Techcombank | Báo cáo thường niên 2021

VI | EN

Khung quản trị ESG tại Techcombank

Chúng tôi xây dựng một bộ khung quản trị rủi ro MT&XH bao phủ tất cả các hoạt động kinh doanh và cho vay, vượt xa hơn các yêu cầu tuân thủ hiện tại. Các giá trị MT&XH của Ngân hàng dựa trên mối quan tâm đến các cộng đồng nơi chúng tôi đang hoạt động nói riêng và toàn cầu nói chung. Nhờ việc xây dựng, tuân thủ và liên tục rà soát, cải thiện bộ khung quản trị MT&XH Techcombank đã thuyết phục được những nhà cho vay khó tính nhất, với yêu cầu MT&XH khắt khe nhất trong các đợt huy động vốn quốc tế, đặc biệt trong năm 2020 (500 triệu đô la Mỹ) và năm 2021 (800 triệu đô la Mỹ).

Tóm tắt quy định hiện tại dựa trên khung tiêu chuẩn của International Finance Corporation (IFC)

Chúng tôi xây dựng một bộ khung quản trị rủi ro MT&XH bao phủ tất cả các hoạt động kinh doanh và cho vay, vượt xa hơn các yêu cầu tuân thủ hiện tại. Các giá trị MT&XH của Ngân hàng dựa trên mối quan tâm đến các cộng đồng nơi chúng tôi đang hoạt động nói riêng và toàn cầu nói chung. Nhờ việc xây dựng, tuân thủ và liên tục rà soát, cải thiện bộ khung quản trị MT&XH Techcombank đã thuyết phục được những nhà cho vay khó tính nhất, với yêu cầu MT&XH khắt khe nhất trong các đợt huy động vốn quốc tế, đặc biệt trong năm 2020 (500 triệu đô la Mỹ) và năm 2021 (800 triệu đô la Mỹ).

  • 1.Các nguyên tắc chung về đánh giá, xếp hạng và phê duyệt các rủi ro Môi trường và Xã hội (MT&XH) (bao gồm cả giao dịch)
  • 2. Yêu cầu đối với xếp hạng rủi ro MT&XH: tiêu chí xếp hạng, yêu cầu đánh giá và xếp hạng (trong Báo cáo đánh giá khách hàng). Yêu cầu về thẩm định rủi ro MT&XH: bao gồm thẩm định tại các Đơn vị kinh doanh và thẩm định độc lập tại Khối quản trị rủi ro.
  • 3.Yêu cầu đối với phê duyệt rủi ro MT&XH: tất cả các tài liệu có xếp hạng Nhóm A (Rủi ro cao - tiềm ẩn rủi ro môi trường hoặc xã hội bất lợi đáng kể và / hoặc tác động đa dạng, không thể đảo ngược hoặc chưa từng có) phải được phê duyệt bởi các chuyên gia rủi ro MT&XH tại Bộ phận quản lý rủi ro
  • 4.Yêu cầu đối với việc kiểm soát và giám sát sau giải ngân và báo cáo rủi ro MT&XH:
    • (i) Các đơn vị có liên quan phải có báo cáo gửi Giám đốc Khối Kinh doanh, Chuyên viên rủi ro MT&XH và Cán bộ quản lý rủi ro MT&XH của Khối Quản lý rủi ro để xử lý trong trường hợp phát hiện khách hàng vi phạm các quy định của pháp luật, các cam kết, quy định và điều kiện của Techcombank;
    • (ii) Các báo cáo được lập bởi Đơn vị thẩm định của Khối Quản trị rủi ro và các cán bộ quản lý rủi ro MT&XH.
  • 5. Vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận liên quan: Cán bộ quan hệ khách hàng; Đơn vị, cá nhân có chức năng kiểm soát sau giải ngân; Chuyên gia rủi ro MT&XH; Phòng / Đơn vị phụ trách rủi ro MT&XH thuộc Ban Quản lý rủi ro
  • 6.Danh sách phân loại ngành nghề, dự án theo đánh giá tác động môi trường (MT)

Phân loại ngành nghề, dự án theo đánh giá tác động môi trường (MT)

Techcombank tuyệt đối tuân thủ không cung cấp tín dụng cho các nhóm ngành nghề, hoạt động thuộc danh sách không cấp vốn của IFC hoặc luật pháp Việt Nam không cho phép.

