KẾT QUẢ NỔI BẬT QUÝ 1 NĂM 2022

  • Lợi nhuận trước thuế đạt 6,8 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 23,0% so với cùng kỳ năm trước).
  • Tổng thu nhập hoạt động tăng 13,2% so với cùng kỳ, đạt 10,1 nghìn tỷ đồng.
  • Củng cố vị thế đầu ngành về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lần lượt đạt mức 50,4% và 3,6%.
  • Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II vững mạnh, đạt 15,1%.

 

“Techcombank đã đạt kết quả kinh doanh tốt trong quý 1 năm 2022. Ngân hàng đang hoạt động với tỷ suất sinh lời cao và ghi nhận nhu cầu mạnh mẽ của các phân khúc khách hàng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế vẫn còn nhiều phức tạp. Trong quý đầu tiên, sự bùng phát của Omicron đã gây ra sự gián đoạn cho một số doanh nghiệp, bao gồm cả của chúng tôi. Và gần đây, động thái đúng đắn của các cơ quan quản lý nhằm lành mạnh hóa hoạt động trên thị trường trái phiếu và bất động sản đã tạo ra một số lo lắng nhất định trên thị trường tài chính.

 

Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng những thách thức này sẽ mang lại cơ hội cho các tổ chức đang nỗ lực kiểm soát rủi ro và xây dựng kế hoạch kinh doanh lâu dài bền vững, như Techcombank. Bước sang quý 2 năm 2022, chúng ta thấy rằng biên giới quốc tế của Việt Nam đã hoàn toàn mở lại, các hạn chế đối với các hoạt động kinh tế trong nước đã được dỡ bỏ và nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh. Do đó, có những lý do để lạc quan. Ngân hàng hiện tại lớn mạnh hơn bao giờ hết và có vị thế vững chắc để phục vụ ước mơ và khát vọng của người dân Việt Nam, khi chúng ta cùng nhau chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống".      

Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank 

Tải file PDF

  
 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

  • Tổng thu nhập hoạt động quý 1 năm 2022 tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước, lên 10,1 nghìn tỷ đồng, dẫn dắt bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi.
  • Thu nhập từ lãi đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước, nhờ danh mục tín dụng được mở rộng và biên lãi thuần (NIM) ổn định.
  • Thu nhập từ hoạt động dịch vụ1 tăng 24,1%, đạt 2,0 nghìn tỷ đồng, với sự đóng góp của thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) và thu từ thư tín dụng (LC), tiền & các khoản thanh toán tăng lần lượt 35.3% và 55.1% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) đạt 1,1 nghìn tỷ nhờ phí từ hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu tăng 132,5% và phí từ các dịch vụ IB khác tăng 41,0%. Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities) tiếp tục cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mới để phục vụ với tập khách hàng tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
  • Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,7% với chi phí hoạt động tăng 21,3% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động tăng chủ yếu do các khoản đầu tư vào công nghệ và hội sở mới (D’Capitale) để mở rộng kinh doanh, làm gia tăng chi phí khấu hao. Chi phí tư vấn (trong chi phí khác) tăng để hỗ trợ cho việc ra các quyết định chiến lược của Ngân hàng.
  • Chi phí dự phòng giảm đáng kể, 74,3% so với cùng kỳ năm trước, do nhiều khách hàng tiếp tục phục hồi khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, dẫn đến việc trích lập dự phòng thấp hơn, hoặc một số khoản trích lập dự phòng trước đây được hoàn nhập.

 

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 

Tổng tài sản đạt 615,3 nghìn tỷ đồng tại ngày 31 tháng 03 năm 2022, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2021.

  • Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý 1 năm 2022 đạt 418,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% so với cuối năm 2020, phản ánh nhu cầu tín dụng lành mạnh ở tất cả các phân khúc khách hàng.
  • Trên báo cáo hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 49,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 171,6 nghìn tỷ đồng. Dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 18,1% so với cuối quý 1 năm 2021, đạt 270,9 nghìn tỷ đồng.
  • Tổng tiền gửi tại ngày 31 tháng 03 năm 2022 là 328,9 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Các nguồn huy động vốn khác tiếp tục được khai thác mạnh mẽ. Khoản vay hợp vốn tăng gần 3 lần, đạt 34,3 nghìn tỷ đồng và giấy tờ có giá đạt 32,7 nghìn tỷ đồng, tăng 25,7% so với quý 1 năm 2021.
  • Số dư CASA đạt 165,7 nghìn tỷ đồng, duy trì tỷ lệ CASA cao ở mức 50,4% tại thời điểm 31 tháng 03 năm 2022, không thay đổi so với quý 4 năm 2021. CASA của khách hàng cá nhân đóng góp 107,8 nghìn tỷ đồng, tăng 24,8%. Đồng thời, những nỗ lực mở rộng cung cấp các gói sản phẩm cũng giúp tăng CASA của khách hàng doanh nghiệp lên 42,2%.
  • Tiền gửi có kỳ hạn đạt 163,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với cuối quý 1 năm 2021, do Ngân hàng đã tối ưu hóa cấu trúc vốn và bảng cân đối.

 

THANH KHOẢN VÀ VỐN

  • Techcombank duy trì thanh khoản dồi dào với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR4) đạt 71,9%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn3 ở mức 32,2% tại cuối quý 1 năm 2022, thấp hơn so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 15,1% cuối quý 1 năm 2022, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II, và nhích nhẹ so với cuối năm 2021.

 

CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN

  • Tỷ lệ nợ xấu cuối quý 1 năm 2022 ở mức 0,7% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh, 160,8%, phản ánh chất lượng và sự ổn định của tài sản trong và sau đại dịch COVID-19.
  • Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 1,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,4% tổng dư nợ, thấp hơn mức 1,9 nghìn tỷ đồng ở cuối năm 2021.

 

CÁC CÔNG TY CON

  • Kết quả hoạt động tốt của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đã góp phần thúc đẩy kết quả kinh doanh hợp nhất của Techcombank. Trong quý 1 năm 2022, TCBS đạt 1,7 nghìn tỷ đồng doanh thu, và lợi nhuận trước thuế đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, tăng lần lượt 65,0% và 39,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Trong quý 1 năm 2022, TCBS chiếm 5,6% thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) và đứng thứ 3 về cho vay ký quỹ.
  • TCBF, quỹ trái phiếu mở được quản lý bởi TCBS, tiếp tục là quỹ trái phiếu nội địa lớn nhất, với tổng giá trị tài sản quản lý là 20,6 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 31 tháng 03 năm 2022.

 

KHÁCH HÀNG VÀ CÁC DẤU ẤN KINH DOANH KHÁC TRONG KỲ 

Tập khách hàng mới 

Trong quý 1 năm 2022, Techcombank đã thu hút thêm hơn 0,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên hơn 9,8 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý 1 năm 2022 lần lượt đạt 194,6 triệu giao dịch (tăng 42,2% so với cùng kỳ năm ngoái) và 2,7 triệu tỷ đồng (tăng 38,9% so với cùng kỳ năm ngoái). 

Techcombank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2022 

Ngày 23 tháng 04 năm 2022, Techcombank đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2022 (ĐHĐCĐ). ĐHĐCĐ đã thông qua các nghị quyết, bao gồm Kế hoạch Kinh doanh năm 2022. Đặc biệt, các cổ đông của Techcombank đồng thuận cao với kế hoạch giữ lại toàn bộ lợi nhuận để đầu tư vào số hóa, dữ liệu và nhân tài, đồng thời hỗ trợ đà tăng trưởng của Ngân hàng như đã đề ra trong chiến lược 2021-2025. Kế hoạch kinh doanh năm 2022 cũng được trình bày trong cuộc họp, khẳng định Ngân hàng ở vị thế tốt để tham gia sâu rộng vào sự phục hồi kinh tế khi Việt Nam dần thoát khỏi đại dịch. 

Năm 2022, Ngân hàng đặt kế hoạch LNTT 27,0 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2% so với 2021. Tín dụng1 của Ngân hàng được dự kiến tăng 15,0% lên 446,6 nghìn tỷ đồng hoặc cao hơn, trong mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tiền gửi của khách hàng sẽ tăng trưởng phù hợp với tín dụng thực tế khi Ngân hàng tiếp tục phát huy thế mạnh từ việc tối ưu hóa việc quản lý tài sản nợ - có (ALM). Techcombank đặt kế hoạch duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%. 

Giải thưởng và ghi nhận: Techcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất Việt Nam”, và “Ngân hàng triển khai giải pháp thanh toán cho doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam” năm 2021 do The Asian Banker trao tặng. 

Vị trí số 1 của Techcombank do chính các khách hàng bình chọn trong bảng xếp hạng “Ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất” của The Asian Banker đã một lần nữa khẳng định niềm tin của người dùng đối với các giải pháp tài chính toàn diện mà Ngân hàng mang đến. Bảng xếp hạng dựa trên khảo sát chất lượng dịch vụ ngân hàng (BankQuality Consumer Survey and Ranking - BQS), với sự tham gia của 11.000 khách hàng tại 11 thị trường trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Techcombank lần thứ hai liên tiếp là Ngân hàng được yêu thích nhất tại Việt Nam và lần đầu tiên là Ngân hàng duy nhất của Việt Nam lọt vào Top 10 khu vực Asia Pacific trong khảo sát này. 

Bên cạnh giải thưởng dành cho những nỗ lực phát triển dịch vụ cho những khách hàng cá nhân, Techcombank còn được vinh danh là “Ngân hàng triển khai giải pháp thanh toán cho doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam” – ghi nhận thành tựu vượt trội trên hành trình trình số hóa các dịch vụ thanh toán đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong đó, tổ chức The Asian Banker đánh giá cao hệ thống thanh toán, đối soát 100% tự động cho doanh nghiệp với công nghệ kết nối trực tiếp thông qua các API của Techcombank, giúp tiết kiệm chi phí cũng như giải quyết sự “ùn tắc” trong quy trình xử lý thủ công khi có giao dịch khối lượng lớn.  

Tìm hiểu thêm về KQKD của chúng tôi: 

Techcombank sẽ tổ chức chuỗi sự kiện Công bố Kết quả kinh doanh quý 1 năm 2022, cụ thể có sự kiện Gặp gỡ nhà đầu tư tổ chức và chuyên gia phân tích vào 14:45 ngày 27/04/2022 và sự kiện Gặp gỡ nhà đầu tư cá nhân vào 14:45 ngày 28/04/2022. Thông tin tham gia 2 sự kiện cụ thể như sau:

Quý vị vui lòng truy cập trước 15 phút để theo dõi sự kiện. Video và bài trình bày sẽ được đăng tải trên website của chúng tôi (www.techcombank.com.vn), mục Nhà đầu tư, Thông tin tài chính, Tài liệu. 

 

Thông tin báo chí, vui lòng liên hệ: 
NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY 
Bộ phận truyền thông đối ngoại 
Điện thoại:  +84 24 3944 6368 – Máy lẻ: 8494 
Email: thuyntb5@techcombank.com.vn
Thông tin NĐT, vui lòng liên hệ: 
Bộ phận Quan hệ Nhà đầu tư 
Email: ir@techcombank.com.vn 

 

  
VỀ TECHCOMBANK 

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) với mã chứng khoán TCB VN. Ngân hàng được thành lập năm 1993 khi Việt Nam vừa mới trải qua công cuộc Đổi Mới, chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường. 

Techcombank là một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam và là một trong những ngân hàng hàng đầu ở châu Á. Techcombank áp dụng chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm trong việc cung cấp các giải pháp và dịch vụ ngân hàng đa dạng cho hơn 9,8 triệu khách hàng, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua mạng lưới rộng khắp với hơn 300 điểm giao dịch trên toàn quốc cũng như dịch vụ  ngân hàng số và ngân hàng di động dẫn đầu thị trường. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong nhiều lĩnh vực kinh tế chủ chốt tạo nên sự khác biệt cho Techcombank tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. 
Techcombank được xếp hạng tín dụng ở mức cao nhất trong số các ngân hàng ở Việt Nam với xếp Ba3, triển vọng Tích cực và là ngân hàng duy nhất chỉ bị hạn chế bởi mức trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ Moody’s. S&P xếp hạng Techcombank ở mức BB-, triển vọng Ổn định. 
  
