Đăng ký nhiều tài khoản ngân hàng có sao không là băn khoăn của nhiều người dùng hiện nay. Thực tế, một cá nhân hoàn toàn có thể đăng ký nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau để dễ dàng quản lý tài chính cá nhân, tách biệt nguồn tiền hoặc theo dõi các giao dịch riêng lẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải xác định rõ nhu cầu và mục đích sử dụng tài khoản để tránh các rủi ro phát sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Mở nhiều tài khoản ngân hàng có sao không?

Về mặt pháp luật, bạn hoàn toàn có thể đăng ký nhiều tài khoản ngân hàng. Hiện nay, việc mở nhiều tài khoản cùng lúc cũng trở nên rất phổ biến và nhiều ngân hàng cho phép điều đó. Tuy nhiên, số tài khoản tối đa bạn được phép mở trong cùng 1 ngân hàng sẽ phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng.

Việc mở nhiều tài khoản giúp bạn phân chia nguồn tiền một cách hợp lý, tối ưu thu chi... Tuy nhiên, nếu mở nhiều tài khoản ngân hàng cùng lúc, bạn sẽ cần chi trả phí nhiều hơn dù không có nhu cầu dùng hết các tài khoản đó như phí quản lý tài khoản hàng tháng, phí thu khi tài khoản không hoạt động trên 6 tháng... 

>>> Khách hàng tìm hiểu thêm các khoản phí này trong bài viết: [Giải đáp] Mở tài khoản ngân hàng có mất phí không?

Giao diện Techcombank Mobile

Mở nhiều tài khoản ngân hàng đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định.

1.1. Lợi ích khi mở nhiều tài khoản ngân hàng 

Mở nhiều tài khoản ngân hàng sẽ giúp người dùng thanh toán thuận tiện hơn trong nhiều loại giao dịch, dễ dàng kiểm soát chi tiêu hay tận dụng nhiều ưu đãi khi mua sắm… 

1 - Giảm rủi ro thu chi, phân bổ nguồn tiền hợp lý

Bạn có thể phân chia nguồn tiền vào các tài khoản khác nhau dựa trên mục đích sử dụng, như tài khoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán hàng ngày và tài khoản tiền gửi ngắn hạn. Việc chia ra nhiều khoản sẽ giúp bạn sử dụng đúng nguồn tiền vào mục đích cụ thể, hạn chế tiêu chéo hoặc nhầm lẫn gây thiếu hụt giữa các tài khoản.

2 - Thuận tiện trong việc thanh toán với nhiều phương thức khác nhau

Với nhiều tài khoản thanh toán, bạn có thể sử dụng linh hoạt từng tài khoản cho các mục đích như giao dịch trực tuyến, mua sắm online ở các sàn thương mại điện tử... Với một số ứng dụng hay sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki... bạn chỉ có thể liên kết thanh toán bằng một vài ngân hàng nhất định, do đó việc mở nhiều tài khoản ngân hàng sẽ trở nên rất hữu ích trong trường hợp này. 

Thanh toán qua máy POS

Sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng tạo sự thuận tiện trong thanh toán.

3 - Sinh lời, tiết kiệm

Mỗi loại tài khoản, mỗi ngân hàng có mức lãi suất khác nhau. Bằng cách mở nhiều tài khoản ngân hàng, bạn có thể phân chia tiền gửi của mình vào các tài khoản hoặc các ngân hàng có lãi suất cao hơn, từ đó tăng khả năng sinh lời và tiết kiệm.

4 - Tận dụng tối đa ưu đãi của các loại tài khoản

Các ngân hàng thường cung cấp chương trình đặc biệt với tài khoản thanh toán. Bạn sẽ có cơ hội tận dụng tối đa các ưu đãi như giảm giá, hoàn tiền, tích điểm, hoặc quà tặng.  

Sử dụng tài khoản ngân hàng online

Bạn có thể được hưởng nhiều ưu đãi với nhiều loại tài khoản khác nhau.

1.2. Hạn chế khi mở nhiều tài khoản ngân hàng

Bên cạnh những lợi ích được đề cập phía trên, việc mở quá nhiều tài khoản có thể sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc quản lý nguồn tiền hay phải chi trả thêm nhiều loại phí khác.

