Việc nên gửi tiết kiệm 6 tháng hay 1 năm tùy thuộc vào mục đích tiết kiệm của khách hàng. Trong bài viết sau đây, Techcombank sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt của 2 kỳ hạn tiết kiệm này, từ đó có lựa chọn phù hợp nhất với mục đích gửi tiết kiệm.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Tìm hiểu về kỳ hạn gửi tiết kiệm 6 tháng

Khách hàng có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để biết bản thân có phù hợp gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng hay không:

  • Đối tượng phù hợp: Kỳ hạn 6 tháng phù hợp cho những khách hàng thường có khoản tiền nhàn rỗi trong thời gian này hoặc là những người có kế hoạch đầu tư trong tương lai gần, muốn tận dụng lãi suất tăng cao để kiếm thêm 1 khoản lợi nhuận trong thời gian 6 tháng.
  • Mức lãi suất: 4.5 - 6.0%/năm tùy ngân hàng (cập nhật tại thời điểm tháng 1/2025, lãi suất có thể thay đổi theo từng thời kỳ và tùy từng ngân hàng).
  • Số tiền tiết kiệm tối thiểu: 100,000 - 5,000,000 VND tùy theo gửi tiết kiệm và chính sách của từng ngân hàng.

Việc gửi tiền vào kỳ hạn 6 tháng sẽ giúp khách hàng giảm bớt rủi ro tất toán trước hạn khi cần tiền gấp. Bên cạnh đó, khách hàng cũng dễ dàng dự đoán, tính toán và thay đổi định hướng tiết kiệm của bản thân hơn, tuy nhiên mức lãi suất nhận được sẽ không cao bằng kỳ hạn 12 tháng.

Khách hàng nên gửi tiền kỳ hạn 6 tháng

Khách hàng nên gửi tiền kỳ hạn 6 tháng nếu có nhu cầu rút tiền trong thời gian ngắn.

2. Tìm hiểu về kỳ hạn gửi tiết kiệm 12 tháng

Gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng sẽ phù hợp với các khách hàng có một vài đặc điểm như sau:

  • Đối tượng phù hợp: Là người có khoản tiền chưa cần sử dụng trong thời gian dài, mong muốn gửi tiết kiệm để kiếm thêm khoản lợi nhuận cao, an toàn, ít rủi ro từ ngân hàng. Kỳ hạn này thường phù hợp với những người có thu nhập ổn định, đã có một khoản tiền riêng khác để dự phòng cho những trường hợp cần gấp mà không phải rút tiền từ khoản tiết kiệm.
  • Mức lãi suất: 5.0 - 6.0%/năm tùy ngân hàng (cập nhật tại thời điểm tháng 1/2025, lãi suất có thể thay đổi theo từng thời kỳ và tùy từng ngân hàng).
  • Số tiền tiết kiệm tối thiểu: 100,000 - 5,000,000 VND tùy theo sản phẩm gửi tiết kiệm và chính sách của mỗi ngân hàng.

Mức lãi suất của kỳ hạn 12 tháng cao hơn 6 tháng, mang lại nhiều lợi nhuận cho người gửi hơn về lâu về dài. Do đó, khi lựa chọn gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài lên đến 12 tháng, khách hàng cần xác định chắc chắn bản thân có khoản tiền nhàn rỗi trong ít nhất 1 năm để tránh việc mất lãi khi phát sinh rút trước hạn.

Khách hàng nên gửi tiết kiệm 12 tháng

Khách hàng nên gửi tiết kiệm 12 tháng nếu có khoản tiền nhàn rỗi lâu dài để nhận được lãi suất cao hơn.

Có thể thấy, khác biệt lớn nhất giữa gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng và kỳ hạn 12 tháng là thời gian tất toán và lãi suất. Nếu gửi tiết kiệm 6 tháng có ưu điểm về thời gian tất toán thì gửi tiết kiệm 12 tháng lại được đánh giá cao vì lãi suất tốt.

Để có cái nhìn trực quan và dễ lựa chọn hơn, khách hàng có thể tham khảo mức lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng trong phần tiếp theo.

3. So sánh lãi suất ngân hàng 6 tháng, 1 năm của các ngân hàng

Lưu ý: Mức lãi suất ở trong bảng dưới đây được tính theo đơn vị %/năm và được cập nhật tại thời điểm tháng 1/2025 của một số ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam và có thể thay đổi theo chính sách của ngân hàng tại từng thời điểm. 

