Vay thế chấp sổ hồng chính là hình thức vay thế chấp và sử dụng tài sản đảm bảo đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (thường được gọi tắt là sổ hồng).

Bài viết sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn hiểu đúng về vay thế chấp sổ hồng là gì và các khía cạnh quan trọng khác. Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây!

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Vay thế chấp sổ hồng là gì?

“Sổ hồng” không phải một thuật ngữ pháp lý theo quy định của pháp luật đất đai và nhà ở hiện hành. Vì vậy, vay thế chấp sổ hồng là một tên gọi không chính thức.

Trên thực tế, đây là hình thức vay sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất làm tài sản bảo đảm để được ngân hàng cấp tín dụng.

Lưu ý: Giấy chứng nhận là cơ sở bảo đảm cho khoản vay, không phải yếu tố duy nhất để ngân hàng xem xét chấp nhận cấp tín dụng. Vì vậy, người vay cần xác định rõ mục đích, phương án vay cụ thể và khả năng tài chính của mình khi tham gia giao dịch vay thế chấp với ngân hàng.

Sổ hồng là cách gọi không chính thức của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ hồng là cách gọi không chính thức của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Vay ngân hàng thế chấp sổ hồng được bao nhiêu tiền?

Hạn mức vay tối đa sẽ phụ thuộc vào nhu cầu vay và năng lực tài chính của người vay. Trên thực tế, ngân hàng sẽ dựa vào nhiều tiêu chí như: sản phẩm vay, giá trị của tài sản bảo đảm, lịch sử tín dụng, khả năng tài chính… để đưa ra hạn mức tối đa cho người vay.

Hạn mức tối đa thông thường dao động khoảng từ 70 - 80% giá trị của tài sản bảo đảm trong trường hợp sau:

  • Sản phẩm vay quy định hạn mức tối đa là 70 - 80% giá trị tài sản đảm bảo.
  • Người vay có năng lực tài chính tốt và ổn định.
  • Tài sản bảo đảm có giá trị thanh khoản và có giấy tờ hợp pháp.

Như vậy, để nhận được hạn mức tối đa cao, người vay cần giữ lịch sử tín dụng tốt, tài sản bảo đảm có giấy tờ hợp pháp, thanh khoản cao và lựa chọn các gói vay phù hợp theo chính sách từng ngân hàng.

3. Vay thế chấp sổ hồng lãi suất bao nhiêu?

Mức lãi suất khi vay thế chấp tài sản bảo đảm đã có sổ hồng sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.

Ngân hàng sẽ dựa vào nhiều yếu tố để đưa ra mức lãi suất thỏa thuận với khách hàng như:

  • Tình hình tài chính của khách hàng.
  • Quy định và chính sách của Ngân hàng Nhà nước theo từng thời kỳ.
  • Chính sách ngân hàng theo từng thời kỳ.
  • Hồ sơ của khách hàng (khả năng tài chính, mục đích và thời gian vay, giá trị của tài sản bảo đảm…).

Mức lãi suất vay sẽ dựa vào chính sách của ngân hàng từng thời kỳ và thỏa thuận với khách hàng.

Mức lãi suất vay sẽ dựa vào chính sách của ngân hàng từng thời kỳ và thỏa thuận với khách hàng.

4. Vay thế chấp sổ hồng cần giấy tờ gì?

Hồ sơ vay thế chấp ngân hàng bằng nhà ở đã có giấy chứng nhận (sổ hồng) thường gồm các loại giấy tờ sau đây:

  • Mẫu đơn đề nghị vay thế chấp của ngân hàng
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực pháp lý
  • Hộ khẩu thường trú/KT3/Sổ tạm trú còn thời hạn
  • Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính như: Bảng lương/Nguồn thu nhập từ các nguồn khác (cho thuê tài sản/hoạt động kinh doanh/cổ tức...)
  • Giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo
  • Bản phương án sử dụng khoản vốn vay hợp pháp

Lưu ý: Mỗi ngân hàng có thể có những yêu cầu khác về giấy tờ đăng ký. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp tới ngân hàng để cập nhật thông tin chính xác.

Khách hàng liên hệ trực tiếp với ngân hàng dự kiến vay thế chấp sổ hồng để được tư vấn cụ thể về hồ sơ vay vốn.

Khách hàng liên hệ trực tiếp với ngân hàng dự kiến vay thế chấp sổ hồng để được tư vấn cụ thể về hồ sơ vay vốn.

5. Hợp đồng vay thế chấp sổ hồng có cần phải công chứng không?

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, hợp đồng vay thế chấp bằng quyền sử dụng đất cần được công chứng.

Theo quy định tại Điều 40 và Điều 42 Luật Công chứng 2014, khi đi công chứng hợp đồng vay thế chấp tại văn phòng công chứng, người vay cần chuẩn bị:

  • CMND/CCCD/Hộ chiếu (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ hồng) và các giấy tờ chứng minh tình trạng tài sản
  • Dự thảo Hợp đồng thế chấp
  • Giấy ủy quyền (trong trường hợp người đi công chứng được chủ sở hữu ủy quyền thực hiện)

Như vậy, bản chất của giao dịch vay thế chấp sổ hồng là sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để làm tài sản bảo đảm khi được ngân hàng cấp tín dụng.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay sổ hồng chỉ là tài sản bảo đảm cho khoản vay. Người vay thể hiện rõ mục đích, phương án vay cụ thể và khả năng thanh toán để tăng cơ hội được ngân hàng phê duyệt.

Hiện nay, Techcombank có các giải pháp Vay mua nhà ở đã có Giấy chứng nhận với chính sách lãi suất vô cùng cạnh tranh, thời hạn cho vay dài lên đến 35 năm. Đây là một lựa chọn đáng cân nhắc để bạn nhanh chóng hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước, tạo dựng tổ ấm.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

 

 

Vay mua bất động sản

Nắm bắt cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước