Cho vay kinh doanh hộ gia đình là một giải pháp tài chính hữu ích giúp mở rộng hoạt động và phát triển quy mô hộ kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình tiếp cận nguồn vốn có thể gặp khó khăn nếu chủ hộ không nắm rõ các quy định và thủ tục liên quan. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về cho vay kinh doanh hộ gia đình, giúp bạn đưa ra quyết định tài chính chính xác.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Giới thiệu về vay kinh doanh hộ gia đình

Hiện nay, định nghĩa cụ thể về kinh doanh hộ gia đình và kinh doanh nhỏ lẻ vẫn chưa được thống nhất.

  • Định nghĩa kinh doanh hộ gia đình theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đứng lên tự thành lập và làm chủ, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của hộ với hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp hộ gia đình đăng ký kinh doanh, một thành viên sẽ được ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh.
  • Định nghĩa kinh doanh nhỏ lẻ theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 58/2016/TT-BTC, là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh.

Như vậy, kinh doanh hộ gia đình và kinh doanh nhỏ lẻ được gọi chung là hộ kinh doanh. Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.

Đối với hình thức vay kinh doanh hộ gia đình, ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ cấp khoản vay cho chủ hộ nhằm phục vụ mục đích kinh doanh, dưới chương trình vay cá nhân do hộ kinh doanh chưa có tư cách pháp nhân như doanh nghiệp. Hình thức vay này không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính mà còn giúp hộ kinh doanh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, từ đó gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Vay kinh doanh hộ gia đình mang đến cơ hội cân bằng tài chính và phát triển kế hoạch kinh doanh.

Vay kinh doanh hộ gia đình mang đến cơ hội cân bằng tài chính và phát triển kế hoạch kinh doanh.

2. Các hình thức vay kinh doanh hộ gia đình phổ biến

Để đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng của các hộ gia đình, Techcombank triển khai các hình thức vay phổ biến cho hộ kinh doanh bao gồm vay thế chấp và vay tín chấp. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và mục tiêu tài chính, chủ hộ sẽ lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp nhất.

2.1. Vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay yêu cầu chủ hộ gia đình cung cấp tài sản bảo đảm có giá trị và hợp pháp theo quy định của ngân hàng, như bất động sản, phương tiện đi lại, máy móc hoặc các tài sản khác. Một số giải pháp tín dụng cho phép hộ kinh doanh vay đến 90% giá trị của tài sản bảo đảm, tùy thuộc vào loại tài sản và uy tín của chủ hộ gia đình.

Khi lựa chọn hình thức vay thế chấp, các hộ gia đình sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  • Hạn mức vay lớn: Vay thế chấp có thể đáp ứng nhu cầu vốn lớn, cho phép thực hiện các kế hoạch kinh doanh mà không lo thiếu vốn.
  • Giảm gánh nặng trả nợ: Lãi suất vay thế chấp thường thấp hơn so với vay tín chấp, giúp hộ kinh doanh giảm áp lực tài chính.
  • Hình thức trả nợ linh hoạt: Các ngân hàng cung cấp đa dạng phương thức trả nợ, như trả theo kỳ hạn hoặc dựa trên doanh thu... Điều này giúp khách hàng chọn phương thức phù hợp với tình hình tài chính.
  • Quyền sử dụng tài sản thế chấp: Ngân hàng chỉ giữ giấy tờ chứng minh giá trị và quyền sở hữu tài sản, khách hàng vẫn có thể sử dụng tài sản đã thế chấp.

Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm vay với hạn mức cao và lãi suất ưu đãi, Techcombank giới thiệu sản phẩm vay ShopCash thế chấp được may đo phù hợp với hộ gia đình với nhiều ưu điểm như sau:

  • Hộ gia đình cần thêm vốn lưu động hoặc hộ kinh doanh chưa từng vay vốn được đáp ứng nhu cầu vay lên đến 5 tỷ VND
  • Giá trị hạn mức cho vay lên đến 15 tỷ VND
  • Không cần chứng từ chứng minh nguồn thu nếu cấp tín dụng trong hạn mức gợi mở
  • Lãi suất ưu đãi chỉ từ 6.5%/năm(*)
  • Thời gian của từng khế ước nhận nợ lên đến 12 tháng

(*) Lãi suất được cập nhật đến ngày 30/8/2024, lãi suất có thể thay đổi tùy theo chính sách của ngân hàng tại từng thời kỳ.

Vay thế chấp tạo điều kiện cho các hộ gia đình tiếp cận các khoản vay có hạn mức cao và lãi suất ưu đãi.

Vay thế chấp tạo điều kiện cho các hộ gia đình tiếp cận các khoản vay có hạn mức cao và lãi suất ưu đãi.