Đơn vị: %/năm

Ngân hàng 6 tháng 1 năm (12 tháng)
Techcombank 4.45% 4.85%
MBBank 4.0% 4.0%
Vietcombank 2.9% 4.6%
VietinBank 3.0% 4.7%
BIDV 3.0% 4.7%
HDBank 5.0% 5.4%
VPBank 4.9% 5.4%

Lưu ý: 

  • Khách hàng nên liên hệ trực tiếp tới ngân hàng để được tư vấn lãi suất mới nhất 
  • Lãi suất gửi tiết kiệm tại Techcombank được cập nhật trong bảng là lãi suất áp dụng với khách hàng thường với số tiền gửi dưới 1 tỷ. Với khách hàng là hội viên và số tiền gửi lớn hơn sẽ hưởng mức lãi suất cao hơn. Khách hàng vui lòng tham khảo bảng lãi suất tiết kiệm mới nhấ để biết thêm chi tiết: https://techcombank.com/cong-cu-tien-ich/bieu-phi-lai-suat

Có thể thấy, mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng tốt hơn khá nhiều so với kỳ hạn 6 tháng. Đọc đến đây, nếu vẫn còn băn khoăn không biết nên lựa chọn kỳ hạn nào khi gửi tiết kiệm, khách hàng có thể liên hệ chuyên viên ngân hàng để được tư vấn hoặc đọc các lời khuyên dưới đây để ra quyết định phù hợp!

>>> Tìm hiểu thêm: [CẬP NHẬT] Lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng.

4. 3 lời khuyên khi chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm ngân hàng

Dựa trên lãi suất thị trường để chọn kỳ hạn tiết kiệm: Khách hàng có thể thay đổi kỳ hạn tiết kiệm linh hoạt dựa trên biến động lãi suất thị trường để nhận được nhiều lợi nhuận nhất trong từng thời kỳ. Nếu lãi suất thị trường có xu hướng tăng, bạn có thể chọn kỳ hạn 6 tháng, sau đó tất toán và tiếp tục gửi thêm 6 tháng để được hưởng lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường có xu hướng giảm, người dùng nên chọn kỳ hạn 12 tháng để được hưởng mức lãi suất tốt nhất.

Cân nhắc 1 tài khoản tiết kiệm 6 tháng, 1 tài khoản tiết kiệm 1 năm khi chưa chắc chắn: Nếu không chắc chắn về nhu cầu sử dụng tiền trong tương lai, khách hàng có thể chia tiền vào 2 tài khoản tiết kiệm. Một phần gửi 1 năm với mục tiêu ổn định và lâu dài, một phần gửi 6 tháng để có thể rút gốc hoặc tất toán trong thời gian ngắn, đề phòng trong các trường hợp khẩn cấp.

Khách hàng nên chia tiền vào nhiều sổ

Khách hàng nên chia tiền vào nhiều sổ/tài khoản tiết kiệm để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.

Tham khảo giải pháp gửi tiết kiệm linh hoạt: Theo Thông Tư Số 04/2022/TT-NHNN, nhiều ngân hàng tín dụng hiện nay có sự điều chỉnh về quy định áp dụng lãi suất với các khoản tiền rút trước hạn, cụ thể: Người gửi sẽ được hưởng lãi suất bằng mức lãi suất gửi tiền không kỳ hạn do ngân hàng quy định tùy theo thời điểm rút trước hạn. Thông thường, mức lãi suất không kỳ hạn của các ngân hàng sẽ từ 0.05%/năm đến tối đa 0.5%/năm theo Quyết định 1121/QĐ-NHNN năm 2023.

Do đó, khách hàng nên cân nhắc chọn các giải pháp gửi tiết kiệm linh hoạt để tránh việc tất toán trước hạn, dễ dàng kiểm soát tài chính trong những trường hợp khẩn cấp mà vẫn không ảnh hưởng quá nhiều đến khoản tiền gửi tiết kiệm.

Ví dụ, tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank đang có Giải pháp Tiền gửi rút gốc linh hoạt, cho phép người gửi rút 1 phần tiền gốc trong kỳ hạn gửi mà không cần tất toán toàn bộ. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể gửi thêm tiền mọi lúc, mọi nơi không giới hạn số lần gửi thêm. Nhờ đó, quá trình gửi tiết kiệm của người dùng thuận tiện và linh hoạt hơn bao giờ hết. 

Các sản phẩm gửi tiết kiệm

Khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm gửi tiết kiệm linh hoạt cho phép rút gốc 1 phần trong hạn để tránh tất toán trước hạn.

Như vậy, bài viết đã giải đáp cho người đọc về việc nên gửi tiết kiệm 6 tháng hay 1 năm. Tùy thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi cá nhân mà khách hàng có thể chọn cho mình kỳ hạn phù hợp nhất.

Khách hàng lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com hoặc liên hệ các phương thức dưới đây: 

 

Gửi tiết kiệm tại Techcombank

Tiết kiệm cho tương lai tài chính vững vàng