Theo quy định trong Thông tư số 01/2021/TT-NHNN, quy định về tất toán chứng chỉ tiền gửi trước hạn sẽ tùy thuộc vào chính sách riêng của từng ngân hàng phát hành. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho câu hỏi chứng chỉ tiền gửi có được rút trước hạn hay không và gợi ý về giải pháp chuyển nhượng để tối ưu lợi suất đầu tư.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Quy định về rút chứng chỉ tiền gửi trước hạn

Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN, ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi được quyền quyết định việc thanh toán trước hạn chứng chỉ tiền gửi trên cơ sở có đề nghị của người mua và cân nhắc bảo đảm an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.

Như vậy, khách hàng có thể được tất toán trước thời hạn chứng chỉ tiền gửi hoặc không tùy theo chính sách của từng ngân hàng.

Trước khi thực hiện tất toán, khách hàng cần lưu ý đến lợi suất và quy trình trong bài viết: Thông tin chi tiết về tất toán chứng chỉ tiền gửi.

2. Chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi - Giải pháp thay thế phương án rút trước hạn

Trong trường hợp ngân hàng không có chính sách tất toán trước hạn hoặc tất toán trước hạn và hưởng lãi suất không kỳ hạn, khách hàng nên tìm hiểu về giải pháp chuyển nhượng.

Hiện nay, một số ngân hàng lớn như Techcombank cho phép khách hàng chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất thỏa thuận với người mua khác theo thời gian sở hữu thực tế.

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc được phát hành bởi Techcombank không giới hạn thời điểm chuyển nhượng trong thời hạn của chứng chỉ tiền gửi. Khách hàng được thỏa thuận lãi suất với người mua theo thời gian sở hữu thực tế và linh hoạt chuyển nhượng trên ứng dụng Ngân hàng điện tử Techcombank Mobile. Đây là nền tảng điện tử theo quy định của Techcombank trong từng thời kỳ nhằm mang lại sự thuận tiện cho khách hàng.

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc được phát hành bởi Techcombank được chuyển nhượng linh hoạt ngay trên ứng dụng Ngân hàng điện tửTechcombank Mobile.

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc được phát hành bởi Techcombank được chuyển nhượng linh hoạt ngay trên ứng dụng Ngân hàng điện tử Techcombank Mobile.

Tất toán và chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi đều có điểm chung là khách hàng sẽ không tiếp tục sở hữu chứng chỉ tiền gửi, thu lại tiền gốc và lợi suất đầu tư. Tuy nhiên, 2 hình thức này có một số điểm khác nhau như sau:

  Tất toán trước hạn chứng chỉ tiền gửi Chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi
Lãi suất Khách hàng tất toán trước hạn thường được hưởng lãi suất không kỳ hạn Khách hàng được thỏa thuận lợi suất với người mua theo thời gian sở hữu thực tế
Thủ tục Tùy theo chính sách của từng ngân hàng. Thông thường, khách hàng sẽ làm việc trực tiếp với ngân hàng để được hướng dẫn và thực hiện thủ tục tất toán Tùy theo chính sách của từng ngân hàng phát hành. Khách hàng có thể chuyển nhượng trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng hoặc trực tuyến trên các kênh điện tử của ngân hàng

Như vậy, chứng chỉ tiền gửi có được rút trước hạn hay không là tùy theo chính sách của từng ngân hàng. Khách hàng nên lựa chọn đơn vị phát hành chứng chỉ tiền gửi có chính sách chuyển nhượng linh hoạt, đặc biệt có thể thực hiện ngay trên ứng dụng Ngân hàng điện tử như Techcombank để tối ưu hơn về lợi suất và thời gian.

Nếu khách hàng muốn sở hữu chứng chỉ tiền gửi được linh hoạt chuyển nhượng trong thời hạn với lãi suất hấp dẫn, Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc được phát hành bởi Techcombank là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

 

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc

Sinh lãi mỗi ngày - Thanh khoản linh hoạt