2.2. Vay tín chấp

Vay tín chấp hộ kinh doanh không yêu cầu tài sản bảo đảm mà dựa vào uy tín và khả năng tài chính của cá nhân chủ hộ. Ngân hàng sẽ dựa vào các yếu tố như thu nhập, lịch sử tín dụng, và độ tin cậy của chủ hộ để quyết định hạn mức vay.

Vay tín chấp có các điểm ưu việt so với vay thế chấp, bao gồm:

  • Không cần tài sản đảm bảo: Người vay chỉ cần cung cấp các giấy tờ chứng minh thu nhập từ kinh doanh như sổ sách kế toán, báo cáo tài chính thể hiện doanh thu, sao kê ngân hàng... để chứng minh độ uy tín, giúp đơn giản hóa quá trình vay vốn.
  • Thủ tục vay nhanh gọn: Với quy trình đơn giản, người vay có thể đăng ký vay kinh doanh online hoặc trực tiếp tại ngân hàng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Hình thức vay này phù hợp với những hộ kinh doanh cần vốn nhanh mà chưa có tài sản thế chấp.

Thấu hiểu nhu cầu về sản phẩm vay uy tín và dễ tiếp cận, Techcombank giới thiệu sản phẩm vay tín chấp ShopCash dành cho kinh doanh hộ gia đình

  • Hạn mức cấp trước lên đến 500 triệu
  • Không cần tài sản thế chấp
  • Không cần trả gốc hàng tháng, chỉ cần trả gốc sau 12 tháng sử dụng
  • Chủ động thanh toán dễ dàng qua chuyển khoản hoặc thanh toán QR
  • Lãi tính trên số tiền và số ngày sử dụng thực tế

Vay tín chấp là hình thức vay phù hợp với chủ hộ kinh doanh không có tài sản đảm bảo.

Vay tín chấp là hình thức vay phù hợp với chủ hộ kinh doanh không có tài sản đảm bảo.

Lưu ý: Sản phẩm vay chỉ dành cho khách hàng hiện hữu tại Techcombank đang là chủ hộ kinh doanh, có độ tuổi từ 20 - 65. Chủ hộ kinh doanh quan tâm có thể mở tài khoản ngân hàng Techcombank để trải nghiệm và khám phá các gói vay.

3. Điều kiện vay kinh doanh hộ gia đình

Để được xét duyệt vay vốn, hộ gia đình cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, bao gồm:

  • Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Chủ hộ kinh doanh cần phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật, áp dụng cho cá nhân từ 18 tuổi trở lên hoặc cá nhân từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Mục đích vay hợp pháp: Khoản vay phải được sử dụng cho các mục đích kinh doanh hợp pháp và minh bạch, đúng với ngành nghề đăng ký của hộ kinh doanh.
  • Phương án sử dụng vốn khả thi: Phương án này phải thể hiện rõ mục tiêu, kế hoạch triển khai, và khả năng thu hồi vốn từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Khả năng tài chính để trả nợ: Ngân hàng đánh giá dựa trên dòng tiền, doanh thu, và lợi nhuận dự kiến từ hoạt động kinh doanh, cùng với lịch sử tín dụng của chủ hộ kinh doanh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phê duyệt khoản vay bao gồm:

  • Năng lực kinh doanh: Đánh giá dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng, và lịch sử hoạt động kinh doanh của chủ hộ. Năng lực kinh doanh cao sẽ tăng khả năng vay vốn thành công.
  • Tài sản đảm bảo đối với các khoản vay thế chấp: Tài sản thế chấp có giá trị và tính thanh khoản cao sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Giá trị và tính pháp lý của tài sản đảm bảo sẽ được ngân hàng thẩm định kỹ lưỡng.
  • Sự minh bạch tài chính: Đảm bảo rằng các giao dịch tài chính của hộ kinh doanh là rõ ràng, hợp pháp, có thể kiểm tra, đối chiếu. Một báo cáo tài chính minh bạch giúp hộ kinh doanh có lợi thế lớn khi vay vốn ngân hàng.

Các chủ hộ kinh doanh cần đáp ứng tốt các điều kiện về năng lực, khả năng trả nợ, phương án sử dụng vốn để được phê duyệt khoản vay.

Các chủ hộ kinh doanh cần đáp ứng tốt các điều kiện về năng lực, khả năng trả nợ, phương án sử dụng vốn để được phê duyệt khoản vay.

