Khám phá tiềm năng của thị trường thẻ nội địa cùng những nghiên cứu thúc đẩy các hình thức thanh toán mới, giúp ngành ngân hàng phát triển bền vững và an toàn.
Thị trường thẻ nội địa có nhiều tiềm năng phát triển, đem lại lợi ích cho người dùng và thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt. Thời gian qua, các ngân hàng liên tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, giải pháp kỹ thuật để mang tới những sản phẩm an toàn, nâng cao trải nghiệm và lợi ích cho khách hàng.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Theo thống kê tính đến tháng 7/2023, trên cả nước có hơn 140 triệu thẻ đang lưu hành, tăng 8,27% so với thời điểm cuối năm 2022. Số lượng thẻ này bao gồm hơn 103 triệu thẻ thanh toán nội địa và 36,7 triệu thẻ thanh toán quốc tế, trong số đó có gần 10,8 triệu thẻ mở bằng eKYC với 27 ngân hàng đang triển khai.
Tính đến cuối 7/2023, số lượng thẻ đang lưu hành tại Việt Nam tăng 8,27% so với cuối năm 2022.
Việc thanh toán bằng thẻ trên thị trường Việt Nam (bao gồm cả thẻ tín dụng và thẻ thanh toán) tăng cao một phần do sự mở rộng không ngừng của quy mô dân số trẻ, kết hợp với sự bùng nổ của công nghệ và sự thịnh hành của xu hướng thương mại điện tử. Cùng với sự phát triển đó, các ngân hàng Việt Nam cũng tập trung vào mục tiêu đảm bảo an ninh, bảo mật cho người dùng. Điều này thể hiện qua việc 100% thẻ được phát hành tại Việt Nam và chấp nhận thanh toán thẻ chip chuẩn EMV, đảm bảo an toàn cho hoạt động thẻ.
Tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường thẻ Việt Nam trong những năm qua đã góp phần đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt. Ghi nhận cho thông tin trên, số lượng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán đã tăng 51,14%, cụ thể:
Chất lượng dịch vụ cho hệ thống ATM và POS của các ngân hàng cũng được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ. Tính đến cuối tháng 7/2023, toàn thị trường hiện có hơn 21.360 ATM và hơn 477.900 POS, tăng tương ứng 3,31% và 28,85% so với số liệu cùng kỳ năm 2022.
Về mặt giá trị của các giao dịch qua thẻ, trong năm 2021, 2022 và 7 tháng đầu năm 2023 đều ghi nhận những con số ấn tượng như sau:
Thị trường thẻ tăng trưởng mạnh mẽ đã giúp các ngân hàng mở ra một kênh huy động vốn mới, tạo điều kiện cho việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, mang đến nhiều tiện ích đa dạng cho người dùng. Để thúc đẩy việc giao dịch không sử dụng tiền mặt, các ngân hàng đang tập trung khuyến khích hoạt động thanh toán hàng hóa và dịch vụ bằng thẻ. Người dùng không chỉ có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt, mà còn dễ dàng thanh toán các hóa đơn điện thoại, internet, phí bảo hiểm và thực hiện các giao dịch chuyển khoản thanh toán một cách tiện lợi.
Tiện ích của thẻ ATM không dừng lại ở việc quản lý tiền bạc một cách linh hoạt, mà còn giúp chủ thẻ tiết kiệm được chi tiêu với các chương trình khuyến mãi từ ngân hàng phối hợp với các đơn vị bán hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ưu đãi và giảm giá đáng kể cho người sử dụng thẻ.
>>> Tìm hiểu thêm: Số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đã tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh việc rút tiền mặt, người dùng có thể sử dụng thẻ để thanh toán các giao dịch thường ngày (Ảnh sưu tầm).
Theo Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước, cho biết trong bối cảnh bùng nổ ngày càng rộng rãi về việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng, thị trường thẻ tại Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến những con số đáng kinh ngạc khi các ngân hàng tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các hình thức thanh toán tiên tiến, sáng tạo, gia tăng các dịch vụ trên thẻ như:
Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ thanh toán của Ngân hàng nhà nước (Ảnh sưu tầm).
Ngoài ra, các công nghệ bảo mật như xác thực qua sinh trắc học, định danh điện tử (eKYC) và mã hóa thông tin thẻ (tokenization) đang trở thành các giải pháp sáng tạo và được triển khai rộng rãi. Công nghệ giúp nhận diện, định danh và xác thực thông tin người dùng một cách nhanh chóng và chính xác nhất, ngăn chặn các hành vi lừa đảo gian lận từ kẻ xấu. Điều này không chỉ giúp người dùng cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, mà còn giúp ngành ngân hàng phát triển bền vững và an toàn.
Theo các chuyên gia đánh giá, dư địa để phát triển khác loại thẻ khác tại Việt Nam như thẻ tín dụng nội địa vẫn có cơ hội tốt để khai thác, đồng thời số lượng người quan tâm và cân nhắc sử dụng thẻ tín dụng đang gia tăng. Đáp ứng xu hướng và nhu cầu này, một số ngân hàng và công ty tài chính đã ra mắt dòng sản phẩm thẻ tín dụng nội địa với tiêu chuẩn và công nghệ hiện đại, tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.
Như vậy, với việc đẩy mạnh phát triển công nghệ, các ngân hàng đang ngày càng nâng cao chất lượng cho các sản phẩm dịch vụ, đồng thời cũng nghiên cứu để ra mắt các hình thức thanh toán mới trong tương lai.
Để tìm hiểu thêm thông tin về thẻ nội địa và một số thông tin khác, vui lòng liên hệ chuyên viên tư vấn của Techcombank theo 3 kênh thông tin sau:
- Trong nước: 1800 588 822 (KHCN) - 1800 6556 (KHDN)
- Quốc tế: +84 24 3944 6699 (KHCN) - +84 24 7303 6556 (KHDN)