Bảng hướng dẫn xếp loại các nhóm ngành nghề, dự án theo rủi ro môi trường xã hội được truyền thông cho tất cả các cán bộ tín dụng với yêu cầu tuân thủ cao nhất.

Gói hỗ trợ trong đại dịch COVID-19 và các hoạt động xã hội (XH) khác

Techcombank cam kết đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho hơn 12.000 CBNV của Ngân hàng. Trong vòng hai năm Techcombank đã cơ cấu gần 11,8 nghìn tỷ cho khách hàng, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Techcombank đã giúp giảm số dư này xuống chỉ còn 1,9 nghìn tỷ (tương đương với 0,5% tổng dư nợ) vào cuối năm ngoái. Ngoài cơ cấu nợ, Techcombank cũng đồng thời hỗ trợ giảm lãi suất 540 tỷ đồng cho khách hàng. Với cộng đồng, Techcombank đã đóng góp khoảng 400 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội, bao gồm ủng hộ quỹ vắc xin, mua kit xét nghiệm, đóng góp xây dựng bệnh viện, trang thiết bị y tế và các khoản hỗ trợ trực tiếp khác cho người bệnh và gia đình của họ.

Các hoạt động xã hội khác của Techcombank

Trong năm 2021, Techcombank ghi dấu ở hai nhóm hoạt động cộng đồng nổi bật: (i) Giải chạy Marathon nhằm tạo dựng phong trào xã hội thúc đẩy cộng đồng rèn luyện thể thao và (ii) các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của ngân hàng trong việc chung tay cùng cộng đồng vượt qua đại dịch COVID-19.

(i) Giải Marathon Quốc tế TP HCM Mùa thứ 4 - Tháng 4 năm 2021

Tháng 4/2021, Techcombank tiếp tục tổ chức thành công Mùa thứ 4 của sự kiện chạy bộ mang tính chất chuyên nghiệp có quy mô hàng đầu Việt Nam. Sự kiện khép lại cùng những cảm xúc đáng nhớ của hơn 13.000 vận động viên tham gia chinh phục các cung đường 5 km - 42km trong sự ủng hộ, cổ vũ của lãnh đạo thành phố, đại diện ban tổ chức và đông đảo người xem.

>13.000

Vận động viên
Đóng góp

2 tỷ đồng

vào quỹ “Vì Một Việt Nam vượt trội”

Ngay khi đường chạy khép lại, ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank, đã đại diện Ngân hàng đóng góp 2 tỷ đồng vào quỹ từ thiện, hội thể thao và cộng đồng khởi nghiệp.

ii) Các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR):

Techcombank đóng góp khoảng 400 tỷ đồng qua hoạt động trao tặng hơn 1.000 trang thiết bị y tế hiện đại đến các bệnh viện miền Nam; đóng góp xây dựng Bệnh viện điều trị người mắc COVID-19 cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; ủng hộ Quỹ Vắc-xin và các chương trình phòng chống COVID-19 của Chính phủ cũng như chung tay hỗ trợ các gia đình, người lao động khó khăn tại 15 tỉnh thành cả nước.

Năm 2021 Techcombank đóng góp khoảng

400 tỷ đồng

hỗ trợ phòng chống COVID-19
Trao tặng hơn

1.000

trang thiết bị y tế

Định hướng tham gia hoạt động xã hội trong tương lai:

  • Tiếp tục tài trợ tổ chức hai giải chạy cộng đồng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là Techcombank Hanoi Marathon và Techcombank Hochiminh Marathon
  • Luôn tiên phong thực hiện theo lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ Nhà nước Việt Nam trong các hoạt động an sinh xã hội
  • Giữ vững truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Tương thân tương ái” giúp đỡ và hỗ trợ phát triển cho người dân, đồng bào vùng sâu vùng xa, những địa phương có hoàn cảnh khó khăn, đối mặt với thiên tai trên tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”