phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng. Muốn biết thời gian cụ thể xóa nợ xấu trong bao lâu, khách hàng nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng đang giao dịch để được giải đáp.
Sau khi thanh toán nợ xấu, khách hàng cần 1 - 5 năm tích lũy lại tín dụng từ đầu để được mở thẻ tín dụng.
Dưới đây là 3 câu hỏi thường gặp về vấn đề xóa nợ xấu thẻ tín dụng mà khách hàng có thể sẽ quan tâm:
1 - Nợ xấu FE có làm thẻ tín dụng được không?
Nếu khách hàng đang có nợ xấu FE thì sẽ không thể mở thẻ tín dụng. Trong trường hợp khách hàng có lịch sử nợ xấu thuộc nhóm nợ xấu 1 và 2, nợ xấu FE vẫn có thể làm thẻ tín dụng tùy theo quy định của từng ngân hàng. Còn nếu khách hàng bị nợ xấu từ nhóm 3 trở lên, đa số các ngân hàng sẽ từ chối cấp thẻ tín dụng.
2 - Nợ xấu có mở thẻ visa được không?
Khi bị nợ xấu người dùng vẫn có thể mở thẻ Visa Debit và Visa Prepaid bình thường mà không bị ảnh hưởng gì.
Còn đối với thẻ Visa Credit, khách hàng có thể sẽ gặp khó khăn hơn. Cụ thể, theo chính sách của nhiều ngân hàng quy định:
>>> Để hiểu rõ từng nhóm nợ xấu và quy định mở thẻ với từng nhóm nợ khách hàng có thể tham khảo bài viết: Nợ xấu có làm thẻ visa được không? Hướng dẫn mở thẻ.
3 - Nợ xấu có mở thẻ ATM được không?
Nợ xấu có thể mở thẻ ATM được mà không bị ảnh hưởng gì. Tại Việt Nam, thẻ ATM còn được hiểu là thẻ ghi nợ/thẻ thanh toán, thẻ này được hoạt động theo quy chế nạp tiền để sử dụng nên khách hàng sẽ không bị hạn chế hạn mức từ ngân hàng như thẻ tín dụng.
Nợ xấu vẫn mở được thẻ Visa Debit, Visa Prepaid hay thẻ ATM.
Bài viết trên đã giải đáp cho quý khách hàng câu hỏi nợ xấu có mở được thẻ tín dụng không. Nhìn chung, khi đối mặt với nợ xấu, khả năng mở thẻ tín dụng sẽ phụ thuộc vào phân loại nhóm nợ. Điều quan trọng là khách hàng cần hiểu rõ về từng trường hợp nợ xấu và cân nhắc khôn ngoan để quản lý và tái thiết lập lịch sử tín dụng của mình.
Nếu khách hàng đang có ý định mở thẻ tín dụng, hãy đến ngay các điểm giao dịch của Techcombank trên toàn quốc hoặc liên hệ qua hotline sau đây để nhận được tư vấn miễn phí:
Học sinh sinh viên nên làm thẻ ngân hàng nào? Tìm hiểu ngay loại thẻ phù hợp với học sinh, sinh viên và danh sách các ngân hàng có nhiều ưu đãi trong bài viết sau.
Thẻ MasterCard là gì? Khác biệt thế nào so với thẻ Visa? Tìm hiểu câu trả lời cũng như cách phân loại, điều kiện mở thẻ, cách mở thẻ... trong bài viết dưới đây!
Khám phá vai trò và cách 3D Seucre bảo vệ giao dịch trực tuyến qua thẻ thanh toán và thẻ tín dụng của bạn. Tìm hiểu thêm ứng dụng của 3D Secure tại Techcombank.