Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF)
Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và tài chính Techcom (TCFIN)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcom (TCSME)
Quỹ đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom (TCRES)
Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt Techcom (TCFF)
Quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng đang diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc ngành ngân hàng phải đối mặt với hàng loạt thách thức.
Việc áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Blockchain và sự mở rộng các doanh nghiệp Fintech đang tạo ra những tiền đề để cung cấp các dịch vụ tài chính hiệu quả hơn, tiện ích hơn cho khách hàng. Quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc ngành ngân hàng phải đối mặt với những thách thức về bảo mật thông tin, quyền riêng tư và cạnh tranh khốc liệt từ các dịch vụ tài chính trực tuyến khác.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng tại Việt Nam đang có những bước thay đổi đáng kể, phản ánh xu hướng tất yếu của thời đại. Sau tác động của đại dịch Covid 19, người dùng dần chuyển hướng sang sử dụng đa dạng các nền tảng số, đặc biệt áp dụng vào thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này vừa tạo cơ hội vừa là thách thức cho ngành ngân hàng nhanh chóng bắt kịp quá trình chuyển đổi.
Chuyển đổi số mang lại những lợi ích to lớn cho ngành ngân hàng, bao gồm tăng cường hiệu quả, minh bạch và đảm bảo an toàn trong giao dịch. Hơn nữa, chuyển đổi số còn mở ra cơ hội cạnh tranh mới, giúp ngành ngân hàng nâng cao vị thế của mình trong thị trường đầy thách thức. Đồng thời, điều này cũng mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và cộng đồng, từ sự tiện lợi trong giao dịch đến tiếp cận dịch vụ tài chính dễ dàng hơn.
Các ngân hàng tại Việt Nam đã nhận thức sâu rộng về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số và đã xây dựng các chiến lược phát triển ngân hàng số. Bằng cách cung cấp các sản phẩm công nghệ số đa dạng, ngân hàng đang tạo ra những trải nghiệm tài chính tiện lợi và linh hoạt hơn cho khách hàng. Việc số hóa các sản phẩm và dịch vụ truyền thống đã dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán điện tử.
Hiện nay, nhiều dịch vụ ngân hàng được số hóa gần như hoàn toàn. Khách hàng có thể thực hiện mọi bước trong quy trình sử dụng dịch vụ thanh toán bằng nền tảng kỹ thuật số như mở tài khoản, chuyển tiền, chi trả hoá đơn, mở sổ tiết kiệm… Điều này đã góp phần thúc đẩy số lượng và giá trị giao dịch ngày càng tăng cao cho nhiều ngân hàng. Một ví dụ điển hình đó là trường hợp của Techcombank.
Kết quả kinh doanh quý III năm 2023 của Techcombank đã cho thấy sự tập trung vào chuyển đổi số đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 33.6%, tỷ lệ khách hàng mới thông qua kênh số hóa đạt 44,4% và có đến 42,9% khách hàng mới được tham gia thông qua các đối tác trong hệ sinh thái của ngân hàng.
Số lượng giao dịch của khách hàng cá nhân thông qua các kênh ngân hàng điện tử cũng ghi nhận một mức tăng đáng kể, lên đến 577.6 triệu giao dịch trong quý III. Đây là một tăng trưởng ấn tượng khi tăng 15,6% so với quý trước và 49,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và tiềm năng của ngành ngân hàng trong việc tận dụng chuyển đổi số.
Quá trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng tại Việt Nam đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Trong hành trình chuyển đổi này, ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức khác nhau.
Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng tại Việt Nam đang được diễn ra một cách nhanh chóng (Ảnh sưu tầm).
Cả ngân hàng và người dùng đều phải vượt qua những khó khăn mà việc thực thi chuyển đổi số mang lại. Đối với ngân hàng, sự thiếu hụt hạ tầng công nghệ, đội ngũ nhân lực chưa đủ chuyên môn gây trở ngại cho các kế hoạch ứng dụng công nghệ. Đối với người dùng, họ chưa có đủ nhận thức về chuyển đổi số dẫn đến những trở ngại khi tiếp cận sản phẩm mới. Ngoài ra, sự can thiệp của các bên liên quan như các tổ chức tài chính, cơ quan luật pháp, và sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều đối thủ trong và ngoài nước bao gồm các công ty Fintech hay ngân hàng truyền thống khác cũng đang tạo ra áp lực lớn.
Rủi ro về bảo mật, an ninh và pháp lý cũng cần được đánh giá cao, cùng với việc thiếu chính sách và quy định thống nhất và phù hợp trong lĩnh vực này. Bảo mật an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu của người tiêu dùng đang trở thành vấn đề cực kỳ quan trọng. Các cuộc tấn công mạng có dấu hiệu tăng cho thấy việc thiếu quy tắc rõ ràng về bảo vệ dữ liệu người tiêu dùng, đồng thời đặt ra nhiều thách thức không nhỏ cho ngành ngân hàng.
Để vượt qua những khó khăn này và tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số, các khuyến nghị sau đây được đề xuất cho ngành ngân hàng Việt Nam:
Ngoài ra, Nhà nước và các cơ quan quản lý cần thiết lập các quy tắc và quy định cần thiết để đảm bảo an toàn và bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình số hóa ngân hàng.
Bên cạnh những cơ hội phát triển to lớn, ngành ngân hàng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi số (Ảnh sưu tầm).
Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng các ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang nỗ lực nâng cao và cải thiện công nghệ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng. Không nằm ngoài nhịp chuyển đổi số ngành ngân hàng, Techcombank - được biết đến là một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực này, cũng đang nỗ lực cung cấp những giải pháp chuyển đổi tốt nhất đến khách hàng.
Sự cam kết và nỗ lực của Techcombank đã được ghi nhận và đánh giá cao bằng những danh hiệu vượt trội. Năm 2023, Techcombank đã vinh dự nhận giải "Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam 2023" từ tờ báo uy tín The Asset Triple A, cùng giải thưởng "Ngân hàng Chuyển đổi số lên Cloud xuất sắc nhất châu Á – Thái Bình Dương" do tổ chức The Asian Banker trao tặng. Điều này là minh chứng rõ ràng cho sự xuất sắc của Techcombank trong việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động ngân hàng.
Nhìn chung, những nỗ lực trong việc chuyển đổi số đều hướng đến một hệ thống tài chính linh hoạt và minh bạch hơn, đáp ứng đa dạng nhu cầu của cả cá nhân và doanh nghiệp. Sự tiến bộ trong công nghệ tạo nên một bức tranh mới về ngành ngân hàng với sự tiện lợi và đáng tin cậy.
>>> Tìm hiểu thêm:
Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều nhóm khách hàng. Trong tương lai, hình thức thanh toán này dự kiến sẽ tiếp tục phát triển.
Trong bài viết này, cùng khám phá chi tiết 5 xu hướng công nghệ được dự đoán sẽ định hình ngành ngân hàng trong tương lai và tạo ra môi trường cạnh tranh mới.
Thanh toán không dùng tiền mặt dần trở thành xu hướng tất yếu của kinh tế toàn cầu. Bắt kịp xu hướng này, Việt Nam đã có những thành tựu bước đầu được ghi nhận.