Vay thế chấp kinh doanh là hình thức vay vốn mà doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng tài sản có giá trị (thường là bất động sản như nhà xưởng, đất đai...) để thế chấp cho ngân hàng nhằm mục đích vay một khoản tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hình thức vay thế chấp hiện đang là lựa chọn của rất nhiều hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đặc biệt là khi cần nguồn vốn lớn.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Lợi ích của vay thế chấp cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh

Hình thức vay thế chấp cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể:

  • Hạn mức vay cao: Khách hàng khi đăng ký vay thế chấp có thể vay được hạn mức cao, tối đa 100% giá trị tài sản đảm bảo. Hạn mức được phê duyệt tùy thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phương án sử dụng vốn vay, chính sách của ngân hàng và thời điểm vay. Đây là ưu điểm lớn nhất của hình thức vay thế chấp so với các hình thức vay vốn khác. Do đó, những khách hàng đang cần vay sản xuất kinh doanh với hạn mức cao thì đây sẽ là hình thức vay phù hợp nhất.
  • Thời hạn vay dài: Khi vay thế chấp, khách hàng có thể lựa chọn thời hạn vay dài, thông thường có thể kéo dài từ 1 năm đến 20 năm. Tuy nhiên, thời hạn vay có thể ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, khoản tiền doanh nghiệp và hộ kinh doanh phải trả hàng tháng sẽ được chia nhỏ hơn, từ đó giảm đáng kể áp lực tài chính khi vay.
  • Lãi suất thấp: Vay thế chấp thường có mức lãi suất thấp hơn so với các hình thức vay vốn khác, ví dụ như vay tín chấp. Điều này có nghĩa là chi phí tài chính của khách hàng thấp hơn đáng kể trong suốt quá trình vay, từ đó giảm thiểu rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Vay thế chấp có hạn mức cao và lãi suất ưu đãi.

Vay thế chấp có hạn mức cao và lãi suất ưu đãi.

2. Điều kiện vay thế chấp cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh

Điều kiện vay thế chấp có sự khác biệt giữa đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện về pháp lý như:
    • Người đại diện đứng tên vay vốn phải có đủ năng lực hành vi dân sự và pháp luật dân sự.
    • Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý bao gồm đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty.
    • Mục đích vay vốn chính đáng, minh bạch.
  • Doanh nghiệp có tài sản đảm bảo.
  • Hồ sơ vay vốn đầy đủ, hợp lệ theo quy định của ngân hàng, thông thường hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
    • Đơn đề nghị vay vốn kiêm hợp đồng vay vốn.
    • Đăng ký kinh doanh, giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép thành lập, hoạt động, đầu tư/Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập doanh nghiệp.
    • Điều lệ doanh nghiệp.
    • Báo cáo tài chính năm gần nhất, tờ khai thuế năm gần nhất, hợp đồng mua vào, bán ra hoặc hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp.
    • Nghị quyết/Biên bản họp/Quyết định của cấp có thẩm quyền của công ty thông qua khoản vay.
    • Chứng thư bảo lãnh cá nhân của chủ doanh nghiệp (nếu cần).
    • Hồ sơ tài sản thế chấp.

Doanh nghiệp và hộ kinh doanh chuẩn bị các hồ sơ vay vốn, bao gồm hồ sơ tài sản thế chấp.

Doanh nghiệp và hộ kinh doanh chuẩn bị các hồ sơ vay vốn, bao gồm hồ sơ tài sản thế chấp.

Đối với hộ kinh doanh:

  • Khách hàng cá nhân là chủ hộ kinh doanh/ chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, có tài sản bảo đảm.
  • Thời gian hoạt động của hộ kinh doanh từ 12 tháng trở lên.
  • Có hồ sơ vay vốn đầy đủ, hợp lệ, bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:
    • Đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy tờ pháp lý tương đương khác.
    • Đơn đề nghị vay vốn kiêm hợp đồng vay vốn (theo mẫu của ngân hàng).
    • Hồ sơ nhân thân (Căn cước công dân, Hộ chiếu...).
    • Các giấy tờ liên quan khác bao gồm hồ sơ tài sản thế chấp.

3. Hạn mức vay kinh doanh thế chấp

Hạn mức vay kinh doanh thế chấp có thể lên tới 70 - 100% giá trị tài sản. Tuy nhiên, hạn mức vay sẽ không chỉ phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo, ngân hàng đồng thời cân nhắc các yếu tố liên quan như: Khả năng tài chính của doanh nghiệp, loại tài sản đảm bảo (nhà xưởng, bất động sản, máy móc thiết bị, tính thanh khoản của tài sản đảm bảo…), phương án sử dụng vốn hay mục đích vay vốn.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là doanh nghiệp và hộ kinh doanh, Techcombank đã triển khai nhiều gói vay thế chấp đa dạng với hạn mức hấp dẫn, bao gồm:

  • BusinessOne Credit Plus: Cấp hạn mức tín dụng lên đến 48 tỷ VND.
  • Misa Lending: Hạn mức tín dụng tới 20 tỷ VND.
  • ShopCash thế chấp: Giá trị hạn mức cho vay lên đến 15 tỷ VND, trong đó hạn mức thấu chi lên đến 3 tỷ VND.

Techcombank đang cung cấp các sản phẩm vay thế chấp với hạn mức cao.

Techcombank đang cung cấp các sản phẩm vay thế chấp với hạn mức cao.

4. Quy định về tài sản đảm bảo khi vay thế chấp kinh doanh

Theo Quyết định số 217/QĐ-NH1, tài sản đảm bảo khi vay thế chấp kinh doanh được định nghĩa rõ ràng, cụ thể là:

  • Tài sản dùng để thế chấp vay vốn các Tổ chức tín dụng là các bất động sản có khả năng chuyển nhượng, mua bán được dễ dàng, bao gồm:
    • Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng.
    • Đối với bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
    • Các cơ sở sản xuất kinh doanh như: nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho... và các công cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay…
    • Tài sản khác nếu pháp luật có quy định.
  • Quyền sử dụng đất theo pháp luật về đất đai quy định.
  • Hoa lợi, lợi tức, các quyền phát sinh từ bất động sản được thế chấp thuộc tài sản thế chấp hay không là do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Tài sản đảm bảo có thể là nhà ở, công trình, nhà máy...

Tài sản đảm bảo có thể là nhà ở, công trình, nhà máy...

5. Lãi suất vay thế chấp

Lãi suất vay thế chấp sẽ tùy thuộc vào từng gói vay, từng thời điểm cụ thể cũng như các chính sách cho vay của ngân hàng. Doanh nghiệp và hộ kinh doanh có thể liên hệ với ngân hàng mà mình muốn vay vốn để biết chính xác thông tin.

Thấu hiểu được những khó khăn của khách hàng khi tiếp cận nguồn vốn kinh doanh, Techcombank đã áp dụng lãi suất vay thế chấp vô cùng ưu đãi như sau:

  • Doanh nghiệp: Tận hưởng lãi suất ưu đãi, cạnh tranh, thời gian giải ngân nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh (Giải pháp vay vốn ShopCash thế chấp): Với ShopCash, lãi suất vay chỉ từ 6.5%/năm (*).

(*) Lãi suất được cập nhật đến ngày 28/8/2024, lãi suất có thể thay đổi tùy theo chính sách của ngân hàng tại từng thời kỳ.

Lãi suất vay thế chấp sẽ phụ thuộc vào sản phẩm vay và thời điểm vay tại từng ngân hàng.

Lãi suất vay thế chấp sẽ phụ thuộc vào sản phẩm vay và thời điểm vay tại từng ngân hàng.

6. Quy trình vay thế chấp

Nhìn chung, tại hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng uy tín, quy trình vay thế chấp kinh doanh sẽ bao gồm 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1 - Khách hàng tiếp nhận tư vấn và chọn sản phẩm vay phù hợp:

Để có thể vay thế chấp, trước tiên khách hàng cần cung cấp các thông tin như số vốn cần vay, mục đích vay vốn, khả năng tài chính hiện tại của doanh nghiệp/hộ kinh doanh... Sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin cần thiết, chuyên viên tư vấn sẽ đưa ra gợi ý tốt nhất để bạn lựa chọn được gói vay phù hợp. Ngoài ra, mọi thắc mắc về gói vay, thủ tục, điều kiện, hồ sơ, quy trình vay vốn cũng sẽ được giải đáp đầy đủ, chi tiết nhất.