Tuy nhiên, điều này không còn là hạn chế nếu đăng ký mở tài khoản ngân hàng tại Techcombank, bạn sẽ được miễn phí quản lý tài khoản trọn đời và miễn phí quản lý thẻ trong 1 năm đầu tiên.

1 - Phải chi trả nhiều khoản phí duy trì hơn

Mỗi tài khoản ngân hàng đều có các khoản phí duy trì hàng tháng hoặc hàng năm. Mở nhiều tài khoản có nghĩa là bạn sẽ phải chi trả nhiều khoản phí duy trì hơn. Ngoài ra, một số tài khoản yêu cầu duy trì số dư trung bình hoặc tối thiểu hàng tháng khoảng từ 50.000 đồng. 

Tuy nhiên, điều này không còn là hạn chế nếu đăng ký mở tài khoản tại Techcombank, bạn sẽ được miễn phí quản lý tài khoản trọn đời và miễn phí quản lý thẻ trong 1 năm đầu tiên.

Chi phí duy trì tài khoản ngân hàng

Sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất thêm nhiều khoản phí cho việc sử dụng, duy trì tài khoản.

2 - Khó khăn hơn trong việc quản lý chi tiêu 

Với nhiều tài khoản, bạn phải theo dõi và quản lý số tiền trong mỗi tài khoản để đảm bảo nguồn tiền không bị nhầm lẫn hoặc thất thoát. Như vậy, người dùng cần dành thời gian kiểm tra và cập nhật định kỳ các giao dịch, số dư và thông tin liên quan đến từng tài khoản. 

Tuy nhiên, hiện nay trên ứng dụng Mobile Banking của nhiều ngân hàng, bạn đều có thể quản lý đồng thời các loại tài khoản, điều này giúp người dùng theo dõi và quản lý chi tiêu thuận tiện và dễ dàng hơn.   

Ngoài ra, việc mở nhiều tài khoản ngân hàng có thể tạo ra một số tiềm ẩn cho rủi ro an ninh. Nếu không quản lý tài khoản cẩn thận, bạn có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của các hoạt động gian lận, đánh cắp thông tin hoặc lừa đảo. Hãy chú ý đến việc sử dụng mật khẩu mạnh, theo dõi giao dịch và báo cáo bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào cho ngân hàng.

2. Nên mở nhiều tài khoản ngân hàng khi nào? 

Bạn chỉ nên mở nhiều tài khoản ngân hàng trong một số trường hợp sau: 

  • Khi có nhu cầu/mục đích sử dụng khác nhau: Nếu bạn có nhu cầu mở tài khoản để tách biệt các khoản thu, chi như nhận lương, đóng học phí, thanh toán hóa đơn... thì mở nhiều tài khoản ngân hàng có thể giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn.
  • Muốn tận dụng ưu đãi của các tài khoản của các ngân hàng: Mỗi ngân hàng thường có các chính sách và ưu đãi riêng. Bằng cách mở nhiều tài khoản ngân hàng, bạn có thể tận dụng các ưu đãi, chính sách lãi suất hấp dẫn, hoặc các chương trình khuyến mãi đặc biệt mà từng ngân hàng cung cấp.
  • Tận dụng ưu đãi của các đơn vị mua sắm: Mỗi ngân hàng có chính sách liên kết với các đơn vị mua sắm, dịch vụ hoặc ứng dụng thanh toán khác nhau. Mở nhiều tài khoản có thể giúp bạn tận dụng các ưu đãi, giảm giá, tích điểm hoặc các chương trình khuyến mãi đặc biệt từ những đối tác liên kết này.
Đăng nhập tài khoản ngân hàng trên điện thoại

Mở thêm nhiều tài khoản ngân hàng giúp bạn tách biệt thu chi một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn không có nhu cầu sử dụng đồng thời các tính năng và ưu đãi này thì không cần thiết phải mở nhiều tài khoản. Nếu không quản lý giao dịch, số dư và thông tin cho từng tài khoản, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi và định hướng tài chính của mình. 

Hiện tại, không phải toàn bộ các ngân hàng đều có chính sách mở thêm tài khoản thanh toán online tại cùng 1 ngân hàng. Trong trường hợp này, nếu muốn mở thêm tài khoản thanh toán, quý khách cần phải ra quầy giao dịch và thực hiện những thủ tục liên quan. Khi ra quầy, khách hàng chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD hoặc hộ chiếu. 

