Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF)
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và tài chính Techcom (TCFIN)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcom (TCSME)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom (TCRES)
Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt Techcom (TCFF)
Tiết kiệm tiền giúp tạo nền tảng tài chính vững chắc nhưng việc thực hiện cũng không hề dễ dàng. Theo dõi bài viết để có được lời khuyên hữu ích cho vấn đề này.
Tiết kiệm tiền giúp tạo nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai, tuy nhiên thực hiện được việc này cũng không hề dễ dàng. Kế hoạch tiết kiệm thường kết thúc giữa chừng khi bạn rơi vào cám dỗ tiêu xài hoặc thậm chí chỉ dừng lại ở mức ý định. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những khó khăn khi tiết kiệm tiền và cách vượt qua cho người mới. Theo dõi ngay!
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Người dùng thường gặp phải những khó khăn như không kiểm soát được chi tiêu của bản thân, dễ nản lòng khiến việc tiết kiệm không đạt được kết quả như mong muốn. Cụ thể:
Nhiều người cho rằng việc tiết kiệm chỉ nên bắt đầu khi bạn có nhiều tiền. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Việc tiết kiệm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, vừa giúp bạn nhanh chóng đạt mục tiêu tài chính, vừa giúp tạo thói quen tiết kiệm hiệu quả.
“Tích tiểu thành đại”, bạn hãy bắt đầu tiết kiệm ngay từ những khoản chi nhỏ nhất.
Việc thiếu các kế hoạch dài hạn dẫn đến không có định hướng, khiến bạn khó khăn trong việc tiết kiệm tiền. Vì vậy, bạn cần có kế hoạch tiết kiệm cụ thể trước khi bắt đầu.
Để lập kế hoạch tiết kiệm hiệu quả, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:
Ngoài ra, bạn nên cân nhắc yếu tố lạm phát trong kế hoạch tiết kiệm. Khi nền kinh tế có sự lạm phát, đồng tiền sẽ mất giá và việc này sẽ ảnh hưởng đến giá trị tiền tiết kiệm của bạn.
Duy trì thói quen tiết kiệm là một thách thức với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Bản lĩnh kiểm soát chi tiêu bị thử thách bởi hàng loạt quảng cáo, ưu đãi giảm giá hay áp lực theo kịp xu hướng xã hội, khiến nhiều người không thể duy trì thói quen tiết kiệm. Ngay cả khi bắt đầu tiết kiệm với động lực mạnh mẽ, nhiều người sau đó vẫn trở nên nản lòng, mất động lực khi đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật trong chi tiêu.
Một nghiên cứu của ASIC chỉ ra rằng, 27% những người phá vỡ các nghị quyết tài chính cho rằng những khó khăn của họ là “thiếu ý chí”. Như vậy, rất nhiều người cho rằng bản thân không đủ kiên nhẫn để tiết kiệm.
Thực tế, tiết kiệm không khó, bạn có thể thiết lập tiết kiệm tự động. Hàng tháng, vào ngày lĩnh lương, một khoản tiền định trước sẽ tự động chuyển vào tài khoản tiết kiệm. Đây là phương pháp tiết kiệm giúp bạn tuân thủ kế hoạch tiết kiệm hiệu quả.
>>> Tìm hiểu về các sản phẩm gửi tiết kiệm hàng tháng để bắt đầu ngay hôm nay!
Lập kế hoạch tiết kiệm dài hạn, xác định việc cần làm cho từng giai đoạn để thực hiện tiết kiệm hiệu quả.
Khi đặt ra những mục tiêu lớn như mua nhà, mua xe hoặc đi du lịch xa, khoảng cách giữa tình hình tài chính hiện tại và mục tiêu đề ra có thể rất lớn khiến bạn khó thực hiện được. Sự chênh lệch này có thể khiến bạn cảm thấy mất kiên nhẫn và gây khó khăn trong việc duy trì động lực tiết kiệm tiền.
Tuy nhiên, mọi chặng đường dài đều bắt đầu từ những bước nhỏ. Hãy chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ và cố gắng thực hiện một cách kiên trì. Từng bước đi nhỏ có thể mang đến cảm giác thành tựu và tạo động lực cho bạn hoàn thành mục tiêu lớn.