Bước 2 - Chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp kinh doanh:

Chuyên viên tư vấn của ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ vay thế chấp cần thiết. Tại bước này, bạn sẽ cần hoàn thiện và cung cấp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo đúng thời gian và yêu cầu của ngân hàng.

Bước 3 - Xét duyệt hồ sơ vay:

Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ vay thế chấp của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố như: Giá trị tài sản, khả năng tài chính, phương án sử dụng vốn… Trong trường hợp hồ sơ vay đủ điều kiện, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định phê duyệt hồ sơ và hạn mức vay.

Bước 4 - Giải ngân vốn:

Đây là bước cuối cùng của quá trình vay thế chấp. Sau khi khách hàng nhận được quyết định cho vay, ngân hàng sẽ giải ngân số vốn theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận.

Hiện nay, quy trình vay vốn tại Techcombank sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn với các khách hàng đã có giao dịch. Doanh nghiệp và hộ kinh doanh có thể mở tài khoản ngay hôm nay để tận hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn, cũng như dễ dàng tiếp cận các gói vay vốn đa dạng. Khách hàng có thể mở tài khoản online nhanh chóng ngay lại nhà hoặc tới quầy giao dịch để được chuyên viên hỗ trợ.

Mở ngay tài khoản Techcombank để dễ dàng tiếp cận các sản phẩm vay.

Mở ngay tài khoản Techcombank để dễ dàng tiếp cận các sản phẩm vay.

7. Lưu ý khi vay thế chấp kinh doanh

Để quá trình vay thế chấp kinh doanh diễn ra thuận lợi và đảm bảo quyền lợi tối đa cho mình, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Chuẩn bị kỹ hồ sơ: Chuẩn bị hồ sơ là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi vay thế chấp. Các giấy tờ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và tài sản đảm bảo càng đầy đủ, càng rõ ràng thì hồ sơ vay vốn càng dễ được thông qua với hạn mức vay tối ưu nhất.
  • Lựa chọn tài sản đảm bảo tốt nhất: Tài sản đảm bảo là một trong những căn cứ quan trọng để ngân hàng thông qua hồ sơ vay thế chấp. Do đó, khách hàng nên lựa chọn loại tài sản đảm bảo có giá trị cao, tính thanh khoản tốt và đặc biệt phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng.
  • Khả năng trả nợ: Việc cân nhắc kỹ lưỡng khả năng trả nợ gốc lẫn lãi giúp khách hàng cân đối giữa nguồn tiền kinh doanh và nghĩa vụ thanh toán khoản vay với ngân hàng..
  • Sử dụng nguồn vốn vay hợp lý: Khách hàng cần có kế hoạch sử dụng vốn vay một cách hợp lý, theo các nguyên tắc: Dùng đúng tính chất (vốn ngắn hạn/vốn dài hạn), dùng đúng mục đích, thực hiện đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn…
  • Có sự so sánh lãi suất và phí vay vốn: So sánh lãi suất và các loại phí vay vốn của các ngân hàng để chọn gói vay phù hợp nhất.
  • Điều khoản hợp đồng: Trước khi ký hợp đồng vay thế chấp kinh doanh, khách hàng nên đọc kỹ các điều khoản để nắm bắt và hiểu rõ các thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Có thể thấy vay thế chấp kinh doanh giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về nguồn vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp và hộ kinh doanh đang có nhu cầu tiếp cận vốn theo hình thức này có thể tìm hiểu rõ các thông tin về điều kiện vay, quy trình vay vốn để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

  • Chuyên viên Quản lý khách hàng doanh nghiệp
  • Hệ thống chi nhánh/phòng giao dịch Techcombank trên toàn quốc
  • Trung tâm Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp (hotline 24/7): 1800 6556 (trong nước) hoặc +84 24 73036556 (quốc tế)

 

Mở tài khoản Techcombank online

để khám phá các giải pháp vay ngay