Không chỉ là một con số, điểm tín dụng còn phản ánh mức độ tín nhiệm tài chính của một cá nhân. Số điểm này càng cao, bạn càng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm tài chính như vay vốn, mua nhà, mua xe với lãi suất ưu đãi. Vậy điểm tín dụng là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Điểm tín dụng là gì

Điểm tín dụng (CIC) là một con số được sử dụng để đánh giá mức độ uy tín của một cá nhân hoặc doanh nghiệp. Điểm tín dụng được tính dựa trên lịch sử tín dụng của bạn, bao gồm việc bạn đã trả các khoản vay và thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn hay chậm, số lượng tài khoản tín dụng đang mở và số tiền nợ chưa thanh toán.

Điểm tín dụng thường dao động từ 150 đến 750 điểm. Con số này chính là thước đo mức độ uy tín tài chính của bạn. Điểm tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng được chấp thuận sử dụng các sản phẩm tài chính như vay vốn, thẻ tín dụng.

Nếu điểm tín dụng của bạn cao, khả năng được chấp thuận cho vay và mở thẻ tín dụng sẽ tăng lên, ngược lại, điểm tín dụng thấp có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính.

Điểm tín dụng càng cao, bạn càng có khả năng duyệt vay với lãi suất càng thấp.

Điểm tín dụng càng cao, bạn càng có khả năng duyệt vay với lãi suất càng thấp.

Dưới đây là đánh giá tương quan điểm tín dụng với khả năng duyệt vay:

Điểm tín dụng Mức độ rủi ro Đánh giá khả năng duyệt vay
150 – 321 Rủi ro rất cao Không đủ điều kiện vay vốn
322 – 430 Rủi ro cao Không đủ khả năng trả nợ
431 – 569 Rủi ro trung bình Đủ điều kiện vay nhưng lãi suất vay xem xét duyệt ở mức cao
570 – 679 Rủi ro thấp Đủ điều kiện vay, có khả năng trả nợ đúng hạn và được xét duyệt lãi suất thấp
680 – 750 Rủi ro rất thấp Đủ điều kiện vay, có khả năng trả nợ đúng hạn, được phê duyệt hạn mức vay cao và lãi suất thấp

2. Tầm quan trọng của điểm tín dụng

Điểm tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Con số tương tự như một "bản lý lịch" tài chính, phản ánh mức độ đáng tin cậy của bạn trong việc trả nợ.

Ảnh hưởng của điểm tín dụng:

  • Khả năng vay vốn: Một điểm tín dụng cao sẽ giúp bạn dễ dàng được các ngân hàng, tổ chức tài chính chấp thuận cho vay với các sản phẩm như vay mua nhà, vay mua xe, vay tiêu dùng... Ngược lại, một điểm tín dụng thấp có thể khiến bạn bị từ chối cho vay
  • Lãi suất vay: Các tổ chức tài chính thường xem xét điểm tín dụng để đánh giá rủi ro trước khi quyết định lãi suất cho vay. Nếu điểm tín dụng của bạn cao, bạn sẽ có cơ hội vay vốn với lãi suất thấp, tiết kiệm được nhiều chi phí lãi vay trong dài hạn và ngược lại
  • Khả năng mở thẻ tín dụng mới và hạn mức thẻ tín dụng: Khách hàng có điểm tín dụng cao có cơ hội sử dụng thẻ tín dụng mới với nhiều ưu đãi hấp dẫn và hạn mức tín dụng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chi tiêu của khách hàng

Điểm tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến khả năng vay vốn, hạn mức thẻ, lãi suất vay cùng nhiều khía cạnh tài chính khác.

Điểm tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến khả năng vay vốn, hạn mức thẻ, lãi suất vay cùng nhiều khía cạnh tài chính khác.

3. 5 yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng

3.1. Lịch sử thanh toán (chiếm 35%)

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và là nền tảng để xây dựng điểm tín dụng cá nhân tốt. Lịch sử thanh toán cho thấy bạn có thanh toán dư nợ đúng hạn hay không.

Các yếu tố cấu thành:

  • Số lần trả chậm: Mỗi lần bạn trả chậm một khoản tiền đã “mượn” từ ngân hàng đều sẽ được lưu trong hồ sơ tín dụng và làm giảm điểm số
  • Mức độ trễ: Thời gian trễ hạn thanh toán càng lâu sẽ càng ảnh hưởng đến điểm tín dụng. Ví dụ, trễ hạn thanh toán 30 ngày sẽ giảm nhiều điểm hơn so với trễ 10 ngày

3.2. Số tiền nợ (chiếm 30%)

Số tiền nợ là tổng số tiền mà bạn đang nợ trên tất cả các khoản vay. Một tỷ lệ nợ cao có thể cho thấy bạn đang gặp khó khăn về tài chính, khiến các tổ chức tín dụng dè dặt khi xem xét cho bạn vay tiếp.

