7 kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng trong bài viết nhằm khách hàng chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ vay vốn, chủ động thanh toán đúng hạn theo hợp đồng. Xem ngay.
Việc vay thế chấp sẽ trở nên dễ dàng hơn khi khách hàng nắm rõ thông tin sản phẩm vay, có kế hoạch sử dụng vốn, lựa chọn ngân hàng uy tín… Tham khảo ngay những kinh nghiệm vay thế chấp trong bài viết dưới đây để quá trình vay vốn ngân hàng của bạn thuận lợi hơn.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Mỗi ngân hàng sẽ có các quy định riêng về chính sách vay, mức lãi suất; hạn mức; thời hạn vay; thời gian ân hạn gốc và lãi; tài sản đảm bảo; phương thức trả nợ gốc và lãi… Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ gói vay của ngân hàng sẽ giúp người có ý định vay xác định được quyền lợi và nghĩa vụ hoàn trả khoản vay.
Đồng thời, người vay có căn cứ để lập kế hoạch sử dụng vốn và sắp xếp tài chính cá nhân để đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản gốc và lãi đúng theo thời hạn trên hợp đồng vay vốn.
Khách hàng nên trao đổi kỹ với nhân viên ngân hàng để hiểu về chính sách sản phẩm vay đang quan tâm.
Khi vay thế chấp, người vay nên chú ý tới mức lãi suất và cách tính lãi suất của ngân hàng để chủ động trong việc tính toán số tiền cần trả hàng tháng. Việc này sẽ giúp khách hàng dễ dàng cân đối nguồn tài chính để đảm bảo thanh toán khoản vay đúng các mốc thời gian trong hợp đồng mà không rơi vào tình trạng bị động khi trả nợ cho ngân hàng.
Về lãi suất, khách hàng chú ý tới thời gian áp dụng mức lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đối với khoản vay thế chấp trung hạn (từ 1 - 5 năm) và dài hạn (trên 5 năm), mức lãi suất có thể thay đổi theo chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Về cách tính lãi, khách hàng nên nắm rõ 2 phương thức tính lãi bao gồm: Theo dư nợ giảm dần và niên kim (số tiền trả nợ hàng tháng cố định).
Ngoài ra, khách hàng nên chú ý tới các loại phí liên quan đến khoản vay như: Phí trả nợ trước hạn, phí liên quan đến nợ quá hạn, phí công chứng, phí định giá tài sản bảo đảm, phí đăng ký giao dịch đảm bảo… để chủ động chuẩn bị trước về tài chính, tránh tình trạng bị động ảnh hưởng đến kế hoạch dự kiến nếu không tìm hiểu kỹ.
Vì vậy, khi có ý định vay thế chấp, khách hàng nên tìm hiểu quy định về lãi suất, cách tính lãi cùng các loại phí của ngân hàng để chủ động trong các giao dịch và thanh toán với ngân hàng.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Lãi suất vay thế chấp hiện nay và lưu ý quan trọng về mức lãi để hiểu kỹ về các quy định về lãi suất của các ngân hàng.
Khi phê duyệt khoản vay, ngân hàng sẽ dựa vào mục đích vay vốn, phương án vay vốn, khả năng tài chính của người vay để đánh giá được khả năng hoàn trả vốn và lãi đúng kỳ hạn. Mục đích rõ ràng, hợp lệ, đúng quy định thể hiện đúng nhu cầu và trách nhiệm của người vay.
Do đó, người vay nên xác định mục đích vay, phương án vay, khả năng tài chính để đưa ra quyết định về số tiền cần vay, thời gian vay và tự đánh giá được khả năng thanh toán của bản thân.
Kế hoạch sử dụng vốn thể hiện quy trình hành động của khách hàng để đạt được mục tiêu trong thời hạn vay. Một kế hoạch chi tiết, rõ ràng sẽ giúp họ đạt được mục đích vay vốn và đảm bảo khả năng trả nợ với ngân hàng.
Bên cạnh đó, bản kế hoạch này còn là cách để khách hàng tạo dựng uy tín trong việc đảm bảo trả lãi và tiền gốc đúng hạn theo thỏa thuận với ngân hàng.
Kế hoạch sử dụng vốn sẽ mang tới những lợi ích cho khách hàng như:
Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng số/ngân hàng điện tử để theo dõi và quản lý khoản vay dễ dàng và thuận tiện.
Tài sản bảo đảm chính là phương thức đảm bảo cho khoản nợ vay của khách hàng khi ngân hàng đánh giá để cấp tín dụng. Do đó, đối với vay thế chấp có tài sản đảm bảo, các ngân hàng sẽ thẩm định kỹ về tính pháp lý và giá trị của tài sản.
Để để tăng cơ hội được vay vốn nhanh chóng, người vay nên kiểm tra lại các loại giấy tờ liên quan tới quyền sở hữu/sử dụng tài sản và giấy tờ về nhân thân, ví dụ như:
Để giao dịch thế chấp diễn ra hợp pháp và thuận lợi, khách hàng cần đảm bảo tính pháp lý của tài sản thế chấp.
Hiện nay, đa số ngân hàng ưu tiên phê duyệt khoản vay cho khách hàng có lịch sử tín dụng tốt. Yếu tố này là một lợi thế giúp người vay dễ dàng tiếp cận các chương trình vay thế chấp với nhiều chính sách ưu đãi.
Để đánh giá được mức độ uy tín của từng khách hàng, các ngân hàng sẽ tra cứu thông tin về lịch sử tín dụng trên Trung tâm Thông tin Tín Dụng Quốc Gia CIC - nơi lưu trữ thông tin về lịch sử trả nợ của người vay trong quá khứ. Vì vậy, khách hàng nên chủ động kiểm tra lịch sử tín dụng của bạn định kỳ để đảm bảo thông tin chính xác và cập nhật.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp mọi người đảm bảo một lịch sử tín dụng tốt cho bản thân:
Các ngân hàng lớn, uy tín có nhiều gói vay thế chấp với mức lãi suất cạnh tranh và chính sách vay có lợi cho khách hàng. Đây là lựa chọn đáng tin cậy và mang đến nhiều lợi ích nếu bạn đang cân nhắc vay thế chấp để mua các tài sản lớn (nhà ở, đất đai, ô tô…) hoặc phục vụ cho nhiều nhu cầu tiêu dùng linh hoạt (xây/sửa nhà, mua sắm trang thiết bị nội thất trong gia đình, chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh…).
Bên cạnh những lợi ích về chính sách vay, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng và bảo mật thông tin cao.
Ngân hàng số Techcombank tự hào được Global Finance vinh danh là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong 2 năm liên tiếp (2023 và 2024). Với những chính sách vay thế chấp hấp dẫn mang tới cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay tốt cho người vay cùng những trải nghiệm trên không gian số, Techcombank là lựa chọn hàng đầu khi khách hàng có nhu cầu vay.
Techcombank được vinh danh là ngân hàng có sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất năm 2024.
Nếu cần được hỗ trợ thêm về các sản phẩm vay thế chấp tại Techcombank, quý khách vui lòng liên hệ: