Mã QR và mã vạch khác nhau về hình thức và áp dụng tuỳ từng trường hợp. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về đặc điểm và ứng dụng của 2 loại mã phổ biến này.
So sánh mã QR và mã vạch cho thấy sự khác biệt hoàn toàn về hình thức, tuy nhiên cả 2 loại mã cùng đóng vai trò trong việc lưu trữ và truyền dữ liệu. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về mã vạch và mã QR, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ đặc điểm và tính ứng dụng của 2 loại mã này nhé.
So sánh mã QR và mã vạch cho thấy sự khác biệt lớn về hình thức.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. |
Một số tiêu chí quan trọng để bạn phân biệt mã QR và mã vạch bao gồm khái niệm, bố cục, khả năng đọc dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, tốc độ xử lý... Bảng thông tin dưới đây sẽ giúp bạn so sánh chi tiết theo từng tiêu chí:
Tiêu chí |
Mã QR (QR Code) |
Mã vạch (Barcode) |
Khái niệm |
Mã QR (Quick Response code - Mã phản hồi nhanh) hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch, điện thoại có chức năng chụp ảnh hoặc ứng dụng chuyên biệt để quét mã QR. |
Mã vạch (hay mã vạch 1D) là hình thức mã hóa dữ liệu trong hình dạng dải đường sọc và khoảng trống song song. Mã vạch được đọc bằng máy quét mã vạch hoặc máy đọc mã vạch để trích xuất thông tin. |
Bố cục |
Các chấm vuông trên ô vuông xen kẽ. |
Các đường thẳng sắp xếp dọc và song song với nhau. Có thêm dãy số bên dưới tùy trường hợp. |
Hình ảnh |
||
Khả năng lưu trữ dữ liệu |
Chứa tối đa 4269 ký tự chữ và số, hoặc 7089 ký tự số, lưu trữ dữ liệu chi tiết về sản phẩm, đường dẫn tới các đường link hoặc hình ảnh. |
Chứa 8 - 30 ký tự mã hóa ở định dạng số hoặc chữ, lưu trữ dữ liệu về mã số sản phẩm, giá sản phẩm, khu vực sản xuất. |
Tốc độ xử lý |
Quét dễ dàng và nhanh chóng ở mọi góc độ theo cả chiều dọc và chiều ngang, tốc độ phản hồi gần như tức thì. |
Tốc độ đọc khá chậm, mã vạch phải đảm bảo rõ nét và góc quét phải được căn chuẩn theo chiều ngang. |
Tính bảo mật |
Cao, mỗi QR code được làm ra đều là duy nhất và không thể sử dụng cho đối tượng khác, ngoài ra thông tin mã hóa cho mã QR có thể thay đổi theo thời gian. |
Thấp, chỉ gồm hình ảnh đường sọc và con số nên dễ bị làm nhái, sao chép. |
Độ bền và khả năng khôi phục dữ liệu |
Mã hóa dữ liệu 2 chiều, có thể tự sửa lỗi và khôi phục dữ liệu nếu có lỗi bề mặt, ngoài ra khi bị xước nhẹ vẫn có thể quét, biên độ sai số tối đa chỉ 30% |
Truy xuất dữ liệu 1 chiều, nếu có hỏng hóc, rách hay xước mờ thì không thể sử dụng tiếp và không thể khôi phục dữ liệu. |
Thiết bị quét |
Quét dễ dàng với điện thoại thông minh và mọi thiết bị điện tử có camera. |
Sử dụng máy quét quang học và các thiết bị chuyên dụng. |
Tính ứng dụng |
|
|
Có thể thấy nhận biết mã vạch và mã QR rất đơn giản, từ mặt hình thức 2 loại mã đã có đặc điểm khác nhau, ngoài ra khả năng đọc dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, thiết bị quét, tính bảo mật... đều có sự khác biệt rõ ràng. Xét về tính ứng dụng, mã QR Code đang cho thấy có nhiều ưu thế hơn hẳn và được sử dụng nhiều trong các hoạt động hàng ngày, không chỉ giới hạn ở kiểm soát sản phẩm và vận hành kho hàng như mã vạch.
Mã QR Code cho thấy nhiều ưu điểm và tính ứng dụng cao hơn trong đời sống hiện nay.
Nhìn chung, mỗi loại mã sẽ có các ưu điểm và nhược điểm trong quá trình sử dụng, bạn có thể theo dõi bảng sau để biết nên lựa chọn loại mã nào khi cần sử dụng:
Đánh giá |
Mã QR |
Mã vạch |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Giữa mã QR và mã vạch, mã QR cho thấy nhiều ưu điểm hơn rõ rệt khi cung cấp nhiều giải pháp hữu ích cho mọi người dùng, từ chủ cửa hàng/doanh nghiệp cho tới người dùng thông thường.
Tất nhiên, loại mã vạch vẫn có nhiều ưu điểm đặc trưng phù hợp nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán hàng hóa và khó có thể thay thế. Chủ cửa hàng vẫn nên ứng dụng mã vạch để kiểm soát kho hàng, tìm vị trí sản phẩm và thanh toán hóa đơn dễ dàng hơn.
Để hiểu rõ hơn về lợi ích của mã QR, bạn đọc tham khảo qua bài viết: Thanh toán mã QR trở thành phương thức được ưa chuộng và triển khai mạnh mẽ.
Mã vạch thường được sử dụng cho mục đích quản lý kho hàng, trong khi đó mã QR thường được sử dụng để nhận thanh toán.
Hy vọng qua bài viết so sánh mã QR và mã vạch, bạn đã hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa 2 loại mã quét phổ biến này. Với từng trường hợp sẽ có thể dùng loại mã khác nhau, bạn hãy tham khảo kỹ để biết nên dùng mã vạch hay mã QR nhé.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về các loại mã thanh toán, hãy liên hệ tới Techcombank để được hỗ trợ nhanh nhất:
- Trong nước: 1800 588 822 (KHCN) - 1800 6556 (KHDN)
- Quốc tế: +84 24 3944 6699 (KHCN) - +84 24 7303 6556 (KHDN)