Các yếu tố cấu thành:

  • Tổng số tiền nợ: Bao gồm dư nợ thẻ tín dụng, nợ vay tiêu dùng, thế chấp và các khoản vay khác. Nếu tổng số nợ của bạn quá cao so với thu nhập, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng
  • Tỷ lệ sử dụng hạn mức tín dụng: Đây là tỷ lệ giữa số tiền bạn đang nợ và hạn mức tín dụng được cấp. Tỷ lệ này càng thấp, điểm tín dụng của bạn càng cao, vì tỷ lệ sử dụng hạn mức tín dụng thấp cho thấy bạn chưa sử dụng hết khả năng vay nợ

3.3. Thời gian mở tài khoản tín dụng (chiếm 15%)

Lịch sử tín dụng lâu dài thường cho thấy bạn là một người vay đáng tin cậy và có khả năng trả nợ tốt trong tương lai. Ngân hàng và các tổ chức tài chính thường đánh giá cao những khách hàng có lịch sử tín dụng dài hạn và ổn định.

3.4. Các loại tín dụng (chiếm 10%)

Việc sử dụng đa dạng các loại hình tín dụng cho thấy bạn có khả năng quản lý tài chính tốt. Sự kết hợp giữa tín dụng trả góp như vay mua nhà, vay mua xe và tín dụng quay vòng như thẻ tín dụng sẽ giúp tăng điểm tín dụng.

3.5. Tài khoản tín dụng mới (chiếm 10%)

Tài khoản tín dụng mới là số lượng các khoản vay mới mà bạn mở trong một khoảng thời gian nhất định. Quá nhiều khoản vay mới trong thời gian ngắn có thể cho thấy một người đang gặp khó khăn về tài chính. Việc mở quá nhiều tài khoản tín dụng mới cũng có thể làm giảm điểm vì nó tạo ra áp lực tài chính và rủi ro cho các tổ chức tín dụng.

5 yếu tố chính ảnh hưởng đến điểm tín dụng của người dùng.

5 yếu tố chính ảnh hưởng đến điểm tín dụng của người dùng.

4. 2 cách kiểm tra điểm tín dụng cá nhân

Để tra cứu điểm tín dụng cá nhân, bạn có thể truy cập website của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) hoặc kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng.

4.1. Kiểm tra tại website CIC

Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) là tổ chức nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thu thập, lưu trữ và cung cấp thông tin tín dụng của các tổ chức và cá nhân tại Việt Nam. Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng của bạn, bao gồm: các khoản vay, thẻ tín dụng, lịch sử thanh toán... đều được CIC lưu trữ và cập nhật thường xuyên.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đăng ký tài khoản CIC

  • Truy cập: mở trình duyệt web và gõ địa chỉ https://cic.gov.vn/
  • Tạo tài khoản: Nhấp vào mục "Đăng ký" (thường ở góc trên bên phải màn hình)
  • Điền thông tin: Nhập đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu, đặc biệt chú ý đến số CMND/CCCD và số điện thoại
  • Xác thực: CIC sẽ gửi mã OTP về số điện thoại bạn đã đăng ký, hãy nhập mã này để hoàn tất đăng ký

Bước 2: Kiểm tra điểm tín dụng

  • Đăng nhập: Sau khi đăng ký thành công, bạn sẽ nhận được email thông báo. Hãy đăng nhập vào tài khoản CIC bằng tên đăng nhập và mật khẩu đã tạo
  • Tra cứu: Tại giao diện chính sau khi đăng nhập vào tài khoản, bạn sẽ tìm thấy mục Tra cứu điểm tín dụng. Nhấp vào đó và hệ thống sẽ hiển thị ngay điểm số của bạn

Bạn có thể kiểm tra điểm tín dụng trực tuyến trên website của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC).

Bạn có thể kiểm tra điểm tín dụng trực tuyến trên website của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC).

4.2. Kiểm tra tại ngân hàng

Ngoài tự kiểm tra trên website CIC, bạn cũng có thể liên hệ hotline hoặc đến trực tiếp phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng đang sử dụng dịch vụ để yêu cầu ngân hàng kiểm tra điểm tín dụng.