Ngân hàng cũng được Euromoney trao giải “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2018, 2021 và được FinanceAsia vinh danh “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2020, 2021. Trong quý 3 năm 2021, Techcombank đã được trao tặng danh hiệu “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam” từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và được HR Asia trao giải “Nơi làm việc tốt nhất tại Châu Á” trong hai năm liên tiếp. Techcombank cũng là ngân hàng được The Asian Banker vinh danh “Ngân hàng thanh toán xuất sắc nhất Việt Nam”, “Ngân hàng giao dịch được yêu thích nhất Việt Nam”, “Ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất Việt Nam” và “Ngân hàng triển khai giải pháp thanh toán cho doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam” năm 2021. Gần đây, Techcombank vinh dự nhận giải “Ngân hàng có nguồn vốn tốt nhất tại Châu Á – Thái Bình Dương” của tạp chí Corporate Treasurer. 
  
Từ viết tắt: 
 

  • Doanh thu khai thác mới (APE) 
  • Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)
  • Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR)
  • Tiền gửi không kỳ hạn (CASA)
  • Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR)
  • Nợ xấu (NPL) 
  • Quý 1, 2, 3 (1Q, 2Q, 3Q)
  • Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)
  • Công ty chứng khoán kỹ thương (TCBS)
  • Đồng (VND)
  • Ngân hàng đầu tư (IB)

  
 

 

 

Bảng cân đối (Tỷ đồng) 1Q21 2Q21 3Q21 4Q21 1Q22 QoQ YoY
Tổng tài sản 462.823 504.304 541.635 568.729 615.270 8,2% +32,9%
Huy động từ khách hàng 287.446 289.335 316.376 314.753 328.914 4,5% +14,4%
Tăng trưởng tín dụng2 (So với đầu năm) 5,7% 11,2% 14,1% 22,1% 7,9%  n/a5  +218 bps
Tỷ lệ CASA 44,2% 46,1% 49,0% 50,5% 50,4% -8 bps +615 bps
Tỷ lệ nợ xấu 0,4% 0,4% 0,6% 0,7% 0,7%  +1 bps  +28 bps
Chi phí tín dụng (Tính trong 12 tháng gần nhất) 0,8% 0,9% 0,7% 0,7% 0,6%  -8 bps  -18 bps
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu 219,4% 258,9% 184,4% 162,9% 160,8%  -201 bps  -5,855 bps
Vốn và thanh khoản              
CAR theo Basel II 15,8% 15,2% 15,2% 15,0% 15,1% +9 bps -70 bps
Tỷ lệ vốn cấp 1 theo Basel II 15,4% 14,8% 14,7% 14,6% 14,7% +9 bps -72 bps
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn3 34,4% 39,1% 32,6% 28,8% 32,2% +340 bps -227 bps
Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi theo NHNN4 79,2% 76,6% 76,7% 75,0% 71,9% -314 bps -736 bps

 

Khả năng sinh lời (Tỷ đồng) 1Q21 1Q22 YoY        
Thu nhập từ lãi 6.124 8.111 +32,5%        
Thu nhập ngoài lãi 2.808 2.001 -28,8%        
Tổng thu nhập hoạt động 8.932 10.112 +13,2%        
Chi phí hoạt động (2.563) (3.108) +21,3%        
Lợi nhuận trước thuế 5.518 6.785 +23,0%        
Tỷ lệ NFI/TOI6 19,0% 20,5% +144 bps        
Tỷ lệ CIR 28,7% 30,7% +204 bps        
Tỷ lệ ROA (Tính trong 12 tháng gần nhất) 3,5% 3,6% +15 bps        
Tỷ lệ ROE (Tính trong 12 tháng gần nhất) 20,1% 21,8% +167 bps        
NIM (Tính trong 12 tháng gần nhất) 5,2% 5,6% +40 bps        
Chi phí vốn 2,4% 2,2% -17 bps