4. Thủ tục đăng ký vay kinh doanh hộ gia đình

4.1. Hồ sơ cần thiết

Để đăng ký vay kinh doanh hộ gia đình, khách hàng cần chuẩn bị các loại hồ sơ sau:

  • Hồ sơ pháp lý: Bao gồm các giấy tờ chứng minh nhân thân như CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy tờ pháp lý tương đương. Hồ sơ pháp lý đầy đủ giúp ngân hàng xác định chính xác danh tính và bảo đảm tính pháp lý của chủ hộ kinh doanh.
  • Hồ sơ tài chính: Bao gồm các chứng từ chứng minh thu nhập của hộ kinh doanh. Tại Techcombank, các chứng từ có thể là: Lịch sử giao dịch tại Techcombank/Sao kê tài khoản thanh toán tại các tổ chức tín dụng/Phần mềm quản lý bán hàng hoặc một số chứng từ hợp lệ khác. Những tài liệu này giúp ngân hàng đánh giá khả năng tài chính và năng lực trả nợ của người vay.
  • Hồ sơ vay vốn: Gồm phương án sử dụng vốn chi tiết, kế hoạch kinh doanh, do hộ gia đình gửi tổ chức tín dụng trong thời gian vay vốn. Ngân hàng sẽ dựa vào hồ sơ này để đánh giá tính khả thi và hợp pháp của mục đích vay.
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo: Đối với vay thế chấp, chủ hộ cần cung cấp các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ xe. Ngân hàng sẽ thẩm định giá trị tài sản để xác định hạn mức vay.

4.2. Quy trình vay

Quy trình vay vốn hộ kinh doanh tại ngân hàng thường gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký vay bao gồm các giấy tờ cá nhân và thông tin chi tiết như mục đích vay, số tiền cần vay, và thời hạn vay… tại ngân hàng hoặc qua nền tảng trực tuyến. Khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu để quá trình xét duyệt được tiến hành nhanh chóng.
  • Bước 2: Ngân hàng tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, bao gồm xác minh các thông tin mà khách hàng đã cung cấp, đánh giá tài chính, thẩm định tài sản đảm bảo (nếu có), và kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng.
  • Bước 3: Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, ngân hàng sẽ tiến hành lập đề xuất tín dụng và gửi lên cấp thẩm quyền để phê duyệt. Ngân hàng sẽ thông báo cho hộ gia đình khi khoản vay được phê duyệt.
  • Bước 4: Ký kết hợp đồng và giải ngân. Sau khi ký kết hợp đồng vay vốn, ngân hàng sẽ giải ngân khoản vay theo hình thức mà khách hàng lựa chọn (chuyển khoản hoặc tiền mặt).

Các hộ gia đình cần đảm bảo hồ sơ được cung cấp đầy đủ và đúng quy định để tăng khả năng được ngân hàng phê duyệt.

Các hộ gia đình cần đảm bảo hồ sơ được cung cấp đầy đủ và đúng quy định để tăng khả năng được ngân hàng phê duyệt.

5. Lưu ý khi vay kinh doanh hộ gia đình

Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ điều kiện và hồ sơ vay vốn, khi vay kinh doanh hộ gia đình, người vay cần chú ý một số điểm quan trọng để đảm bảo quá trình vay diễn ra suôn sẻ và hiệu quả:

  • Đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu vay vốn: Hộ gia đình nên dựa trên tình hình tài chính hiện tại để lựa chọn gói vay phù hợp.
  • Hiểu rõ cách tính chi phí và lường trước rủi ro: Nắm vững cách tính lãi suất, dự phòng các chi phí phát sinh và những thay đổi trong thời gian vay nhằm giảm thiểu áp lực tài chính.
  • Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn chi tiết và hiệu quả: Hộ kinh doanh nên xây dựng một kế hoạch chi tiết ngay từ ban đầu để tối ưu hóa khoản vay, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.
  • Chọn ngân hàng uy tín: Hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên lựa chọn ngân hàng cung cấp sản phẩm vay có lãi suất ổn định, dịch vụ tốt và điều khoản hợp lý để đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình vay và hạn chế rủi ro. Đặc biệt, chủ hộ nên ưu tiên ngân hàng có lịch sử giao dịch, tài chính có quan hệ tốt để được hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho khách hàng hiện hữu.

Hy vọng những thông tin về cho vay kinh doanh hộ gia đình được chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích cho các hộ kinh doanh. Để tối ưu hóa lợi ích từ việc vay vốn, hãy lựa chọn gói vay kinh doanh phù hợp và quản lý vốn một cách hiệu quả. Techcombank cam kết đồng hành cùng bạn trên hành trình phát triển và mở rộng kinh doanh bền vững.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm của Techcombank chính xác nhất, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ website https://techcombank.com/ hoặc liên hệ các phương thức dưới đây:

  • Hệ thống chi nhánh/phòng giao dịch Techcombank trên toàn quốc

 

Vay vốn kinh doanh ShopCash

Vốn sẵn trong tay, dùng ngay mọi lúc