Lưu ý, trước khi ra quầy giao dịch, quý khách hàng nên tự tìm hiểu thông tin, chính sách về việc mở thêm tài khoản của ngân hàng ở các website hoặc thông qua nhân viên tư vấn để rút ngắn thời gian chuẩn bị. 

3. 5 câu hỏi thường gặp khi đăng ký nhiều tài khoản

Dưới đây sẽ là tổng hợp các câu hỏi thường gặp của nhiều người dùng về thủ tục đăng ký, quy trình thực hiện hay cách quản lý khi có nhiều tài khoản ngân hàng.

3.1. Có thể dùng nhiều loại giấy tờ khác nhau để mở nhiều tài khoản ngân hàng không?

Không thể dùng nhiều loại giấy tờ khác nhau để mở nhiều tài khoản. Dù bạn chọn hình thức mở tài khoản bằng số điện thoại, hộ chiếu hay các phương thức khác, thì mỗi cá nhân cũng đều phải cung cấp CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.

3.2. Nếu mở nhiều tài khoản cùng 1 ngân hàng thì có phải chịu thêm phí không?

Khi mở 2 tài khoản cùng 1 ngân hàng, bạn sẽ không mất phí mở tài khoản, nhưng vẫn cần thanh toán các khoản phí trong quá trình sử dụng như phí chuyển khoản, phí duy trì tài khoản... Tuy nhiên, cụ thể chính sách và quy định phí của từng ngân hàng có thể khác nhau, do đó, nên kiểm tra kỹ càng thông tin từ ngân hàng để biết rõ về các khoản phí có áp dụng khi mở nhiều tài khoản. 

3.3. Mở nhiều tài khoản nhưng không sử dụng có sao không?

Việc mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng có thể mang đến vài vấn đề cho người dùng như: vẫn phải đóng các khoản phí theo đúng quy định, có thể lộ thông tin tài khoản do bất cẩn, khó quản lý thường xuyên... Do đó, bạn nên hủy hoặc khóa tài khoản ngân hàng nếu không sử dụng để các rủi ro không đáng có. 

3.4. Làm thế nào để quản lý nhiều tài khoản hiệu quả?

Để tối ưu việc quản lý và sử dụng, người dùng nên mở từ 2 đến 3 tài khoản thanh toán khác nhau ứng với từng hành vi tiêu dùng hoặc dòng tiền của bản thân. Ví dụ bạn có thể mở một tài khoản thanh toán chuyên để nhận lương từ công việc chính, một tài khoản chuyên để nhận nguồn thu nhập thứ 2 từ công việc bên ngoài, một tài khoản dành cho những khoản tiêu dùng hàng ngày… Như vậy bạn sẽ dễ dàng kiểm soát tài chính cá nhân hơn.

Để quản lý nguồn chi tiêu hiệu quả, bạn nên xác định thu nhập, các chi tiêu cố định và biến đổi hàng tháng. Sau đó tạo một ngân sách dựa trên số liệu này để kiểm soát và cân đối việc ưu tiên các khoản chi tiêu. 

Quản lý tài khoản trên Techcombank Mobile

Để quản lý nhiều tài khoản hiệu quả, bạn cần có kế hoạch phân chia ngân sách hợp lý.

3.5. Mở nhiều tài khoản ngân hàng online có sao không?

Hiện nay, nhiều ngân hàng cho phép khách hàng mở thêm tài khoản bằng hình thức online. Bạn có thể tham khảo quy trình mở thêm tài khoản online trên Techcombank Mobile như sau:

  • Chọn Tài khoản và Thẻ trên màn hình chính.
  • Chọn dấu “+” ở góc bên phải màn hình.
  • Chọn loại tài khoản mà bạn muốn mở thêm (Bao gồm: Tài khoản số đẹp, Thẻ tín dụng, Tiết kiệm, Đầu tư).

Hy vọng bài viết trên giúp người đọc giải đáp được thắc mắc đăng ký nhiều tài khoản ngân hàng có sao không. Việc đăng ký nhiều tài khoản ngân hàng mang lại các lợi ích như nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu, tận dụng tối đa ưu đãi. Tuy nhiên, sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng cũng sẽ gây nên các rủi ro về mặt quản lý. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mở thêm tài khoản.

Để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Techcombank qua những phương thức sau:  

 

Mở tài khoản ngân hàng nhanh chóng với Techcombank Mobile