Bạn có thể đến ngân hàng kiểm tra điểm tín dụng thay vì tự tra cứu trên CIC.

Bạn có thể đến ngân hàng kiểm tra điểm tín dụng thay vì tự tra cứu trên CIC.

5. Bí quyết tăng điểm tín dụng hiệu quả

Điểm tín dụng thấp đang làm bạn lo lắng vì khó tiếp cận những sản phẩm tài chính trong tương lai? Những giải pháp thực tế để cải thiện điểm tín dụng dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục khó khăn này.

5.1. Thanh toán đúng hạn

Việc đầu tiên để cải thiện điểm tín dụng là luôn thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ. Hành động này của bạn sẽ cho các tổ chức tín dụng thấy được khả năng và ý thức trả nợ của người dùng.

Ví dụ: Để đảm bảo thanh toán đúng hạn dư nợ thẻ tín dụng, bạn cần nắm được quy tắc trả nợ thẻ tín dụng và các mốc:

  • Ngày bắt đầu chu kỳ thanh toán: Ngày bắt đầu tính lãi và ghi nhận các giao dịch mới
  • Ngày chốt sao kê: Ngày cuối cùng để các giao dịch được ghi nhận vào kỳ sao kê hiện tại
  • Ngày đến hạn thanh toán: Hạn cuối cùng để bạn thanh toán số tiền nợ trước khi bị tính lãi phạt

Bạn chỉ nên chi tiêu trong khả năng tài chính để tránh tình trạng quá tải nợ và khó khăn trong việc thanh toán. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ trích nợ tự động, một cách hiệu quả để đảm bảo các khoản thanh toán luôn được thực hiện đúng hạn và không bị bỏ sót.

>>> Mở thẻ tín dụng online tại Techcombank, nhận ngay thẻ tín dụng miễn lãi 45 - 55 ngày cùng nhiều ưu đãi giảm giá, hoàn tiền hấp dẫn khi chi tiêu.

Có nhiều cách khác nhau để tăng điểm tín dụng, đơn giản nhất là thanh toán đúng hạn các khoản vay tài chính.

Có nhiều cách khác nhau để tăng điểm tín dụng, đơn giản nhất là thanh toán đúng hạn các khoản vay tài chính.

5.2. Không nên sử dụng hết hạn mức tín dụng

Sử dụng quá mức hạn mức sẽ gửi tín hiệu tiêu cực đến các tổ chức tín dụng, cho thấy bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính. Để tránh tình trạng này, bạn nên sử dụng không quá 70% hạn mức tín dụng. Đây được xem là mức chi tiêu an toàn, giúp bạn duy trì tỷ lệ nợ trên tổng thu nhập ở mức hợp lý.

5.3. Giảm số tiền nợ

Để cải thiện điểm tín dụng nhanh chóng, bạn nên tập trung vào việc giảm số tiền nợ hiện tại. Hãy cố gắng trả nợ trước hạn hoặc trả nhiều hơn số tiền quy định. Ngoài ra, hạn chế việc vay hộ người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũng là một cách hiệu quả để giảm thiểu gánh nặng nợ nần.

5.4. Không mở quá nhiều thẻ tín dụng trong khoảng thời gian ngắn

Mở quá nhiều thẻ tín dụng trong một thời gian ngắn sẽ khiến các tổ chức tín dụng đánh giá bạn là người có nhu cầu vay cao và khả năng quản lý tài chính kém. Hành động này có thể khiến khả năng được duyệt hồ sơ vay bị giảm đi. Vì vậy, chỉ nên mở thêm thẻ tín dụng khi thực sự cần thiết và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mở thẻ.

Ngoài ra việc mở nhiều thẻ tín dụng có thể khiến bạn khó kiểm soát chi tiêu, dẫn đến tăng rủi ro thanh toán chậm và gây ra tác động tiêu cực đến điểm tín dụng.

Hạn chế mở cùng lúc nhiều thẻ tín dụng để kiểm soát chi tiêu, giảm rủi ro thanh toán chậm.

Hạn chế mở cùng lúc nhiều thẻ tín dụng để kiểm soát chi tiêu, giảm rủi ro thanh toán chậm.

Trên đây là toàn bộ các thông tin cần biết về điểm tín dụng. Tăng điểm tín dụng là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và kỷ luật của bản thân mỗi người. Hãy nhớ rằng, có điểm tín dụng tốt là nền tảng vững chắc cho tương lai tài chính của bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

 

Thẻ tín dụng Techcombank

Vô vàn ưu đãi dành riêng cho bạn.