Duy trì thói quen tiết kiệm là điều khó khăn với nhiều người. Có một số cách tiết kiệm hiệu quả như đặt mục tiêu rõ ràng, theo dõi thu chi hàng tháng... Dưới đây là 3 cách rèn luyện thói quen tiết kiệm được nhiều người áp dụng:
Nhiều người thường bỏ qua việc theo dõi chi tiêu khi tiết kiệm, dẫn đến không kiểm soát được các khoản chi. Việc thống kê các khoản chi trong ngày, từ các khoản chi nhỏ đến các khoản chi lớn giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính và cân bằng chi tiêu hiệu quả. Bạn có thể theo dõi chi tiêu bằng cách ghi chép vào sổ hoặc ghi chép thông qua ứng dụng quản lý tài chính trên điện thoại thông minh.
Cuối mỗi tuần, bạn hãy so sánh các khoản chi tiêu thực tế và kế hoạch đã đặt ra. Điều này giúp bạn đánh giá xem bạn có đang chi tiêu quá mức mỗi tháng không, từ đó có thể tối ưu các khoản chi phí biến đổi để tăng số tiền tiết kiệm. Ví dụ như hạn chế ăn ngoài, hủy bỏ các dịch vụ không cần thiết, điều chỉnh các gói truyền hình, điện thoại di động…
Theo dõi thu chi hàng tháng giúp bạn cân đối tài chính, kịp thời thay đổi nếu đang chi tiêu không hợp lý.
Nếu bạn đang sử dụng các giải pháp gửi tiết kiệm linh hoạt tại ngân hàng (ví dụ như giải pháp Tích luỹ Như Ý Techcombank) bạn có thể cài đặt tính năng tự động chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm. Tính năng này cho phép hệ thống của ngân hàng tự động chuyển tiền ở tài khoản thanh toán vào tài khoản tiết kiệm theo lịch và số tiền mà người dùng đã cài đặt.
Bạn có thể áp dụng quy tắc 50/30/20 để xác định số tiền dành cho tiết kiệm. Theo quy tắc này, bạn nên dành 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu, 30% thu nhập cho các sở thích và mong muốn cá nhân, 20% còn lại dành cho tiết kiệm. Tỉ lệ này đảm bảo bạn có thể trang trải chi phí cá nhân mà vẫn dành dụm được một khoản hợp lý.
Lưu ý: Nên cài đặt lịch chuyển tiết tiết kiệm ngay vào ngày nhận lương. Khi đó, bạn có sẵn nguồn tiền để tiết kiệm và tránh trường hợp bạn “vung tay quá trán”, đến cuối tháng không còn đủ tiền để tiết kiệm.
Việc đặt ra mục tiêu rõ ràng là yếu tố quan trọng để tạo động lực và định hướng cho kế hoạch tiết kiệm. Bạn nên xác định rõ mục tiêu tiết kiệm là tiết kiệm tiền cho những trường hợp khẩn cấp, tiết kiệm tiền cho những dự định lớn/nhỏ hay tiết kiệm tiền để làm từ thiện...
Với mỗi mục tiêu tiết kiệm, bạn nên tạo các tài khoản tiết kiệm riêng. Từ đó, bạn sẽ có động lực mạnh mẽ để duy trì thói quen tiết kiệm và dễ dàng đạt được kế hoạch tài chính của mình.
>>> Xem thêm các phương pháp tiết kiệm tiền trong bài viết: 5 cách tiết kiệm sinh lời tối đa các chuyên gia tài chính thường áp dụng.
Có mục tiêu, định hướng rõ ràng giúp bạn có động lực duy trì kế hoạch tiết kiệm
Trên đây là những khó khăn khi tiết kiệm tiền và cách rèn luyện thói quen tiết kiệm, giúp bạn ổn định tài chính, tạo nền tảng tài chính vững chắc trong tương lai. Ngay từ hôm nay, hãy bắt đầu đặt mục tiêu tiết kiệm và kiên trì thực hiện. Hãy kiên nhẫn vượt qua khó khăn, cám dỗ khi tiết kiệm tiền, chắc chắn bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm lãi suất cao, vui lòng liên hệ Techcombank qua các phương thức sau để được tư vấn miễn phí:
Gửi tiết kiệm là hình thức gửi tiền sinh lời ổn định. Cùng Techcombank tìm hiểu thông tin về lợi ích, lưu ý và gợi ý ngân hàng phù hợp khi bắt đầu gửi tiền tiết kiệm trong bài viết sau.
Gửi tiết kiệm hàng tháng là sự lựa chọn hợp lý hiện nay. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về loại hình tiết kiệm này, cùng Techcombank tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Gửi tiết kiệm lấy lãi hàng tháng là lựa chọn an toàn, linh hoạt và giúp khách hàng tạo lập nền tảng tài chính vững chắc. Cùng Techcombank tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.