Vay thế chấp là một trong những giải pháp tài chính phổ biến giúp nhiều cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hình thức vay này và cách thức hoạt động của nó. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ "thế chấp là gì?", các loại tài sản có thể thế chấp cùng những lưu ý quan trọng khi tham gia vào giao dịch này.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Thế chấp là gì?

Thế chấp tài sản là việc một bên sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ mà không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.

Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thế chấp tài sản như sau:

“Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Bạn có thể sử dụng nhà ở để thế chấp cho khoản vay của mình.

Bạn có thể sử dụng nhà ở để thế chấp cho khoản vay của mình.

2. Tài sản thế chấp là gì? Các loại tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp là tài sản có giá trị như bất động sản, xe cộ, nhà ở, vườn cây lâu năm, công trình xây dựng… dùng để đảm bảo trong các giao dịch thế chấp, thường được thẩm định kỹ và xác nhận bởi chuyên gia.

Trong giao dịch vay thế chấp, tài sản này giữ vai trò quan trọng:

  • Xác định hạn mức khoản vay.
  • Đánh giá khả năng thanh toán và sự cam kết của người vay.
  • Đảm bảo quyền lợi cho cả bên vay và bên cho vay.

Các loại tài sản thế chấp được phân loại theo nhiều cách khác nhau, cụ thể:

Theo sự tồn tại

  • Tài sản hữu hình: Là những tài sản có hình dạng vật lý, chiếm không gian và có thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan như tay, mắt… Ví dụ: Xe cộ, hàng hóa đều thuộc loại tài sản này. Chúng dễ nhận biết và định giá dựa trên tình trạng thực tế.
  • Tài sản vô hình: Là loại tài sản không có hình dạng vật chất cụ thể, tồn tại dưới dạng thông tin, tri thức hoặc các quyền tài sản. Ví dụ: Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán hợp đồng… không thể cầm nắm trực tiếp, nhưng sự tồn tại của chúng được xác nhận qua giấy tờ pháp lý.

Mặc dù không tốn diện tích lưu trữ, tài sản vô hình thường có giá trị biến động lớn và phức tạp hơn trong việc định giá so với tài sản hữu hình.

Quyền sử dụng đất được xem là tài sản vô hình.

Quyền sử dụng đất được xem là tài sản vô hình.

Theo đặc tính di dời của tài sản

Theo Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản thế chấp có thể được phân loại dựa trên đặc tính di dời của chúng, bao gồm:

  • Bất động sản: Đất đai, nhà và công trình xây dựng/tài sản khác gắn liền với đất đai, tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  • Động sản: Là những tài sản không phải bất động sản.

Theo đặc điểm hình thành

Theo Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản thế chấp cũng có thể được phân loại theo:

  • Tài sản hiện có: Là các tài sản đã hình thành. Theo đó, người vay đã xác lập quyền sở hữu cũng như các quyền khác trước hoặc tại thời điểm ký hợp đồng vay vốn.

Ví dụ: Một căn nhà mà người vay đang sở hữu hợp pháp (đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở). Khi ký hợp đồng vay vốn, căn nhà này được dùng làm tài sản thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

  • Tài sản hình thành trong tương lai: Dùng để chỉ các tài sản chưa hình thành hoặc tài sản đã hình thành nhưng được người vay xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm ký hợp đồng tín dụng.

Ví dụ: Một căn hộ đang trong quá trình xây dựng mà người vay đã ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, nhưng chưa hoàn tất thủ tục nhận bàn giao và chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Khi ký hợp đồng vay vốn, căn hộ này có thể được thế chấp dưới dạng tài sản hình thành trong tương lai.

Ngoài ra, Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có thêm một số quy định về tài sản thế chấp như:

  • Thế chấp toàn bộ tài sản: Vật phụ của bất động sản hoặc động sản cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác.
  • Thế chấp một phần tài sản: Vật phụ gắn với phần tài sản thế chấp cũng được thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác.
  • Thế chấp quyền sử dụng đất: Tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp cũng là tài sản thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác.
  • Tài sản thế chấp được bảo hiểm:
    • Bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm.
    • Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
    • Nếu không thông báo, tổ chức bảo hiểm chi trả theo hợp đồng, và bên thế chấp phải thanh toán lại cho bên nhận thế chấp.

Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định thêm về tài sản thế chấp được bảo hiểm.

Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định thêm về tài sản thế chấp được bảo hiểm.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi thế chấp tài sản

Khi tham gia hợp đồng thế chấp tài sản, các bên (bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên thứ ba) đều có quyền và nghĩa vụ cụ thể theo quy định của pháp luật trong Bộ luật Dân sự 2015:

Bên thế chấp

Quyền của bên thế chấp

Theo Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015, bên thế chấp (người vay) có quyền:

  • Sử dụng và hưởng lợi từ tài sản thế chấp (nếu không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận).
  • Đầu tư để tăng giá trị tài sản thế chấp.
  • Nhận lại tài sản hoặc giấy tờ liên quan khi nghĩa vụ chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp là hàng hóa kinh doanh, nhưng giá trị tài sản phải được đảm bảo.
  • Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản khác (không phải hàng hóa kinh doanh) nếu được sự đồng ý của bên nhận thế chấp hoặc theo quy định của luật.
  • Cho thuê hoặc cho mượn tài sản thế chấp, nhưng phải thông báo đầy đủ cho bên nhận thế chấp.

Nghĩa vụ của bên thế chấp

Bên cạnh đó, Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 cũng nêu rõ các nghĩa vụ của bên thế chấp (người vay):

  • Giao giấy tờ liên quan đến tài sản khi có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Bảo quản và giữ gìn tài sản thế chấp để tránh hư hỏng và giảm thiểu thiệt hại.
  • Sửa chữa hoặc thay thế tài sản khi bị hư hỏng và có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
  • Không bán, thay thế, hoặc trao đổi tài sản thế chấp trái quy định mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp.
  • Cung cấp thông tin về tình trạng tài sản và quyền của bên thứ ba (nếu có).
  • Giao tài sản thế chấp để xử lý khi cần thiết, theo thỏa thuận hoặc yêu cầu của bên nhận thế chấp.

Bạn cần nắm rõ các quyền và nghĩa vụ của mình khi thế chấp tài sản.

Bạn cần nắm rõ các quyền và nghĩa vụ của mình khi thế chấp tài sản.

Bên nhận thế chấp

Quyền của bên nhận thế chấp

Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận thế chấp (ngân hàng, tổ chức tín dụng…) có các quyền sau:

  • Kiểm tra tài sản thế chấp mà không gây cản trở việc sử dụng tài sản của bên thế chấp.
  • Yêu cầu thông tin về tình trạng tài sản thế chấp.
  • Yêu cầu bên thế chấp thực hiện biện pháp bảo toàn giá trị tài sản khi có nguy cơ giảm giá trị.
  • Đăng ký thế chấp theo quy định pháp luật.
  • Yêu cầu giao tài sản để xử lý nếu bên thế chấp không thực hiện đúng nghĩa vụ.
  • Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản (nếu có thỏa thuận giữa các bên).
  • Xử lý tài sản thế chấp theo quy định khi cần thiết, trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ.

Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

Theo Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận thế chấp có nghĩa vụ:

  • Trả lại giấy tờ liên quan cho bên thế chấp khi chấm dứt nghĩa vụ thế chấp.
  • Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp đúng quy định pháp luật trong trường hợp cần thiết.

Bên thứ ba giữ tài sản thế chấp

Quyền của bên thứ ba giữa tài sản thế chấp

Theo Khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự 2015, bên thứ ba có quyền:

  • Khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận giữa các bên.
  • Nhận thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản (trừ khi có thỏa thuận khác).

Nghĩa vụ của bên thứ ba giữa tài sản thế chấp

Điều này đã được đề cập tại Khoản 2 Điều 324 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Bảo quản, giữ gìn tài sản, trong trường hợp làm mất hoặc giảm giá trị tài sản phải bồi thường.
  • Ngừng khai thác nếu có nguy cơ làm giảm giá trị tài sản.
  • Giao lại tài sản theo thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật khi có yêu cầu.

Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định các quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định các quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp.

4. Lưu ý quan trọng khi thế chấp tài sản

Khi thực hiện giao dịch thế chấp tài sản, có một số yếu tố quan trọng bạn nên lưu ý để bảo vệ quyền lợi của mình:

  • Đảm bảo quyền sở hữu tài sản: Trước khi thế chấp, hãy chắc chắn rằng bạn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản. Nếu tài sản không thuộc quyền sở hữu của bạn hoặc có tranh chấp về quyền sở hữu, việc thế chấp có thể gặp một số vấn đề pháp lý.
  • Xác định giá trị tài sản: Trước khi quyết định thế chấp cần xác định giá trị thực của tài sản, bởi hạn mức vay của bạn sẽ phụ thuộc một phần vào giá trị của tài sản thế chấp. Hãy nhờ một chuyên gia định giá để có kết quả chính xác.
  • Lựa chọn tổ chức cho vay uy tín: Chọn một tổ chức tài chính hoặc ngân hàng uy tín, minh bạch thông tin để đảm bảo quyền lợi của bạn trong quá trình thế chấp và vay tiền.
  • Xem xét khả năng trả nợ: Trước khi thế chấp, hãy tính toán khả năng trả nợ của bạn trong tương lai.
  • Đọc kỹ hợp đồng: Trước khi ký hợp đồng thế chấp, bạn hãy đọc kỹ tất cả các điều khoản. Đặc biệt là về lãi suất, phương thức trả nợ, các khoản phí liên quan và quyền hạn của bên cho vay trong trường hợp bạn không thể thanh toán nợ. Đồng thời, hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của bạn được quy định trong hợp đồng để tránh bị áp dụng các điều khoản không hợp lý hoặc bất lợi.
  • Giữ giấy tờ tài sản an toàn: Đảm bảo bạn giữ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản và giấy tờ hợp đồng vay mượn ở nơi an toàn, để phòng trường hợp có tranh chấp sau này.

Bạn có thể yêu cầu các chuyên viên ngân hàng hỗ trợ tư vấn về rõ hơn về các điều khoản trong hợp đồng thế chấp.

Bạn có thể yêu cầu các chuyên viên ngân hàng hỗ trợ tư vấn về rõ hơn về các điều khoản trong hợp đồng thế chấp.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cho vay thế chấp uy tín thì Techcombank - Ngân hàng được Global Finance vinh danh là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong hai năm liên tiếp (2023 & 2024) sẽ là lựa chọn lý tưởng.

Với mong muốn hỗ trợ khách hàng nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn để thực hiện các kế hoạch tài chính, Techcombank mang đến nhiều giải pháp Vay thế chấp với lãi suất ưu đãi và chính sách hỗ trợ linh hoạt bao gồm: Vay thế chấp mua nhà, Vay thế chấp xây/sửa nhà, Vay tiêu dùng thế chấp, Vay hạn mức thấu chi bằng tài sản đảm bảoVay thế chấp mua ô tô.

Bên cạnh đó, với đội ngũ chuyên viên tận tâm cùng quy trình làm việc minh bạch và tối ưu, Techcombank hứa hẹn mang đến cho bạn trải nghiệm vay vốn dễ dàng, thuận tiện và đáng tin cậy.

Techcombank tự hào mang đến dịch vụ minh bạch và giải pháp vay vốn tối ưu cho mọi nhu cầu tài chính.

Techcombank tự hào mang đến dịch vụ minh bạch và giải pháp vay vốn tối ưu cho mọi nhu cầu tài chính.

Tóm lại, vay thế chấp là một giải pháp tài chính linh hoạt và hữu ích, giúp bạn hiện thực hóa những mục tiêu tài chính lớn. Trước khi quyết định thế chấp, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ các thông tin cơ bản về quyền, nghĩa vụ của mình, đồng thời lựa chọn một đơn vị cho vay uy tín để đảm bảo quyền lợi.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

 

Vững tin kiến tạo thành công

cùng giải pháp tài chính vẹn toàn